Hà Nội
23°C / 22-25°C

Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội: Sàng lọc khuyết tật và khiếm thính cho hơn 2.000 trẻ em

Thứ năm, 21:06 25/12/2014 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Ngày 25/12, Ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) tổ chức hội nghị tổng kết công tác DS-KHHGĐ năm 2014, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2015 và biểu dương các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác dân số nhân Ngày Dân số Việt Nam 26/12.

Báo cáo tại Hội nghị, bà Trương Thị Kim Hoa – Giám đốc Trung tâm DS-KHHGĐ quận Hoàn Kiếm cho biết: Tính đến ngày 30/11/2014, toàn quận Hoàn Kiếm có 2.869 trẻ sinh ra (giảm 84 trẻ so với cùng kỳ năm 2013); tỉ suất sinh là 14,23%o, đạt 88% kế hoạch năm. Số sinh là con thứ 3 trở lên là 49 trẻ (giảm 1 trẻ so với cùng kỳ); tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên là 1,71% (đạt 104% kế hoạch năm). Tỉ số giới tính khi sinh là 115 trẻ trai/100 trẻ gái. Các phường có tỉ số giới tính khi sinh cao là Hàng Gai (140,4), Cửa Nam (136,6), Đồng Xuân (126,8), Tràng Tiền (125,4), Hàng Bài, Hàng Mã (123), Hàng Trống (120)…

Ước thực hiện chỉ tiêu năm 2014, các chỉ tiêu của quận đều đạt và vượt kế hoạch được giao. Trong đó, ước tỉ số giới tính khi sinh là 110/100, tỉ lệ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại là 79%. Về hoạt động nâng cao chất lượng dân số được duy trì và đạt kết quả cao, tỉ lệ sàng lọc trước sinh là 75% số bà mẹ mang thai, tỉ lệ sàng lọc sơ sinh là 60% số trẻ sinh ra.

Trong năm Trung tâm DS-KHHGĐ quận Hoàn Kiếm đã phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo quận tổ chức truyền thông về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho 100% học sinh khối 8 và 50% học sinh khối 9. Triển khai tới 34 trường mẫu giáo, mầm non và nhóm trẻ tư thục trên địa bàn quận về sàng lọc các khuyết tật và khiếm thính cho hơn 2.000 trẻ em (3 tuổi).

Năm 2015, quận Hoàn Kiếm phấn đấu giảm tỉ suất sinh thô 0,1%o so với năm 2014; giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên là 0,04%. Nâng tỷ lệ phụ nữ mang thai được tuyên truyền tư vấn về sàng lọc trước sinh và sơ sinh lên 95%; tỉ lệ bà mẹ mang thai được sàng lọc trước sinh là 75%, tỷ lệ trẻ sơ sinh được sàng lọc sơ sinh là 65%; tỉ lệ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại là 79%, tỉ số giới tính khi sinh còn 108 trẻ trai/100 trẻ gái…

Một số hình ảnh tại hội nghị:

Hà Anh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Dân số và phát triển - 9 giờ trước

Chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất thiết yếu và hạn chế các thực phẩm có thể giúp phòng và điều trị khi bà mẹ cho con bú bị tắc tia sữa.

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Phần lớn mọi người nhận thức được căng thẳng có ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm lý, nhưng không ngờ rằng nó có thể tác động đến khả năng sinh sản ở cả nam lẫn nữ. Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng thụ thai khó khăn.

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Quá trình chuyển đổi mãn kinh tự nhiên là một quá trình diễn ra dần dần trong vài năm. Nó thường bắt đầu khi một người ở độ tuổi 40 - 50, với độ tuổi mãn kinh trung bình là 52 tuổi.

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Nhằm giúp các bạn trẻ có sự lựa chọn đúng đắn về hôn nhân cũng như quyết định mang thai và sinh ra những đứa con không mắc bệnh Thalassemia - tan máu bẩm sinh, việc khám sức khỏe tiền hôn nhân vô cùng quan trọng. Theo đó, công tác tuyên truyền, tư vấn về Thalassemia cần được triển khai rộng khắp, qua đó thay đổi nhận thức mỗi người, mỗi gia đình.

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Bệnh tan máu bẩm sinh (hay còn gọi bệnh Thalassemia) là một bệnh di truyền – bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính.

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Sáng ngày 6/5, tại Trạm y tế xã Hương Trạch, Trung tâm y tế huyện Hương Khê, Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã, Trạm y tế tổ chức Lễ phát động Chiến dịch truyền thông, cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, khám sàng lọc chăm sóc sức khỏe cho người dân và nâng cao chất lượng dân số năm 2024.

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Ngày Thalassemia thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày 8/5, giúp những người mắc bệnh này sống khỏe mạnh hơn, lâu hơn và hiệu quả hơn. Thông qua ngày Thalassemia người bệnh chia sẻ kiến thức, trao đổi thông tin, tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức có mục tiêu và giáo dục chất lượng về bệnh Thalassemia.

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ (quá trình chuyển sang mãn kinh) thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Giai đoạn này có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào từ cuối độ tuổi 30 đến 50 và kéo dài trung bình 4 năm, thậm chí kéo dài đến 8 năm.

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Nghe có vẻ rất hiếm gặp nhưng trên thực tế có một số người bị dị ứng khi sử dụng bao cao su. Vậy thực chất hiện tượng này là gì và cách xử lý như thế nào?

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Theo Chi cục Dân số tỉnh Thừa Thiên Huế, tuyên truyền, giáo dục thay đổi hành vi, góp phần nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh…giúp phát hiện và điều trị sớm bệnh tan máu bẩm sinh.

Top