Hà Nội
23°C / 22-25°C

Rau muống nếu thấy dấu hiệu này nên bỏ đi chớ ăn mà rước họa vào người

Thứ sáu, 20:26 22/04/2022 | Sống khỏe

GiadinhNet – Các chuyên gia cho rằng, rau muống giàu dinh dưỡng nhưng lại là loại rau dẫn đầu trong nhóm rau ăn lá có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm cao, chứa rất nhiều thuốc kích thích, thuốc trừ sâu…

Thói quen ăn rau muống gây hại cho sức khỏe nhưng nhiều người Việt vẫn đang mắc phảiThói quen ăn rau muống gây hại cho sức khỏe nhưng nhiều người Việt vẫn đang mắc phải

GiadinhNet – Theo các chuyên gia, ăn rau muống tái, sống hoặc ăn rau muống trái mùa là những thói quen tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe.

Theo lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông Y Hà Nội), trong Đông y, rau muống có vị ngọt, tính hàn. Nhưng khi chế biến, tính hàn của rau sẽ giảm đi. Ngoài sử dụng làm thực phẩm hàng ngày rau muống còn là vị thuốc rất tốt cho sức khỏe.

Theo đó, rau muống có tác dụng nhuận tràng, nhất là dùng cho những người bị táo bón. Bên cạnh đó, nó còn tác dụng thải độc cơ thể, làm sạch ruột do hàm lượng chất xơ trong loại rau này cao.

Rau muống nếu thấy dấu hiệu này nên bỏ đi chớ ăn mà rước họa vào người - Ảnh 2.

Rau muống giàu dinh dưỡng nhưng lại là loại rau có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm, chứa nhiều thuốc kích thích, thuốc trừ sâu. Ảnh minh họa

Cũng theo lương y Vũ Quốc Trung, thường xuyên ăn rau muống rất tốt cho người bị thiếu sắt, vì trong rau có nhiều vitamin nhóm B. Loại vitamin này có vai trò rất quan trọng tạo ra các tế bào máu cho cơ thể. Do đó, phụ nữ đang mang thai, người mới ốm, trẻ nhỏ nên thường xuyên ăn rau muống để bổ sung thêm sắt cho cơ thể.

Theo các chuyên gia, rau muống giàu dinh dưỡng nhưng khi ăn cần lưu ý đến khâu lựa chọn, chế biến để tránh gây hại. Theo Cục bảo vệ thực vật - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, rau muống là loại rau dẫn đầu trong nhóm rau ăn lá có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm cao, chứa rất nhiều thuốc kích thích, thuốc trừ sâu…

Việc sử dụng phải rau có chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng có thể khiến người tiêu dùng bị ngộ độc mãn tính, giãn thể miễn dịch, thậm chí ảnh hưởng đến hệ thần kinh.

Nước luộc rau muống có màu xanh đen có phải rau phun thuốc không?

Trước một số ý kiến cho rằng, khi luộc rau muống mà nước có màu xanh tức là rau bị phun thuốc, cần bỏ đi không nên ăn, theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện công nghệ sinh học và thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, việc nước luộc rau muống có màu gì phục thuộc vào môi trường nước sử dụng để luộc rau, nước màu xanh đậm, hơi ngả màu là chuyện bình thường, không có gì đáng ngại.

Vị chuyên gia này giải thích, việc nước rau chuyển màu xanh là do trong nước có dư lượng canxi, maggie, cộng với tính kiềm nên nước sẽ bị chuyển sang màu xanh. Hơn nữa, nước rau xanh đậm hay nhạt không liên quan gì đến thuốc trừ sâu. Bởi nếu nước luộc còn tồn dư thuốc sẽ có mùi rất hắc của chất hóa học, có thể ngửi được. Do đó, người dùng không nên quá lo lắng nếu thấy nước luộc rau xanh hơn bình thường.

Dấu hiệu nhận diện rau muống "bẩn"

Rau muống nếu thấy dấu hiệu này nên bỏ đi chớ ăn mà rước họa vào người - Ảnh 3.


- Cọng rau to hơn bình thường, lá to, bóng và mướt: Loại rau này dễ bị trồng ở những nơi nước bẩn hoặc bị bón quá nhiều đạm, phân bón lá.

- Rau giòn, lá đậm màu hơn bình thường hoặc màu xanh đen: Rau này dễ hấp thụ nhiều kim loại, chủ yếu là chì. Rau muống nhiễm chì chất diệp lục xanh rất sẫm và không có độ tươi.

- Một cách khác nhận diện rau muống nhiễm chì là khi luộc rau có nước màu đục, khi vắt chanh hoặc cho sấu vào nhưng nước không có nhiều thay đổi về màu sắc. Rau muống sạch thì khi vắt chanh, chất axit trong chanh sẽ làm mất diệp lục làm nước rau chuyển màu trong.

- Rau muống bị nhiễm độc chì khi ăn thường có vị chát đắng.

Các chuyên gia khuyến cáo, để tránh ăn phải rau muống không đảm bảo an toàn, gây hại cho sức khỏe, người tiêu dùng nên mua rau muống chính vụ (chủ yếu là mùa hè), hạn chế mua rau muống trái vụ vì dễ bị lạm dụng phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật hay chất bảo quản.

Mua rau ở những địa chỉ uy tín, cửa hàng thực phẩm sạch. Lựa chọn những bó rau ngọn nhỏ, hơi cứng. Khi ngắt, cuống rau có vết nhựa loãng. 

Khi dùng cần rửa sạch từng ngọn rau, ngâm rau với nước muối loãng trước khi chế biến để đảm bảo an toàn cho sức khỏe cả gia đình.

Mùa hè, uống nước lá tía tô như thế nào để vừa giải khát vừa giúp đẹp da lại tốt cho sức khỏe?Mùa hè, uống nước lá tía tô như thế nào để vừa giải khát vừa giúp đẹp da lại tốt cho sức khỏe?

GiadinhNet – Những năm gần đây, nước lá tía tô đã trở thành thức uống ưa thích của nhiều người, nhất là chị em phụ nữ. Vậy uống loại nước này thế nào để đem lại hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe và sắc đẹp?

Anh Khôi (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Biến chứng đáng sợ của bệnh gan nhiễm mỡ, biết sớm bạn có thể tự phòng ngừa

Biến chứng đáng sợ của bệnh gan nhiễm mỡ, biết sớm bạn có thể tự phòng ngừa

Bệnh thường gặp - 20 phút trước

GĐXH - Gan nhiễm mỡ nếu không được điều trị có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm gan, xơ gan, ung thư gan.

6 thực phẩm lành mạnh giúp 'chữa lành' tâm trạng

6 thực phẩm lành mạnh giúp 'chữa lành' tâm trạng

Sống khỏe - 39 phút trước

Khi cảm thấy chán nản, ăn uống có thể vực dậy tinh thần. Nhưng xu hướng phổ biến mọi người thường tìm đến những món có đường, nhiều calo, điều này không cải thiện được tâm trạng mà còn gây tăng cân, béo phì. Vậy loại thực phẩm lành mạnh nào cải thiện tâm trạng?

Ăn dưa hấu nhớ kỹ những lưu ý này để tránh rước bệnh vào thân

Ăn dưa hấu nhớ kỹ những lưu ý này để tránh rước bệnh vào thân

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

Dưa hấu chứa nhiều vitamin và chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai ăn dưa hấu cũng tốt. Dưới đây là những điều cần lưu ý khi ăn dưa hấu có thể gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm cho cơ thể.

Quảng Bình: Bé gái 11 tháng tuổi ngộ độc chì do 'thuốc cam'

Quảng Bình: Bé gái 11 tháng tuổi ngộ độc chì do 'thuốc cam'

Y tế - 3 giờ trước

Các bác sĩ Bệnh viện hữu nghị Việt Nam-Cuba Đồng Hới vừa cứu sống một bé gái 11 tháng tuổi bị ngộ độc chì và asen.

Những thực phẩm dễ bị vi khuẩn tấn công gây nguy cơ ngộ độc trong mùa nắng nóng

Những thực phẩm dễ bị vi khuẩn tấn công gây nguy cơ ngộ độc trong mùa nắng nóng

Sống khỏe - 4 giờ trước

GĐXH – Theo các chuyên gia, các thực phẩm có nguồn gốc động vật, nhiều đạm gồm thịt, cá, hải sản, sữa, đồ chưa nấu chín hoặc còn tái như rau quả sống, sushi, nem chua... là nhóm thực phẩm dễ bị vi khuẩn tấn công gây ngộ độc trong mùa nắng nóng.

Bài tập phòng ngừa và ngăn chặn sự phát triển của phì đại tiền liệt tuyến

Bài tập phòng ngừa và ngăn chặn sự phát triển của phì đại tiền liệt tuyến

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

Chẩn đoán nhanh chóng phì đại tiền liệt tuyến giúp người bệnh được can thiệp điều trị kịp thời, đồng thời áp dụng các bài tập vận động thể chất, xoa bóp để phòng ngừa và ngăn sự tiến triển của bệnh.

Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Y tế - 17 giờ trước

Suốt một tuần trước khi ho ra máu phải vào viện cấp cứu, người phụ nữ bị sốt, khó thở nhẹ. Bác sĩ phát hiện mảnh xương thức ăn ẩn náu trong phổi trái của chị 25 năm nay.

9 món ăn bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh gan nhiễm mỡ hiệu quả nhất

9 món ăn bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh gan nhiễm mỡ hiệu quả nhất

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

GĐXH - Bệnh gan nhiễm mỡ có thể kiểm soát và điều trị được nếu như bạn thực hiện đúng phương pháp.

Người bệnh tiểu đường dùng mướp đắng thế nào hiệu quả nhất?

Người bệnh tiểu đường dùng mướp đắng thế nào hiệu quả nhất?

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

GĐXH - Mướp đắng tốt cho người bệnh tiểu đường nhưng không nên ăn quá nhiều, chỉ nên ăn một đến hai lần trong một tuần và nên ăn vào buổi sáng.

Các phương pháp điều trị nhồi máu cơ tim cấp

Các phương pháp điều trị nhồi máu cơ tim cấp

Sống khỏe - 1 ngày trước

Nhồi máu cơ tim cấp là trường hợp cần được điều trị ngay lập tức, vì vậy hầu hết các trường hợp đều được xử lý điều trị ở phòng cấp cứu...

Top