Hà Nội
23°C / 22-25°C

Quảng Ninh: Chuyện “tôi đẻ tôi nuôi” của đồng bào dân tộc

GiadinhNet - Chuyện vận động, tuyên truyền đồng bào dân tộc thiểu số sinh đẻ kế hoạch hóa gia đình từ lâu vốn là đề tài khó của những người làm công tác dân số, thậm chí có những câu chuyện dở khóc dở cười.


Tuyên truyền vận động đồng bào dân tộc thực hiện theo chính sách dân số tại huyện Ba Chẽ. Ảnh: Đ.Tùy

Tuyên truyền vận động đồng bào dân tộc thực hiện theo chính sách dân số tại huyện Ba Chẽ. Ảnh: Đ.Tùy

“Tôi đẻ tôi nuôi chứ có phải anh nuôi đâu”

Lâu nay, chuyện về những cộng tác viên (CTV) dân số ở huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh) đội mưa nắng đi vận động người dân trong các khu, khe, bản thực hiện tốt công tác DS-KHHGĐ đã trở thành quen thuộc đối với đồng bào dân tộc nơi đây, điều đó góp phần không nhỏ vào sự ổn định trong công tác dân số địa phương.

Là người có 18 năm làm CTV dân số ở thôn Tàu Tiên (xã Đồn Đạc), chị Lý Thị Tám (SN 1966) không khỏi trăn trở mỗi khi nhắc về công việc của mình. Nhận nhiệm vụ tuyên truyền, vận động người dân thôn bản không sinh thêm con thứ 3, chị Tám kể: Cả thôn Tàu Tiên có hơn 100 hộ dân, trong đó chủ yếu là dân tộc Dao nên tư tưởng phải sinh con trai đã ăn sâu trong tiềm thức, suy nghĩ người dân nơi đây.

Theo đó, công tác vận động, tuyên truyền thực hiện đúng chính sách dân số đối với những gia đình trên không đơn giản. Để làm được điều này, chị Tám phải vận dụng hết mọi kiến thức, lời lẽ, thậm chí cả chiêu thức hành động riêng để thuyết phục họ.

Chị nhớ, năm 1999, khi chính quyền địa phương đến vận động tham gia công tác dân số với vai trò CTV, chị rất ngại. Lúc đó, bản thân chị Tám còn chưa hình dung được công việc phải làm như thế nào, chỉ nhận thức một cách đơn giản, vận động bà con không đẻ nhiều.

Khi bắt tay vào cuộc, được các cán bộ dân số hướng dẫn và chỉ bảo, chị đã hiểu phải đến từng gia đình đang độ tuổi sinh nở, đặc biệt những cặp vợ chồng vừa kết hôn xong để tuyên truyền vận động.

“Có những gia đình đã sinh con gái nhưng đang muốn sinh thêm người con trai. Khi tôi đến nói chuyện, tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, lúc đầu họ phản ứng gay gắt lắm nhưng dần dần cũng nhận thức ra và hưởng ứng.

Tôi tâm niệm rằng “mưa dầm thấm lâu” nên kiên trì bền bỉ vận động, giải thích. Có thể hôm nay họ chưa hiểu nhưng ngày mai, rồi ngày kia họ sẽ hiểu ra công việc của mình đang làm với họ. Cũng may, trong suốt quá trình làm công việc này, tôi chưa bị gia chủ đuổi khỏi nhà hay đe dọa gì”, chị Tám cười nói.

Cùng gắn bó lâu dài với nghề dân số hơn 10 năm, anh Trương Văn Sơn (SN 1980) ở thôn Khe Xố (xã Lam Sơn) chia sẻ: Cả thôn Khe Xố có 94 hộ dân, 100% đều là đồng bào dân tộc thiểu số. Hầu hết các gia đình đều trọng đẻ con trai nên có những gia đình dù có cả một bề con gái vẫn cứ đẻ tiếp, đẻ cố cho bằng chị, bằng em”.

Anh Sơn kể: Khổ nhất gặp phải ông chồng gàn, bướng nhất nhất bắt vợ phải đẻ ra con trai. Có lần, biết tin trong thôn có cặp vợ chồng định đẻ tiếp, anh vội tới vận động, tuyên truyền cho họ về chính sách dân số.

Sau khi vận động xong, thấy cả hai không nói gì, anh đã mừng thầm nghĩ họ thông tư tưởng. Nhưng lúc chia tay, bất ngờ ông chồng thủng thẳng đáp: “Tôi đẻ, tôi nuôi chứ anh có nuôi đâu mà lo sợ thế”, khiến anh buồn không nói nên lời.

Tăng cường tuyên truyền, vận động đến người dân

Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, ông Hoàng Văn Trường, Phó Giám đốc Trung tâm DS-KHHGĐ huyện Ba Chẽ cho biết: Cho đến thời điểm này, toàn huyện có 7 xã, 1 thị trấn, với 74 thôn, khe, bản và 76 CTV dân số, trong đó trên 90% dân số là đồng bào dân tộc sinh sống chủ yếu miền núi.

Vì lẽ đó, thay đổi tư tưởng sinh con trai đối với người dân nơi đây là vô cùng khó khăn, vất vả. Họ quan niệm, con trai mới kéo dài đời, nối dõi tông đường nên nhà nào cũng cố phải đẻ ra con trai.

Để làm tốt công tác thay đổi tư duy, nếp nghĩ cố hữu của người dân nơi đây, những người làm dân số Ba Chẽ luôn tìm và học hỏi những cách thức làm sao cho hiệu quả như: Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động và hỗ trợ nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ cho người dân, thường xuyên tổ chức ra quân thực hiện Chiến dịch truyền thông, lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ hàng năm…

Tại Chiến dịch này, các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ trên địa bàn từng được tuyên truyền và thay đổi tư tưởng sẽ được mời tuyên truyền trực tiếp lại cho các hộ khác.

Tính đến nay, Trung tâm Y tế Ba Chẽ đã tổ chức 40 buổi truyền thông với hơn 1.000 lượt người tham gia tại các thôn, với các nội dung liên quan đến Pháp lệnh Dân số, các chính sách của tỉnh Quảng Ninh như: Chế độ hỗ trợ triệt sản và khen thưởng xã, phường hai năm liên tục không có người sinh con thứ ba trở lên; chính sách DS - KHHGĐ, chính sách hỗ trợ cho phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số... và giải pháp giảm thiểu cũng như lợi ích khi tham gia hoạt động cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ.

Ông Trường chia sẻ thêm: Trong Chiến dịch truyền thông, lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2017, Trung tâm Y tế huyện triển khai gói dịch vụ chăm sóc SKSS gồm khám phụ khoa, hỗ trợ điều trị phụ khoa ban đầu và gói dịch vụ KHHGĐ gồm cung cấp các biện pháp tránh thai KHHGĐ như đặt dụng cụ tránh thai, tiêm thuốc tránh thai được triển khai.

Đến tháng 9/2017, huyện đã khám phụ khoa cho 385 ca; hỗ trợ điều trị phụ khoa ban đầu cho 70% phụ nữ khám phát hiện mắc các bệnh phụ khoa thông thường. Đặc biệt, tại các xã Lương Mông, Minh Cầm, Đạp Thanh và Thanh Lâm được đặt thuốc tránh thai mới và tư vấn lựa chọn thuốc uống tránh thai và bao cao su.

Nói về khó khăn hiện tại của công tác dân số, ông Trường cho biết: Hiện tại, ngoài chế độ cho CTV dân số bị cắt giảm thì việc vận động đồng bào dân tộc trên địa bàn huyện sinh đẻ theo quy định còn gặp nhiều khó khăn khi tư tưởng cố hữu của bà con đã ăn sâu vào trong cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày.

Do vậy, tuyên truyền vận động đồng bào thực hiện theo chính sách này rất cần sự vào cuộc tích cực, phối hợp của các cấp, các ngành và toàn hệ thống chính trị của huyện mới mong có sự chuyển biến, thu được kết quả tích cực.

Ông Hoàng Văn Trường, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ cho biết: “Hiện nguồn ngân sách chi trả cho những CTV dân số đều đang bị chậm trả. Hầu hết người làm công tác dân số đều phải kiêm nhiệm nhiều công việc khác nhau để thêm nguồn thu nhập hàng tháng, đảm bảo đời sống hàng ngày.

Đức Tùy

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Chứng rối loạn xuất tinh xuất hiện ngày càng nhiều ở nam giới với các nguyên nhân khác nhau. Một số phương pháp tập luyện có thể hỗ trợ điều trị chứng bệnh này hiệu quả.

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Tôi được một phen sáng con mắt khi biết âm mưu của bố chồng mình.

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Rong kinh là tình trạng chảy máu kinh nhiều hơn bình thường về lượng hoặc thời gian. Để chẩn đoán chính xác do nguyên nhân nào cần đi khám để được điều trị phù hợp.

Căng thẳng có ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng ở chị em?

Căng thẳng có ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng ở chị em?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Một trong những nguyên nhân làm chu kỳ kinh nguyệt thay đổi, không đều, kéo dài, chậm rụng trứng là do căng thẳng (stress). Vậy chúng ta hãy xem điều này xảy ra như thế nào?

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Sa sút trí tuệ là khi bạn dần mất đi các chức năng thần kinh do các bệnh ảnh hưởng tới não bộ. Chứng bệnh này sẽ phát triển theo 3 giai đoạn tệ dần.

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị, nhiễm độc thai nghén có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, sản giật. Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm độc thai nghén thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và suy thai.

Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Top