Hà Nội
23°C / 22-25°C

“Rợn tóc gáy” trên những chuyến phà ngang sông Hồng mùa mưa bão

Thứ ba, 07:03 13/08/2019 | Xã hội

GiadinhNet - Từ lâu, người dân đi phà qua bến đò Hồng Vân từ địa phận huyện Thường Tín (Hà Nội) sang bến đò Bình Minh (huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên) luôn có cảm giác phập phồng âu lo bởi sự tròng trành của những chuyến phà chở quá tải. Ngay giữa mùa mưa bão nhưng những chuyến phà chở khách sang sông này vẫn không hề được trang bị phương tiện cứu sinh...

“Rợn tóc gáy” trên những chuyến phà ngang sông Hồng mùa mưa bão - Ảnh 1.

Những chuyến phà cùng lúc chở nhiều xe ôtô có thùng vượt quá tầm mắt của người lái, trong khi đó khách đi phà không được trang bị áo phao hay phao cứu sinh. Ảnh: PV

Giỡn mặt "hà bá"

Bến phà Hồng Vân nằm cách trung tâm TP Hà Nội khoảng chừng 20km, nối liền huyện Thường Tín, Hà Nội với huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Hàng ngày có hàng trăm lượt người qua lại bến phà này, thế nhưng tính mạng của họ đang bị các chủ bến phà coi nhẹ khi hàng chục con người trên mỗi chuyến phà đều không được trang bị áo phao cứu sinh.

Được biết, nếu đi từ Hưng Yên sang Hà Nội bằng đường bộ, các lái xe ô tô phải đi đường vòng qua phà Yên Lệnh với chiều dài lên đến khoảng 50km, do đó chi phí sẽ tăng đáng kể. Nếu đi qua đò, hành trình sẽ rút ngắn được 40km, rất tiện lợi, giảm chi phí. Các chủ đò vì lợi nhuận, bất chấp nguy hiểm nên đã cho nhiều ô tô cùng lúc qua sông bằng đò, phà.

Theo ghi nhận trong nhiều ngày tháng 8/2019, dù trên mỗi con phà ở đây đều treo biển ghi trọng tải cho phép là 48N/2 ô tô (48 người và 2 ô tô) song có những chuyến phà chở từ 6 - 7 ô tô. Đáng nói, tất cả chủ phương tiện ô tô, xe máy chỉ việc trả tiền trên bờ rồi tự đi xe xuống phà, không có bất kỳ người hướng dẫn, sắp xếp nào. Trên phà cũng chỉ có một người lái, thi thoảng lại phải rời cabin để xuống sắp xếp xe máy, ra hiệu cho xe tải lùi vào chỗ.

Trên chuyến phà chúng tôi có mặt đang chở 3 xe tải trọng tải trên 3,5 tấn, 2 xe tải 1,25 tấn, 2 ôtô 7 chỗ và hàng chục xe máy. Trong số đó, ít nhất 3 xe tải có chiều cao thùng vượt quá tầm mắt của người lái. Thêm nữa, hai bên lan can phà (nơi hành khách đứng) không hề được trang bị phao cứu sinh tròn, áo phao.

Ông Nguyễn Văn Thành (xã Hồng Vân) cho hay, nhiều lúc xe to, trọng tải hơn 10 tấn chạy rầm rập xuống phà, làm phà tròng trành rất sợ. "Cứ cách khoảng 10 phút là có một chuyến qua sông. Ôtô được chở với mức giá từ 30.000 - 120.000 đồng/xe tùy tải trọng. Vì lợi nhuận kinh tế đã khiến chủ đò bỏ qua nguy cơ tiềm ẩn, nếu xảy ra tai nạn hậu quả sẽ rất khó lường", ông Thành lo lắng.

Tương tự, tại bờ bên kia sông Hồng, bến đò Bình Minh (huyện Khoái Châu) cũng được cấp phép dùng phà một lưỡi để chở ô tô qua. Quan sát của PV cho thấy, vào buổi sáng sớm, buổi trưa và chiều tối lúc nào cũng có vài chục đến cả trăm ô tô các loại nối đuôi dài chờ qua phà. Tuy nhiên, hạ tầng tại bến đò này hiện đang xuống cấp, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn.

Cụ thể, đường lên xuống bến khá dốc nhưng không có người của bến hướng dẫn phương tiện xuống phà, nên phương tiện lên xuống lộn xộn. Chiếc phà mang số hiệu HY0409 chỉ được phép chở tối đa 2 ô tô nhưng có những chuyến vẫn có tới 5 - 7 xe tải trọng lớn. Trên phà có hàng chục khách nhưng trên lan can phà chỉ treo vài chiếc áo phao cứu sinh.

Khảo sát tại bến phà Hồng Vân cho thấy, tình trạng chung là phương tiện không được sơn sửa thường xuyên, nhiều phương tiện khá cũ kỹ, chắp vá, không tổ chức hướng dẫn khách lên xuống, thiếu phao cứu sinh. Đặc biệt, vì có quá nhiều ô tô chiếm hết chỗ đứng trên phà nên những người đi xe máy, xe đạp và người đi bộ phải tìm những chỗ trống len lỏi trên phà để đứng. Có những chuyến phà đông, nhiều người và xe phải đứng ra sát mũi do đó hoàn toàn có thể ngã xuống dòng nước chảy xiết bất cứ lúc nào.

Cần phải chấp hành như đi xe máy đội mũ bảo hiểm

Nhận định về thực trạng mất an toàn giao thông đường thủy, ông Nguyễn Trọng Thái, Chánh văn phòng Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia cho biết: "Nguy cơ mất an toàn giao thông đường thuỷ, đặc biệt là tại bến thuỷ ngang sông là rất lớn từ việc sử dụng phương tiện, người điều khiển phương tiện, đến ý thức của người tham gia giao thông thuỷ. Hiện nay, tình trạng người dân đi đò phà qua sông Hồng không mặc áo phao rất nhiều, phổ biến, đây là một hành vi tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro cao khi không may xảy ra các sự cố chìm đò, chìm phà".

Ông Thái cũng nêu rõ Thông tư số 15/2012/TT của Bộ GTVT quy định: Mọi hành khách, thuyền viên, người lái phương tiện trên phương tiện vận tải hành khách ngang sông phải mặc áo phao hoặc cầm (đeo) dụng cụ nổi cá nhân trong suốt hành trình của phương tiện từ lúc rời bến đến khi cập bến an toàn.

"Để chấn chỉnh tình trạng này cần phải có sự vào cuộc quyết liệt và đồng bộ hơn của các cơ quan nhà nước, làm thế nào để hành khách qua sông 100% phải mặc áo phao và mang dụng cụ nổi như việc đội mũ bảo hiểm khi lưu thông bằng xe mô tô, xe gắn máy trên đường bộ. Nâng cao trách nhiệm của người dân trong việc mặc áo phao khi đi đò, qua phà, trước tiên cần nâng cao trách nhiệm của chủ phương tiện, người lái tàu. Chủ phương tiện có quyền từ chối chuyên chở những hành khách không chịu chấp hành yêu cầu này. Hãy nói không với những đối tượng không chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật và không tôn trọng chính bản thân mình", Chánh Văn phòng Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia chia sẻ.

Ngày 12/8, trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, ông Trần Việt Hà, Đội trưởng Đội Thanh tra GTVT đường thuỷ nội địa (Sở GTVT Hà Nội) cho biết: Sau khi tiếp nhận thông tin phản ánh của báo chí, lực lượng Thanh tra GTVT đường thuỷ nội địa đã kiểm tra và xử phạt chủ các phương tiện vi phạm. Ông Hà nhấn mạnh: "Bên cạnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền về việc tất cả các bến đò, bến phà dọc sông Hồng, chúng tôi sẽ phối hợp với đơn vị chức năng liên quan tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát nhất là vào các giờ cao điểm. Quan điểm của chúng tôi là xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, thậm chí tước bằng có thời hạn đối với thuyền trưởng cũng như tạm giữ phương tiện vi phạm".

Tìm hiểu thực tế của PV Báo Gia đình & Xã hội, không riêng trên địa bàn huyện Thường Tín, tại rất nhiều địa phương của TP Hà Nội vẫn chưa có quy hoạch cho hoạt động bến thủy nội địa cũng như bến đò ngang. Việc khai thác bến khách ngang sông ở nhiều nơi mới chỉ quan tâm đến lợi ích kinh tế, còn hoạt động đảm bảo an toàn cho khách đi đò chưa được chú ý đúng mức. Ngoài ra công tác kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng chưa được thường xuyên, sâu sát. Vì vậy, chủ bến và người điều khiển chỉ tập trung vào khai thác vận chuyển khách sao cho nhanh, cho nhiều để thu lợi nhưng lại lơ là việc đầu tư mua sắm các dụng cụ cứu sinh, cứu hộ.

Nhóm Phóng Viên

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chủ tiệm vàng kể lại 6 giây đối mặt kẻ cướp

Chủ tiệm vàng kể lại 6 giây đối mặt kẻ cướp

Xã hội - 16 phút trước

“Sau những tiếng va đập lớn, trong khoảng 6 giây tên cướp đã vơ lấy vàng, lao ra xe và phóng khỏi hiện trường trước sự ngơ ngác của mọi người”, bà H. nhớ lại.

Lật thuyền do mưa bão ở Lai Châu, 2 người mất tích

Lật thuyền do mưa bão ở Lai Châu, 2 người mất tích

Xã hội - 55 phút trước

Anh C. lái thuyền chở theo 4 người tại vùng ngập thủy điện Sơn La thuộc xã Nậm Mạ, huyện Sìn Hồ, Lai Châu lúc mưa lớn và gió xoáy. Thuyền bị lật khiến 2 người mất tích.

Sinh viên muốn có thu nhập trên 20 triệu đồng/tháng, nhất định nên tham khảo 5 nghề sau

Sinh viên muốn có thu nhập trên 20 triệu đồng/tháng, nhất định nên tham khảo 5 nghề sau

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Trong bối cảnh nhu cầu thị trường rộng mở, tìm kiếm việc làm có mức thu nhập trên 20 triệu đồng mỗi tháng là mục tiêu của rất nhiều người.

Mất gần 3 tỷ đồng từ lời làm quen rồi 'gạ' đầu tư trên mạng và một số website giả mạo có nguy cơ lừa đảo

Mất gần 3 tỷ đồng từ lời làm quen rồi 'gạ' đầu tư trên mạng và một số website giả mạo có nguy cơ lừa đảo

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Một người đàn ông tại Hà Nội đã mất 2,7tỷ đồng sau khi được một nữ giới làm quen qua mạng và “gạ” đầu tư vào sàn thương mại điện tử giả mạo.

Video: Thiếu kỹ năng khi tham giao thông, hai nữ sinh đi xe đạp điện bị ô tô húc văng

Video: Thiếu kỹ năng khi tham giao thông, hai nữ sinh đi xe đạp điện bị ô tô húc văng

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Xe đạp điện do hai nữ sinh điều khiển sang đường nhưng không chú ý quan sát, bị ô tô từ phía sau lao tới húc văng.

Nghỉ lễ, người dân TPHCM trải bạt kín công viên từ 6h sáng để uống cà phê

Nghỉ lễ, người dân TPHCM trải bạt kín công viên từ 6h sáng để uống cà phê

Xã hội - 2 giờ trước

Tận dụng ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, nhiều người trẻ ra công viên trải bạt, chuyện trò, chụp ảnh.

Người dân phương Nam thành kính hướng về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

Người dân phương Nam thành kính hướng về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

Xã hội - 2 giờ trước

Sáng 18/4 (mùng 10 tháng 3 âm lịch), tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước đã thành kính tổ chức lễ Giỗ Tổ Hùng Vương - ngày lễ trọng đại của dân tộc, thể hiện truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.

Trung tá CSGT bị người vi phạm tông hơn một năm trước đã qua đời

Trung tá CSGT bị người vi phạm tông hơn một năm trước đã qua đời

Xã hội - 3 giờ trước

Sau một thời gian dài chữa trị, Trung tá Quách Văn Trường đã qua đời. Hơn một năm trước, trong lúc làm nhiệm vụ, Trung tá Trường bị một đối tượng điều khiển xe máy đâm trọng thương.

Không cần hộ chiếu (passport) quốc gia này chuẩn bị cho nhập cảnh với tất cả du khách trên thế giới

Không cần hộ chiếu (passport) quốc gia này chuẩn bị cho nhập cảnh với tất cả du khách trên thế giới

Xã hội - 3 giờ trước

GĐXH – Đây là một trong số ít quốc gia đầu tiên trên thế giới áp dụng thủ tục nhập cảnh tự động mà không cần đến hộ chiếu (passport).

Giám đốc Công ty sách Nhã Nam xin lỗi về tin đồn 'quấy rối nhân viên nữ'

Giám đốc Công ty sách Nhã Nam xin lỗi về tin đồn 'quấy rối nhân viên nữ'

Xã hội - 3 giờ trước

Ông Nguyễn Nhật Anh, Giám đốc Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam, xin lỗi vì "đã có một số hành động thể hiện sự quan tâm, quý mến đối với nhân viên nữ".

Top