Hà Nội
23°C / 22-25°C

Quán quân đầu tiên của Olympia không đi du học Úc

Thứ hai, 08:52 30/01/2023 | Giáo dục

Trần Thế Trung, Quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm 2019 quyết định không đi du học Úc mà ở lại Việt Nam học tập. Đây cũng là quán quân đầu tiên trong lịch sử Olympia từ trước đến nay chọn hướng đi này.

Trần Thế Trung, cựu học sinh Trường THPT chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An) được biết đến không chỉ là Nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia năm 2019 mà còn là học sinh đầu tiên mang về vòng nguyệt quế trận chung kết năm cho trường chuyên này.

Quán quân đầu tiên của Olympia không đi du học Úc - Ảnh 1.

Trần Thế Trung, Quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm 2019. Ảnh: Thanh Hùng

Những ngày đầu năm Quý Mão, VietNamNet có cuộc trò chuyện với cựu quán quân xứ Nghệ.

- Xin chào Thế Trung! Sau gần 4 năm trở thành Quán quân Đường lên đỉnh Olympia, cuộc sống hiện tại của em ra sao?

Em đang là sinh viên năm thứ hai chuyên ngành Thiết kế ứng dụng sáng tạo tại một trường đại học ở Hà Nội.

Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn ra phức tạp và Úc chưa “mở cửa”, tháng 6/2021, em quyết định rút hồ sơ ở ĐH Swinburne và nộp vào Trường ĐH RMIT Hà Nội cũng với chuyên ngành tương tự. Như vậy, so với bạn bè đồng trang lứa, em đang “chậm” hơn một năm (cười).

Quán quân đầu tiên của Olympia không đi du học Úc - Ảnh 2.

Ngành em theo học có mức học phí mỗi năm khoảng 350 triệu đồng.

Hiện nay, em vẫn đang trang trải học phí và sinh hoạt bằng mức tiền thưởng dành cho Quán quân Đường lên đỉnh Olympia trị giá 35.000 USD.

Như các bạn sinh viên khác, em cũng làm quen với cuộc sống thuê nhà trọ, cách trường khoảng 4km.

- Các quán quân trong lịch sử Olympia sau khi đăng quang đều đi du học; chọn đi ngược lại, Thế Trung có nghĩ rằng đó là một quyết định mạo hiểm?

Em nghĩ trong cuộc đời ai cũng phải “mạo hiểm” một số lần. Bởi nếu cứ mãi ở trong vùng an toàn, sẽ không thể biết được bản thân thực sự phù hợp với điều gì và không thể khám phá được hết tiềm năng.

Em thấy khá nhiều người từ bỏ ước mơ, đam mê để chọn một cuộc sống yên ổn, nhưng câu hỏi đặt ra là liệu có thực sự hạnh phúc. Nếu tìm được thì quá tốt. Nhưng nếu không, có thể họ sẽ cảm thấy tiếc nuối.

Em nghĩ giờ mình còn trẻ và muốn thử khám phá điều gì phù hợp nhất. Em khá vui khi bản thân đã bắt đầu tìm được những thứ phù hợp với mình.

Quán quân đầu tiên của Olympia không đi du học Úc - Ảnh 3.

Với em, Quán quân Olympia cũng chỉ là một giải thưởng tại một sân chơi truyền hình. Có thể một số người đang “thần thánh hóa” các quán quân và rồi kỳ vọng là nhân tài hay có những khả năng vượt trội. Nhưng kể cả trong trường hợp có những điều đó, các quán quân cũng là những con người và có những lựa chọn riêng.

Thực sự, em thấy học ở trong nước cũng không phải điều gì đó không tốt, thậm chí cơ hội thành công vẫn mở ra nếu mình cố gắng. Ở đâu cũng sẽ có cơ hội, quan trọng là mình có chủ động nắm lấy hay không.

Mỗi người sẽ đóng góp cho xã hội theo những cách riêng và cũng không phải mọi đóng góp, cống hiến đều có thể nhìn thấy rõ ràng hay đong đếm.

- Nếu so với thời điểm trở thành Quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm 2019, bản thân em giờ đây có nhiều thay đổi không?

Điều mà em cảm nhận thay đổi rõ rệt nhất là mình đã thoát hoàn toàn khỏi cái bóng Quán quân Olympia và được sống một cuộc sống mà mình mong muốn đúng nghĩa, chứ không phải theo kỳ vọng của bất kỳ ai.

Đó cũng là điều mà em tự hào nhất trong khoảng thời gian hơn 3 năm qua.

Quán quân đầu tiên của Olympia không đi du học Úc - Ảnh 4.

Đối với em, Olympia là ước mơ, đam mê của giai đoạn phổ thông, song em đã hoàn thành mục tiêu và cũng đã đến lúc bỏ nó lại để tiếp tục chinh phục các mục tiêu khác trong cuộc sống.

3 năm qua, em học được rất nhiều thứ và thay đổi khá nhiều những suy nghĩ bảo thủ trước đây của mình. Em đang dần thay đổi, hoàn thiện thế giới quan và cách nhìn nhận những câu chuyện diễn ra xung quanh.

- Em nói đến việc đã bỏ hay thoát được cái bóng Quán quân Olympia, phải chăng việc trở thành Quán quân áp lực đến vậy?

Trở thành Quán quân Olympia vừa là một vinh dự song cũng là một áp lực không nhỏ, đặc biệt với dư luận ở Việt Nam. Mọi người thường coi những thí sinh chiến thắng tại sân chơi Đường lên đỉnh Olympia là nhân tài và đặt những kỳ vọng cũng như áp lực khá lớn lên cuộc sống cá nhân của các thí sinh - trong đó có em - về sự cống hiến,...

Trong khi ở thời điểm đăng quang, chúng em cũng chỉ là những học sinh THPT và ai cũng có những cuộc sống, ước mơ, dự định của riêng mình, không ai giống ai. Việc dư luận “ép” mình theo một “cái khuôn” khiến em cảm thấy không quá thoải mái.

Quán quân đầu tiên của Olympia không đi du học Úc - Ảnh 5.

.

Có lẽ nhiều người bất ngờ, không nghĩ rằng em chọn con đường hiện tại khi đã là một Quán quân Olympia. Tuy nhiên, đó là lựa chọn cá nhân, em cảm thấy phù hợp với sự phát triển bản thân và muốn theo đuổi.

- Trung có thể chia sẻ dự định của mình trong tương lai gần không?

Nhiệm vụ quan trọng của em là cố gắng hoàn thành chương trình đại học và kết thúc quãng đời sinh viên với một kết quả tốt trước khi nghĩ tới những việc xa hơn.

Quán quân đầu tiên của Olympia không đi du học Úc - Ảnh 6.

...

Em hiện là thành viên và cũng thường xuyên tham gia làm trọng tài bóng rổ cho các giải của Liên đoàn Bóng rổ Hà Nội.

Em muốn phát triển thêm hướng đi này, trau dồi kỹ năng để lên cấp cao hơn và được điều hành những trận đấu tầm quốc gia, quốc tế. Công việc làm thêm này của em chủ yếu vì niềm yêu thích và có thêm chút thu nhập.

Ngoài ra, em cũng đang đảm đương vai trò Phó Chủ tịch Câu lạc bộ Shogi (Cờ tướng truyền thống Nhật Bản) tại Việt Nam và có kế hoạch để phát triển cộng đồng người chơi bộ môn này thời gian tới.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tin vui cho hàng vạn sinh viên muốn thu hút 'triệu view' để kiếm thu nhập

Tin vui cho hàng vạn sinh viên muốn thu hút 'triệu view' để kiếm thu nhập

Giáo dục - 14 phút trước

GĐXH - Sáng tạo nội dung đang là công việc 'trong mơ' được nhiều bạn trẻ quan tâm và theo đuổi. Đây không chỉ là công việc phù hợp với xu thế mà còn là công việc mang lại mức thu nhập rất cao.

Tỷ lệ chọi vào lớp 10 của hai trường chuyên hot nhất Hà Nội: Ngành nào ‘tỉ lệ chọi’ cao nhất?

Tỷ lệ chọi vào lớp 10 của hai trường chuyên hot nhất Hà Nội: Ngành nào ‘tỉ lệ chọi’ cao nhất?

Giáo dục - 3 giờ trước

Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ (Đại học Ngoại ngữ, ĐHQG Hà Nội) đã có thống kê số lượng đăng ký dự thi vào lớp 10 năm nay. Theo đó, lớp tiếng Pháp có tỷ lệ chọi cao nhất lên đến 1/10,7. Còn trường Đại học Khoa học Tự nhiên, lớp 10 chuyên Toán có độ cạnh tranh cao nhất với tỷ lệ chọi 1/7.

Danh sách gần 220 trường công bố xét tuyển đại học bằng học bạ THPT năm 2024

Danh sách gần 220 trường công bố xét tuyển đại học bằng học bạ THPT năm 2024

Giáo dục - 18 giờ trước

GĐXH – Thông tin mới nhất, đã có gần 220 trường công bố xét tuyển đại học bằng học bạ năm 2024. Cập nhật danh sách mới nhất trong bài viết dưới đây.

Cẩn trọng khi lựa chọn trại hè cho trẻ

Cẩn trọng khi lựa chọn trại hè cho trẻ

Giáo dục - 19 giờ trước

Trong những năm gần đây, nắm bắt được nhu cầu của phụ huynh tại các thành phố lớn, các khóa học hè xuất hiện ngày càng nhiều với các loại hình phong phú.

Mê đọc sách tiếng Anh, cậu học trò giành giải đặc biệt

Mê đọc sách tiếng Anh, cậu học trò giành giải đặc biệt

Giáo dục - 21 giờ trước

Nguyễn Bá Hải Sang, lớp 5Gnew, Trường tiểu học I - sắc Niu - tơn, quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) vừa xuất sắc giành giải Đặc biệt Cuộc thi Olympic Tiếng Anh thành phố Hà Nội.

3 vị trí việc làm có mức lương cực cao là mơ ước của hàng triệu người Việt

3 vị trí việc làm có mức lương cực cao là mơ ước của hàng triệu người Việt

Giáo dục - 1 ngày trước

GĐXH - Có việc làm lương cao, chi tiêu thoải mái trong cuộc sống là mong muốn của hầu hết các sinh viên. Nếu muốn kiếm từ vài chục triệu đồng đến hàng trăm triệu đồng thì nhất định phải biết 3 vị trí việc làm này.

Trường chuyên ở Hà Nội 'tăng nhiệt' tỉ lệ chọi

Trường chuyên ở Hà Nội 'tăng nhiệt' tỉ lệ chọi

Giáo dục - 1 ngày trước

Tỉ lệ chọi vào một số trường THPT chuyên tại Hà Nội năm học 2024 – 2025 đã được xác định.

Thêm 2 đơn vị được Bộ GD&ĐT cấp phép thi chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế

Thêm 2 đơn vị được Bộ GD&ĐT cấp phép thi chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế

Giáo dục - 1 ngày trước

Bộ GD&ĐT vừa tiếp tục cấp phép cho một số đơn vị trong việc liên kết tổ chức thi chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tại Việt Nam.

Những điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo

Những điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo

Giáo dục - 1 ngày trước

SKĐS - Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân về dự thảo Luật Nhà giáo để chuẩn bị cho việc trình Chính phủ vào tháng 7 tới. Dự thảo Luật có nhiều điểm mới đáng chú ý.

Nam sinh lớp 11 trả lời 'nhanh như chớp', giành điểm số kỷ lục Olympia 2024

Nam sinh lớp 11 trả lời 'nhanh như chớp', giành điểm số kỷ lục Olympia 2024

Giáo dục - 2 ngày trước

Tuấn Minh thắng tuyệt đối 4 vòng thi, giành vòng nguyệt quế vòng thi tuần Đường lên đỉnh Olympia với 315 điểm - lọt top các thí sinh điểm thi cao nhất năm nay.

Top