Hà Nội
23°C / 22-25°C

Quảng Ninh giảm tình trạng hôn nhân cận huyết ở đồng bào dân tộc nhờ những mô hình, câu lạc bộ

Thứ sáu, 11:16 23/07/2021 | Dân số và phát triển

GiadinhNet – Những hủ tục hôn nhân cận huyết còn “ăn sâu, bám rễ” trong tư duy của một số bà con vùng dân tộc thiểu số dẫn tới những hệ lụy đáng tiếc. Tuy nhiên, với việc triển khai các mô hình, câu lạc bộ hiệu quả, tình trạng hôn nhân cận huyết ở tỉnh Quảng Ninh đã giảm.

Quảng Ninh có 22 thành phần dân tộc, trong đó, 21 thành phần dân tộc thiểu số cư trú trên địa bàn rộng lớn (hơn 85% diện tích của tỉnh) như dân tộc Dao, Tày, Sán Dìu, Sán Chay, Hoa, Nùng… Địa phương có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số cao là các huyện miền núi như Bình Liêu, Ba Chẽ, Tiên Yên….

Thời gian qua, công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn tỉnh đã giữ ổn định về quy mô dân số, chú trọng nâng cao chất lượng dân số. Tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vẫn xảy ra do những hủ tục còn "ăn sâu, bám rễ" trong tư duy của một số bà con vùng dân tộc thiểu số; bên cạnh đó là những hạn chế trong tiếp cận thông tin, đời sống kinh tế khó khăn…

Tuy nhiên với những mô hình hay, câu lạc bộ hiệu quả, tình trạng hôn nhân cận huyết đã giảm. Các địa phương trong tỉnh đã tích cực triển khai Câu lạc bộ (CLB) can thiệp giảm tảo hôn, hôn nhân cận huyết, chủ yếu tập trung ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số như ở Bình Liêu và Ba Chẽ với 8 CLB, Tiên Yên có 12 CLB, Đầm Hà có 10 CLB...

Các câu lạc bộ duy trì sinh hoạt các buổi tuyên truyền, nói chuyện chuyên đề tại cộng đồng với các nhóm đối tượng là thanh niên, vị thành niên, phụ huynh, học sinh, cha mẹ vị thành niên. Ngoài ra, các CLB cũng tổ chức các buổi tọa đàm, giao lưu tìm hiểu pháp luật về hôn nhân và gia đình, về tảo hôn và hôn nhân cận huyết…

Thông qua các CLB tiền hôn nhân, tuổi trẻ với hôn nhân; tư vấn sức khỏe sinh sản; mô hình không sinh con thứ ba… các hoạt động truyền thông lồng ghép được thực hiện hiệu quả. Các hình thức truyền thông đa dạng như trao đổi, nói chuyện chuyên đề tại các bản gắn với các hoạt động văn hóa, văn nghệ tại cộng đồng đã tác động trực tiếp đến nhận thức, thay đổi nếp nghĩ của đồng bào dân tộc.

Quảng Ninh giảm tình trạng hôn nhân cận huyết ở đồng bào dân tộc nhờ những mô hình, câu lạc bộ - Ảnh 2.

Nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết đã trở thành hủ tục ăn sâu vào nếp nghĩ của bao thế hệ đồng bào. Ảnh BQN

Một mô hình khác cũng phát huy hiệu quả là CLB tư vấn sức khỏe tiền hôn nhân. Mô hình này được Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Quảng Ninh triển khai với mục tiêu nâng cao nhận thức và kỹ năng thực hành chăm sóc sức khỏe sinh sản trong vị thành niên, thanh niên. Hiện tại nhiều địa bàn dân cư, mô hình đã trở thành kênh thông tin hữu ích của nhiều bạn trẻ về những kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản, tâm sinh lý lứa tuổi vị thành niên, thanh niên…

Theo bà Phạm Thị Thu - Hội KHHGĐ tỉnh Quảng Ninh, với việc hoạt động của các CLB này, nhiều thanh niên và học sinh ở lứa tuổi vị thành niên đã thay đổi nhận thức. Giới trẻ chủ động tham gia khám sức khỏe trước khi kết hôn, biết sử dụng các biện pháp tránh mang thai ngoài ý muốn; khi mang thai đã đến cơ sở y tế để khám sàng lọc trước, trong và sau sinh.

Để tác động mạnh đến nhận thức của bà con nhằm ngăn chặn tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết, đội ngũ người có uy tín vùng đồng bào DTTS đã được huy động triệt để. Họ là các già làng, trưởng thôn, trưởng bản, trưởng dòng họ, dòng tộc, người làm nghề chữa bệnh… và được đồng bào tin tưởng. Với sự uy tín, từng trải và nắm bắt thực tiễn địa phương, trên cơ sở cùng ngôn ngữ và phong tục tập quán với đồng bào dân tộc thiểu số, họ đã chủ động trong công tác tuyên truyền, giáo dục từ con cháu trong gia đình, dòng họ đến đồng bào ở thôn, bản, khu phố về việc hôn nhân đúng độ tuổi.

Quảng Ninh giảm tình trạng hôn nhân cận huyết ở đồng bào dân tộc nhờ những mô hình, câu lạc bộ - Ảnh 3.

Ban Dân tộc tỉnh tổ chức diễn đàn học sinh dân tộc thiểu số nói không với tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh. Ảnh BQN

Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ninh đã chủ động biên soạn, in ấn, cấp phát tờ gấp, sách tuyên truyền; tổ chức hội nghị tập huấn kỹ năng vận động, tuyên truyền về Luật Hôn nhân và gia đình đối với cán bộ xã, thôn, về hệ lụy của tảo hôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đồng thời, tổ chức các diễn đàn "Học sinh DTTS nói không với tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống" tại các trường Phổ thông Dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh đã dần thay đổi nhận thức người dân.

Tại các địa phương, các sở, ngành cũng lồng ghép nội dung tuyên truyền về phòng, chống tảo hôn trong các cuộc họp của xã, của thôn, bản, khu phố; tuyên truyền trong các trường học trên địa bàn hay lồng ghép trong các buổi tuyên truyền sức khỏe sinh sản… Các địa phương đã tổ chức gần 2.400 cuộc hoạt động truyền thông các loại cho gần 179.300 lượt người; thực hiện hơn 4000 cuộc tư vấn về tảo hôn và các nội dung liên quan cho hơn 18.500 người, tổ chức 473 mô hình can thiệp... 

Qua đây, người dân vùng dân tộc thiểu số của tỉnh nhận thức hơn về hệ lụy của tảo hôn, dần xóa bỏ hủ tục. Nếu như giai đoạn trước năm 2015, vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh có 11.331 người tảo hôn thì nay, đã giảm còn 236 cặp tảo hôn (giai đoạn 2015-2020). Năm 2019, trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số của tỉnh có 28 trường hợp tảo hôn giảm 8 trường hợp so với năm 2018; không có hiện tượng hôn nhân cận huyết thống

Năm 2021, UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021- 2025. Tỉnh sẽ tiếp tục chú trọng tuyên truyền nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân vùng đồng bào DTTS nhằm giảm thiểu dần tiến tới chấm dứt tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết.

Việc tuyên truyền sẽ được thực hiện với nhiều hình thức, phù hợp với các vùng miền. Đối tượng tập trung vào thanh niên, vị thành niên là người dân tộc thiểu số chưa kết hôn; cha mẹ học sinh, nam nữ trong độ tuổi vị thành niên.

V.Anh – G.Minh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 4 giờ trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bác sĩ vừa xử trí cấp cứu 2 phụ nữ bị vòng tránh thai lạc chỗ trong ổ bụng.

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Có lẽ chỉ những người mẹ phải trải qua tình cảnh này mới có thể thấu hiểu được.

Top