Hà Nội
23°C / 22-25°C

Quan họ và chuyện “bước qua lời nguyền”

Chủ nhật, 11:30 14/02/2016 | Xã hội

GiadinhNet - Bao đời nay, các liền anh, liền chị quan họ cứ “đến hẹn lại lên”, mỗi mùa trẩy hội lại lúng liếng trao nhau ánh mắt, câu ca thắm đượm nghĩa tình rồi ai về nhà nấy. Tất cả đều khắc cốt ghi tâm một “lời nguyền”: Quan họ không lấy nhau, xin hẹn kiếp sau!

Chuyện kiêng kị ấy chỉ tồn tại dưới dạng bất thành văn nhưng vẫn được cộng đồng công nhận, nâng lên thành một chuẩn mực văn hóa, đạo đức của cuộc sống tình cảm những người con quê hương Kinh Bắc. Bởi thế, mỗi lần tan hội, họ chỉ biết gửi lưu luyến vào câu hát: “Người ơi, người ở đừng về...”.

Đối đáp hết đời vẫn chỉ để nhìn nhau

Một ngày cuối đông, trong tiết trời hanh hao gió rét, chúng tôi về Đền Vua Bà Thủy tổ Quan họ làng Diềm (xã Hòa Long, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh). Phong thái thong thả, nhã nhặn mà thân tình của bà Nguyễn Thị Chanh như một minh chứng chân thực cho nền nếp, phong tục của người quan họ miền Bắc sông Cầu có tiếng phong lưu, trù phú.

Khi được hỏi về tục “kết chạ” quan họ với “lời nguyền” trai gái không được lấy nhau, bà Chanh chia sẻ: “Quan họ bao giờ cũng hát đôi. Bên này hát thì đôi bên kia đối lại. Quan niệm người xưa nghiêm khắc lắm. Nếu đứng hát, đôi hát quay mặt vào nhau nhưng tay phải cầm quạt che miệng. Khi hát mắt nhìn xuống đất, thỉnh thoảng mới nhìn miệng bạn để ca cho đều… Vì lẽ đó, tục “kết chạ” giữa các làng quan họ cũng được tuân thủ nghiêm ngặt, truyền từ đời này sang đời khác. Tất cả con trai, con gái trong “bọn” quan họ mà hai làng “kết chạ” đều không được lấy nhau. Có những liền anh, liền chị hát với nhau từ khi còn trẻ đến hết đời. Ngày tàn, hội tan vẫn phải ca lời “giã bạn””.

Vẻ đẹp mặn mà của liền chị quan họ. Ảnh: Minh Trường
Vẻ đẹp mặn mà của liền chị quan họ. Ảnh: Minh Trường

Bà Chanh vừa mời nước, mời trầu vừa từ tốn giảng giải, minh họa cho câu chuyện này bằng lời hát mộc mạc: Trông lên sơn thủy hữu tình/ Thơ ngâm ngoài lái rượu bình trong khoang/ Đôi tay em dạo cung đàn/ Tiếng tơ tiếng trúc bổng trầm thiết tha”. Có lẽ, chính vì yêu nhau mà không thể lấy nhau nên trạng thái “tình trong như đã” của các cặp hát quan họ cứ đẩy đưa cảm xúc trong lòng họ theo năm tháng trở thành niềm thiết tha, ám ảnh chất ngất.

Trong tiết xuân đang lưỡng lự đi qua miền quan họ đằm thắm này, bà Chanh vận chiếc áo dài mới chia hai màu đen và lam nhạt, ngoài khoác áo ghi lê len trắng, đầu vấn khăn nhung đen thay cho tấm áo nâu sồng quen thuộc. Dường như ở bà có chút gì đó còn vương tơ, mắc nợ với một nỗi buồn ngóng ngùi xen vào niềm an nhiên của đời sống “đã đành dẫu phải chia xa/ người vui đường ấy riêng ta đường này”. Bà khiến cho chúng tôi nghĩ đến một thứ “ái tình nghệ thuật” đầy thiêng liêng từng làm trốc cành lay rễ, từng làm hoa lẻ trong hương ở chốn Kinh Bắc này. Nhất là, cho đến tận bây giờ, “lời nguyền” quan họ không được lấy nhau vẫn còn là ranh giới thực sự với những cặp nhỡ “say” tiếng hát, nhỡ trộm mến nhau của bao liền anh, liền chị đôi bên “kết chạ”. Say hay mến với họ vẫn chỉ là cái tình trao nhau chốc lát mỗi độ Xuân về Tết đến, rồi lại bằn bặt năm trời chờ mong để được gặp nhau, trao nhau câu hát, nụ cười…

Có yêu nhau thì trò chuyện vân vi

Vợ chồng NSƯT Tự Lẫm và nghệ sĩ Nguyễn Quang Long. Ảnh: L.M
Vợ chồng NSƯT Tự Lẫm và nghệ sĩ Nguyễn Quang Long. Ảnh: L.M

Trước khi về làng Diềm, nghệ sĩ Nguyễn Quang Long - người có nhiều năm nghiên cứu về quan họ đã minh họa với chúng tôi những câu ca đầy day dứt về mối duyên lỡ làng này: “Còn gì buồn hơn khi yêu nhau mà không lấy được nhau? Để rồi cô gái trong trắng, tinh khiết và thơm như bông hoa nhài tự lấy đôi tay mình ngắt nhụy mà mơ đôi tay ai đang “đón gió ghẹo trăng”: Đôi tay ngắt nhụy huê nhài/ Tay giơ đón gió, tay chòi ghẹo trăng. Lại chợt tỉnh về thực tại, cô đành tự an ủi rằng: Rủi may bởi tại chị Hằng. Trong khi đó, người tri kỷ của cô gái lại đang một mình “Ngồi tựa mạn thuyền” nhìn trăng in mặt nước, càng nhìn càng xinh. Rõ ràng chàng trai đã nhìn khuôn trăng in trên mặt nước mà ngỡ như khuôn mặt người thương. Trong không gian sơn thủy hữu tình mà thành thơ, thành tiếng trúc tiếng tơ hay chính là tiếng lòng chàng trai: Và anh cũng tự an ủi về sự xa cách nhớ nhung người yêu rằng: Làm trai chơi chốn cầu hà. Chừng nào còn có những người quan họ yêu nhau, không lấy được nhau thì những câu ca như rút ruột gan mình ra vẫn còn vang vọng”.

Với người Kinh Bắc, ngay cả khi tục lệ mang tính chất ngăn cản thì họ vẫn đem vào câu hát giao duyên một sự diễn đạt hết sức tinh tế như trong bài “Thân lươn bao quản lấm đầu”, câu “Có yêu nhau thì trò chuyện vân vi”  đến bây giờ nhiều nghệ sĩ có tiếng vẫn “xuyên tạc” thành “Có yêu nhau thì lấy quách nhau đi, kẻo mai quá lứa lỡ thì lại bảo là tại tôi”. Tương tự, trong câu cuối của bài “Lý giao duyên” rằng “Cái ngãi đá vàng ta quyết mà yêu nhau” cũng bị hát chệch thành “ta quyết mà lấy nhau”.

“Lệ làng” cấm cản “lệ lòng” đành buông!

Ở “phố nghệ sĩ”, nơi vốn là khu tập thể của Đoàn Dân ca quan họ (nay là Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh). Chẳng cứ mùa xuân hay dịp hội hè, lễ Tết mà có khi chỉ cần một vài người khách bên kia sông Đuống tìm về là “phố nghệ sĩ” lại dập dìu sênh phách. Nghệ sĩ Vũ Tự Lẫm – cha của nghệ sĩ Tự Long với vóc dáng, khuôn mặt toát lên vẻ phong trần, nhưng cử chỉ, giọng nói hồn hậu, đằm lắng tình của liền anh Kinh Bắc và vợ ông - nghệ sĩ Minh Phức sinh ra trong làng quan họ cổ Ngang Nội, cũng là một “liền chị” quan họ nổi tiếng một thời với giọng ca ngọt ngào, nay đã hơn 60 tuổi.

Khi được hỏi về trường hợp liền anh, liền chị “kết chạ” rồi vẫn lấy nhau, NSƯT Tự Lẫm đăm chiêu suy ngẫm rồi đúc kết: “Cũng có nhiều người hỏi tôi và nhà tôi có thuộc trường hợp ấy không hoặc đưa ra vài trường hợp khác. Trong câu chuyện này, chúng ta phải rất thận trọng. Liền anh, liền chị nên vợ nên chồng thì rất nhiều, nhưng “kết chạ” rồi mà vẫn lấy nhau thì từ thuở tôi đi hát từ năm 13 tuổi đến nay chưa từng gặp”. Quan họ là thế, gặp người như nỗi tấm lòng, ông đã kể lại cho chúng tôi nghe về mối tình với liền chị Minh Phức - một mối tình đến tự nhiên và được cho là khá “thuận buồm xuôi gió” với những liền anh, liền chị hát câu giã bạn nhưng về chung một nhà bởi làng Ngang Nội của ông và Trang Liệt của liền chị Minh Phức không có tục “kết chạ”. Nhưng có phải cặp liền anh, liền chị nào ở vùng Kinh Bắc này cũng được như thế đâu!

Truyện Kiều có câu “Đã mang cái nghiệp vào thân” thật đúng với số phận của vợ chồng nghệ sĩ Tự Lẫm. Tình yêu dành cho nhau mặn nồng bao nhiêu thì tình yêu với nghệ thuật lại chất chứa đầy sóng gió. Bao lần toan bỏ nghề nhưng tình yêu dành cho quan họ lại trỗi dậy. Và rồi, ông không chỉ hát một mình mà lay thức cả vợ hát theo. Giọng ca nền nẩy của liền anh, liền chị hòa quyện vào nhau, cởi trói cho tâm trạng lúc buồn hát khúc ngổn ngang, khi vui lời cũng nhịp nhàng bên nhau.

Theo NSƯT Lệ Ngải - nguyên diễn viên Nhà hát quan họ Bắc Ninh, trường hợp liền anh, liền chị lấy nhau khá hiếm và nhiều cặp đôi khi về chung nhà rồi cả hai người bỏ nghề hoặc chỉ một người còn đi hát. “Ở vùng Kinh Bắc có thể kể một số “bọn” quan họ “kết chạ” nổi tiếng tuân thủ tục lệ này như: Viêm Xá - Hoài Bão, Phù Lưu - Hạ Giang, Lũng Giang - Tam Sơn, Khả Lễ - Bò Sơn, Ném Đông - Ném Đoài... Không chỉ là sự kết giao trên hương ước mà đó còn là tình cảm thực sự của hai làng, một thứ tình cảm được hun đúc bằng sự nâng niu trân trọng của tất cả những người ở hai cộng đồng dân cư khác nhau”.

Bây giờ, xứ Kinh Bắc đang vào mùa hoa cúc. Những cánh đồng cách đây ít ngày còn trơ gốc rạ nay đã được xới đất, vun trồng thành những luống hoa. Những liền anh, liền chị hẹn chúng tôi chờ đến tháng Giêng, khi lứa hoa cuối cùng bung nở trong mưa xuân, nắng ấm sẽ là mùa quan họ bắt đầu trẩy hội. “Buồn về dãi nắng dầm sương/ Hoa mận hoa hường, hoa cúc biết về tay/ Nay thương hoa tôi mới phải đi tìm/ Hoa kia héo lòng lại thêm thương người”, câu hát của vợ chồng liền anh Vũ Tự Lẫm da diết như níu chân khách lạ. Ở miền đất này, bao người không thể lấy nhau thì chừng ấy câu hát sẽ âm thầm, chan chứa tìm nhau vào mùa hội. “Mà nên áo thắm khăn điều/ Mà nên thương nhớ nên yêu một đời/ Mái chùa cong ánh trăng ngời/ Chờ nhau bèo dạt mây trôi còn chờ…(Ý Nhi).

 

“Những trường hợp nằm ngoài tục “kết chạ” thì không thể nói là họ “bước qua lời nguyền”. Tôi cũng chưa gặp trường hợp nào như thế!”, nghệ sĩ Lệ Ngải nói. Cũng theo bà, việc trai, gái hai làng không lấy nhau dù có nơi ghi trong hương ước, có nơi không nhưng cứ truyền miệng từ đời nọ qua đời kia. Những phong tục truyền miệng ấy còn có sức mạnh ghê gớm hơn rất nhiều so với quy định bằng văn bản”.

 

“Kết chạ” là kết nghĩa anh em. Đây là một nét đẹp văn hóa Việt Nam rất phổ biến ở vùng đồng bằng, trung du Bắc Bộ, Kinh Bắc chỉ là một vùng trong số đó. Khi hai làng “kết chạ” thì coi như người trong một nhà vì thế không được lấy nhau. Nhưng nếu hai “bọn” quan họ không nằm trong hai làng “kết chạ” thì vẫn lấy nhau, nên duyên vợ chồng bình thường. Dẫu sao, thời nào thì vẫn có những người quan họ yêu nhau không lấy được nhau và cách bày tỏ của các liền anh, liền chị về điều này rất ý nhị. Cái tình trong quan họ mang đầy chất thơ. Nó không chỉ thể hiện trong ca từ (mặc dù đây là điểm mạnh nhất) mà còn được biểu lộ qua cử chỉ, hành động, lời nói, ánh mắt, nụ cười và cách họ cúi chào nhau. Bây giờ, tục lệ độc đáo trên ở nhiều địa phương có phần mai một, nam nữ trong hai làng năm xưa “kết chạ” giờ ít người nối gót người xưa đi hát nên họ vẫn lấy nhau bình thường”.

(Nhà nghiên cứu quan họ, nghệ sỹ Nguyễn Quang Long)

Lữ Mai/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người dân miền Bắc tiếp tục hứng chịu kiểu thời tiết cực đoan kéo dài trong những ngày tới

Người dân miền Bắc tiếp tục hứng chịu kiểu thời tiết cực đoan kéo dài trong những ngày tới

Thời sự - 24 phút trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết hôm nay, khu vực miền Bắc tiếp tục xuất hiện mưa rào và dông có thể kèm theo sấm sét, lốc xoáy và gió giật mạnh. Dự báo hiện tượng thời tiết cực đoan còn kéo dài trong những ngày tới.

Ký ức không phai của chiến sĩ Điện Biên Phủ

Ký ức không phai của chiến sĩ Điện Biên Phủ

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - "Mấy ngày nay, ông ấy tỉ mẩn ngồi đính những huân huy chương được tặng lên chiếc áo trắng mới nhất rồi treo ngay ngắn trong phòng. Những bài hát, vần thơ những ngày "khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt" ở chiến dịch Điện Biên Phủ được ông ngân nga suốt ngày. Cả nhà như sống lại những tháng ngày hào hùng của dân tộc" – vợ cựu binh Võ Nguộc (chiến sĩ Điện Biên Phủ) tâm sự.

Hiện trường sạt lở ở Hà Tĩnh khiến 3 công nhân tử vong, 4 người bị thương

Hiện trường sạt lở ở Hà Tĩnh khiến 3 công nhân tử vong, 4 người bị thương

Thời sự - 1 giờ trước

Khu vực xảy ra sạt lở ở Hà Tĩnh khiến 7 công nhân thương vong có địa hình đồi núi. Nhóm công nhân đặt lán cách trụ móng thi công đường điện 500kV khoảng 100m.

Tin sáng 7/5: Midu tổ chức lễ cưới với chồng doanh nhân tại Đà Lạt chiều nay, khách mời có quy định đặc biệt; Miền Bắc sắp mưa lớn diện rộng

Tin sáng 7/5: Midu tổ chức lễ cưới với chồng doanh nhân tại Đà Lạt chiều nay, khách mời có quy định đặc biệt; Miền Bắc sắp mưa lớn diện rộng

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Nguồn tin thân cận diễn viên Midu cho biết cô và doanh nhân Minh Đạt làm đám cưới riêng tư tại một resort ở TP Đà Lạt, Lâm Đồng vào chiều 7/5.

Sáng nay, tổ chức trọng thể Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng nay, tổ chức trọng thể Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Thời sự - 1 giờ trước

Đúng 7h45 phút, Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" chính thức diễn ra tại mảnh đất Điện Biên lịch sử.

Gen Z ở Huế giành giải thưởng tiền tỷ nhờ hùng biện tiếng Anh về di sản

Gen Z ở Huế giành giải thưởng tiền tỷ nhờ hùng biện tiếng Anh về di sản

Giáo dục - 1 giờ trước

Tham gia cuộc thi "Hue Z - Gen Z cùng di sản văn hóa Huế", học sinh, sinh viên tại Huế được nhận giải thưởng cao nhất có trị giá lên đến 9 tỷ đồng.

Nhân chứng kể giây phút đất đá sạt lở khiến 3 người tử vong ở Hà Tĩnh

Nhân chứng kể giây phút đất đá sạt lở khiến 3 người tử vong ở Hà Tĩnh

Thời sự - 1 giờ trước

Nhân chứng kể lại, khoảng 15 phút sau khi 18 công nhân vào lán trại trú mưa, đất đá sạt lở bất ngờ ập xuống. Mọi người tháo chạy tán loạn, nhưng 3 công nhân không kịp thoát ra, bị đất đá vùi lấp dẫn tới tử vong.

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Đại tướng Võ Nguyên Giáp - nhà chiến lược lỗi lạc

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Đại tướng Võ Nguyên Giáp - nhà chiến lược lỗi lạc

Thời sự - 1 giờ trước

Theo phóng viên TTXVN tại La Habana, ngày 6/5, hãng thông tấn Mỹ Latinh Prensa Latina cho biết các chuyên gia quân sự khắp thế giới tái khẳng định trước thềm lễ kỷ niệm 70 năm trận chiến lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) rằng Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một trong 10 nhà chiến lược lỗi lạc nhất mọi thời đại.

Diễn biến mới nhất vụ hai mẹ con tử vong bất thường trong ngôi nhà bốc cháy ở Thanh Hóa

Diễn biến mới nhất vụ hai mẹ con tử vong bất thường trong ngôi nhà bốc cháy ở Thanh Hóa

Xã hội - 11 giờ trước

GĐXH - Bước đầu cơ quan chức năng nhận định B. V. G. đã phóng hỏa đốt nhà khiến người mẹ đẻ ngủ dưới tầng 1 chết cháy, sau đó dùng dao tự sát.

Sau 7 tháng thi công, cầu vượt sông Đáy ở Nam Định đang dần lộ diện

Sau 7 tháng thi công, cầu vượt sông Đáy ở Nam Định đang dần lộ diện

Đời sống - 11 giờ trước

GĐXH - Sau khi hoàn thiện cầu vượt sông Đáy nối Nam Định và Ninh Bình có tổng mức đầu tư 1.450 tỷ đồng sẽ rút ngắn thời gian cũng như quãng đường di chuyển từ khu vực phía Nam 3 tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình đi Hải Phòng, giúp phát triển kinh tế địa phương.

Top