Hà Nội
23°C / 22-25°C

“Qua vụ thảm sát ở Bình Phước, càng phải dạy trẻ kỹ năng sống”

Thứ hai, 07:52 13/07/2015 | Xã hội

GiadinhNet - “Qua vụ thảm sát ở Bình Phước, tôi cho rằng, việc thay đổi tư duy trong giáo dục là một vấn đề cấp thiết. Cái gốc nhân văn đã bị phá vỡ nên xã hội bị mất an toàn trong rất nhiều khía cạnh. Chính vì thế, tôi hoàn toàn ủng hộ việc dạy kỹ năng sống cho trẻ, đó là điều cần thiết”, TS Ngô Kiều Oanh, Giám đốc Trang trại Đồng Quê chia sẻ.

 

Các khóa sinh tham gia khóa tu ở chùa Đình Quán (ảnh Phật tử Việt Nam).
Các khóa sinh tham gia khóa tu ở chùa Đình Quán (ảnh Phật tử Việt Nam).

 

Nên để trẻ quyết định khóa học

Vài ba năm trở lại đây, khi muốn tìm kiếm những khóa học kỹ năng sống, rèn luyện tác phong nề nếp cho trẻ, nhiều phụ huynh đã đăng ký cho con tham gia các khóa học quân đội, khóa tu trên chùa hay làm nông dân. Tuy nhiên, ngoài những ý kiến phản đối, đa số ý kiến vẫn là ủng hộ các chương trình này.

Anh Nguyễn Hoàng Minh (ở quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho rằng, môi trường quân đội không phải là nơi dành cho con trẻ. “Chỉ những gia đình bất lực, không tự dạy dỗ được con cái thì mới cho con đi thôi. Tôi có anh bạn cũng cho con tham gia chương trình này. Tuy nhiên khi về nhà thì suốt ngày cháu đòi bố mua súng để chơi trò bắn nhau. Nằm ngủ thì bị ám ảnh, giật mình vì vừa trải qua những sinh hoạt mang tính kỷ luật quá nghiêm khắc”, anh Minh đưa ra quan điểm.

Trái ngược với quan điểm của anh Minh, anh Nguyễn Tuấn Dũng, phụ huynh cháu Nguyễn Quang Anh (chuẩn bị lên lớp 5, ở quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết: Trước khi cho con tham gia chương trình học kỳ quân đội, anh cũng đã tìm hiểu và tham khảo rất nhiều phụ huynh đi trước. “Mặc dù cũng có người phản đối, nhưng qua một tuần trải nghiệm, tôi thấy con đã được học nhiều điều. Đó là con đã biết tự lập khi xa bố mẹ, biết tự chăm sóc bản thân, tự giặt quần áo, rửa bát, gấp chăn màn... Còn nếu đi học về mà các cháu bị ám ảnh thì cũng nên xem lại việc dạy con trong gia đình của bố mẹ”, anh Dũng cho hay.

Anh Dũng chia sẻ: “Về quan điểm thì tôi luôn ủng hộ những chương trình này cho các cháu vào dịp hè. Tuy nhiên, các bậc bố mẹ nên hỏi trẻ xem chúng có thích hay không chứ chúng ta không nên áp đặt cho con nếu chúng không muốn”.

Từng đưa con trai Võ Chí Hải lên chùa Đình Quán (ở phường Phú Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) để học khóa tu, chị Trịnh Mỹ Hoa (ở quận Hoàn Kiếm) cho rằng: “Mỗi người một quan điểm, nhưng qua hai năm cho con theo học, tôi thấy cháu đã trưởng thành hơn rất nhiều. Tính cách cháu thay đổi, không còn ham chơi game như trước, thấy bố mẹ đi làm về cũng biết quan tâm, hỏi han có mệt không, có cần giúp đỡ gì không”.

“Tôi nghĩ, không chỉ là chuyện cho trẻ đi tu, tham gia học kỳ quân đội, hay làm nông dân mà bất kỳ vấn đề gì, đều luôn có hai chiều hướng phản đối, hay đồng tình. Cái quan trọng là ở mỗi bậc phụ huynh khi cho con tham gia những khóa học kỹ năng này đã tìm hiểu kỹ hay chưa? Họ cho con đi học với mục đích gì. Sau đó là kết quả có tốt hay không. Đành rằng, mọi việc là phải giáo dục từ gia đình và gia đình là cái nôi của đạo đức, kỹ năng sống… nhưng trong cuộc sống, bố mẹ hay người thân không phải lúc nào cũng có đủ thời gian, trình độ, nhận thức và sự hiểu biết để dạy tất cả mọi thứ cho con. Thay vì sự thiếu chuyên nghiệp đó, chúng ta có thể chọn các khóa học này, vừa chuyên nghiệp mà con cái lại hào hứng hơn”, chị Hoa chia sẻ.

“Trẻ em bây giờ ngờ nghệch, sách vở”

Đang tham gia chương trình học làm nông dân ở Trang trại Đồng quê (Ba Vì, Hà Nội), em Vương Tuấn Anh, Trường THCS Cầu Giấy thích thú: “Từ trước tới giờ mọi thứ về đồng quê, về người nông dân em chỉ được học qua sách vở. Hôm nay em đã biết được cây lúa ở bên ngoài thì như thế nào; rồi đi vắt sữa bò sau đó xem chế biến pho mát ra làm sao; chúng em còn đi hái chè, sau đó vào xem quá trình chế biến, đóng gói để mang về biếu bố mẹ, ông bà. Em thấy đi thực tế như thế này rất vui và biết được nhiều điều, thích hơn nhiều học trong sách vở”.

Giáo viên, ThS Hà Ngọc Dũng cho biết: Chương trình học kỳ quân đội của Trung tâm phát triển kỹ năng xã hội của Học viện Thanh thiếu niên tổ chức hàng năm vào dịp hè với mục đích tạo không gian lành mạnh, môi trường rèn luyện bản lĩnh thế hệ trẻ, rèn luyện tác phong, ý thức tự lập, sức khỏe dẻo dai, tinh thần đồng đội, hợp tác… “Mặc dù thời gian chưa đến 10 ngày nhưng sự thay đổi của từng em là rất rõ, từ cách các em chưa bao giờ phải giặt quần áo, sau một ngày đã biết tự giặt quần áo và duy trì được thói quen này tại gia đình; hay có bạn chưa bao giờ phải xa ba mẹ một ngày nhưng qua đợt học này, các em đã học được tính tự lập. Trước khi tham gia chương trình học kỳ quân đội, một số em còn không biết xác định mục tiêu cho bản thân, không biết mục tiêu của mình là gì, sau những buổi học các em đã xây dựng cho mình những mục tiêu cụ thể trong đợt học, trong những tháng tiếp theo. Quyết tâm thực hiện được những mục tiêu đó...

Qua nhiều năm tổ chức, tôi cũng nhận được phản hồi rất tích cực từ phụ huynh, gia đình các em. Rất nhiều lời cảm ơn chương trình đã tạo cho các con em một môi trường vô cùng bổ ích, lý thú, thực sự làm thay đổi rất nhiều cho các em”, anh Dũng cho biết.

Từng nhiều năm trăn trở về việc giáo dục và dạy kỹ năng sống cho học sinh, TS Ngô Kiều Oanh, Giám đốc Trang trại Đồng quê (Ba Vì, Hà Nội) tâm sự: “Qua vụ thảm sát ở Bình Phước, tôi cho rằng, việc thay đổi tư duy trong giáo dục là một vấn đề cấp thiết. Cái gốc nhân văn đã bị phá vỡ nên xã hội bị mất an toàn trong rất nhiều khía cạnh. Vì vậy, việc dạy cho trẻ các kỹ năng sống, cách vượt qua khủng hoảng là điều rất cần thiết”.

Theo TS Ngô Kiều Oanh: “Chúng ta đang dạy cho trẻ quá nhiều điều trong sách vở mà không để ý đến kỹ năng sống và những việc làm thực tế. Bao nhiêu năm gắn liền với mô hình giáo dục đồng quê, tôi thấy rằng, học sinh còn ngờ nghệch giữa thực tế và trong sách vở quá. Thay vì dạy những lý thuyết quá dài, quá khó hiểu thì chúng ta hãy cho chúng trải nghiệm thực tế luôn”.

Còn Ni sư Thích Tịnh Quán, trụ trì chùa Đình Quán chia sẻ, qua mỗi khóa tu mùa hè, chúng tôi dạy cho con trẻ không chỉ vun đắp nền tảng đạo đức, tâm linh cho giới trẻ, mà còn chuyển tải tinh thần từ bi và trí tuệ của đạo Phật. Đồng thời cùng cộng đồng xây dựng một thế hệ trí thức tương lai lành mạnh cả thể chất và tinh thần. Trong những ngày diễn ra khóa tu, các khóa sinh sẽ được nghe giảng về giáo lý nhà Phật, giáo dục đạo đức nhân cách, lòng hiếu thảo, sự yêu thương, được giáo dục những kỹ năng sống và tính tự lập. Bên cạnh đó, các khóa sinh còn được tham gia các trò chơi bổ ích, giao lưu, học hỏi, có thêm nhiều người bạn tốt.

Lê Nhung/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Sắp tới, người dân có thể phải chịu mức phạt tiền cực nặng nếu thực hiện những hành vi này đối với đất đai

Sắp tới, người dân có thể phải chịu mức phạt tiền cực nặng nếu thực hiện những hành vi này đối với đất đai

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Theo dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai đang được Bộ Tài nguyên và Môi trường lấy ý kiến thì cá nhân, tổ chức có thể sẽ phải chịu mức phạt tiền cực nặng nếu thực hiện một số hành vi như lấn, chiếm đất, hủy hoại đất.

'Bà trùm' lừa đảo hơn 800 tỷ đồng bỏ trốn khi đang điều trị tâm thần

'Bà trùm' lừa đảo hơn 800 tỷ đồng bỏ trốn khi đang điều trị tâm thần

Pháp luật - 1 giờ trước

Trong thời gian chữa bệnh bắt buộc tại Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa, "trùm" lừa đảo Trần Thị Mỹ Hiền đã bỏ trốn.

Đề xuất miễn, giảm lệ phí cho công dân thay đổi thông tin, giấy tờ tùy thân sau sáp nhập xã, phường ở Hà Nội

Đề xuất miễn, giảm lệ phí cho công dân thay đổi thông tin, giấy tờ tùy thân sau sáp nhập xã, phường ở Hà Nội

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Đến nay, 26 quận, huyện có phường, xã phải sắp xếp trong giai đoạn 2023-2025 đã hoàn thành việc lấy ý kiến cử tri và thống nhất phương án sáp nhập. Trong đó, nhiều địa phương cũng đã đề xuất những giải pháp nhằm hỗ trợ về chi phí, miễn lệ phí cho công dân thay đổi giấy tờ tùy thân, thủ tục hành chính... sau sáp nhập.

Hé lộ ký hiệu nhỏ được thêm trên vai áo lực lượng CSCĐ nhưng có thể cứu sống sinh mạng nhiều chiến sĩ

Hé lộ ký hiệu nhỏ được thêm trên vai áo lực lượng CSCĐ nhưng có thể cứu sống sinh mạng nhiều chiến sĩ

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Cùng với biểu tượng quốc kỳ Việt Nam, miếng dán có ký hiệu khác nhau trên vai áo lực lượng cảnh sát cơ động trong buổi diễu binh, diễu hành nhân 50 năm ngày Truyền thống Lực lượng Cảnh sát cơ động thu hút sự chú ý của nhiều người.

Chi tiết 16 điểm bắn pháo hoa ở TP HCM dịp lễ 30-4

Chi tiết 16 điểm bắn pháo hoa ở TP HCM dịp lễ 30-4

Đời sống - 2 giờ trước

16 điểm bắn pháo hoa gồm 10 điểm dọc tuyến sông Sài Gòn (1 điểm tầm cao và 9 điểm tầm thấp) và 6 điểm tại các quận, huyện.

Vi phạm PCCC, nhà sách Tiến Thọ vẫn mở cửa hoạt động, coi thường tính mạng người dân, bất chấp chỉ đạo của cơ quan chức năng

Vi phạm PCCC, nhà sách Tiến Thọ vẫn mở cửa hoạt động, coi thường tính mạng người dân, bất chấp chỉ đạo của cơ quan chức năng

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Nhà sách Tiến Thọ tại phường Thanh Xuân Trung (quận Thanh Xuân, Hà Nội) vẫn tiếp tục mở cửa hoạt động, không tuân thủ văn bản chỉ đạo của cơ quan chức năng.

Vụ giết người trong rừng sâu và hành trình hơn 600 ngày truy lùng hung thủ (P1): Lẩn trốn sau tội ác

Vụ giết người trong rừng sâu và hành trình hơn 600 ngày truy lùng hung thủ (P1): Lẩn trốn sau tội ác

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Ngày 15/5/2022, tại sâu trong khu vực rừng quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh) xảy ra vụ án mạng nghiêm trọng. Một nhân viên bảo vệ rừng đã bị một người quen dùng dao đâm tử vong. Phải mất tới gần 2 năm truy đuổi, công an mới tìm ra manh mối về tên giết người "máu lạnh" này.

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Ba ngày 16/4/2024

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Ba ngày 16/4/2024

Xã hội - 4 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Ba ngày 16/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Bắt em trai của kẻ từng bị tuyên án tử hình vì giết người, cướp tài sản

Bắt em trai của kẻ từng bị tuyên án tử hình vì giết người, cướp tài sản

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Dù anh trai đã bị tuyên án tử hình vì sát hại một lái xe ôm công nghệ để cướp, nhưng Tuân vẫn không sợ mà tiếp tục “nối gót” anh.

Thanh Hóa: Trường xuống cấp, thầy và trò vừa học vừa lo

Thanh Hóa: Trường xuống cấp, thầy và trò vừa học vừa lo

Giáo dục - 5 giờ trước

GĐXH - Sau hơn 20 năm sử dụng, Trường THCS Thiệu Công, xã Thiệu Công, huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa) xuống cấp nghiêm trọng khiến nhiều học sinh phải học tập trong căn phòng tạm ẩm thấp, không đảm bảo an toàn.

Top