Hà Nội
23°C / 22-25°C

Phương pháp dạy con pha trộn hai nền văn hóa của GS Ngô Bảo Châu

Thứ bảy, 10:00 20/09/2014 | Xã hội

GiadinhNet - Đam mê Toán học, bận bịu với công tác nghiên cứu, giảng dạy và hàng loạt các dự án, sự kiện sau khi nổi tiếng khắp thế giới nhưng chưa bao giờ GS Ngô Bảo Châu quên mình đang đảm nhận vai trò người cha của ba cô con gái.

Phương pháp dạy con pha trộn hai nền văn hóa của GS Ngô Bảo Châu 1

Gia đình GS Ngô Bảo Châu.

Chính vì vậy, anh luôn trăn trở với việc làm sao để các con có sự phát triển tốt nhất. Điều đặc biệt là việc sống ở nước ngoài đã giúp vị giáo sư trẻ tuổi kết hợp được phương pháp giáo dục giữa Á và Âu một cách hiệu quả. Anh tôn trọng cá tính, sự phá cách của trẻ nhưng trước đó đã đưa ra những khuôn phép nhất định.

Chưa chắc cái tốt cho mình đã tốt cho con

GS Ngô Bảo Châu lập gia đình ở tuổi 22 với người bạn gái học cùng chuyên toán thời phổ thông. Anh cho rằng, gia đình đã giúp anh cân bằng cuộc sống tinh thần với việc nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, vì kết hôn sớm nên ban đầu cuộc sống của vợ chồng anh cũng gặp nhiều khó khăn. Tại Đại học Paris XI, anh nhận mức lương 3.000 EUR mỗi tháng nhưng đã phải chi mất một nửa để trả tiền thuê nhà. Vì vậy, khi các con còn nhỏ, vợ chồng anh phải đưa về Hà Nội nhờ ông bà nội chăm sóc vì ở nước ngoài không có tiền thuê người giúp việc, bản thân lại phải làm việc nhiều không đủ thời gian chăm con. Khi các con được khoảng 4-5 tuổi, anh mới đưa sang Pháp ở cùng bố mẹ.

Có lẽ vì khoảng thời gian đầu vất vả như vậy và niềm đam mê Toán học đang vào giai đoạn “cao trào” nên đối với cô con gái cả, GS Châu luôn cảm thấy mình có khuyết điểm vì đã không gần gũi con nhiều hơn. “Có lần, cô bé nói với bố như thế này: “Bố không quan tâm đến bọn con, bố chỉ quan tâm đến môn toán của bố”. Trẻ con có ưu điểm luôn nói thật. Câu nói ngây thơ đó đã cảnh tỉnh tôi rất nhiều”, GS Châu cho biết. Cũng chính từ câu nói của con mà GS Châu nhận ra rằng, về chuyện dạy con, điều quan trọng nhất vẫn là dành thời gian cho trẻ. Điều này anh đã không làm được với con gái lớn vì khi cháu còn nhỏ thì anh cũng còn trẻ quá, đầu óc bị cuốn hút vào cái Bổ Đề. Tuy nhiên anh đã “nghiêm khắc rút kinh nghiệm” từ lời phê bình của con gái đầu để cố gắng làm tốt hơn với hai con gái sau.

GS Châu cho biết, lúc đầu anh khá tin vào các phương pháp giáo dục từ sách vở. Nhưng càng ngày, anh càng thấy chúng chỉ áp dụng được cho số lớn, không áp dụng được cho số nhỏ là mình và con cái của mình. Cái chính vẫn là phải có thời gian cho con, biết lắng nghe và động viên con. Anh chia sẻ: “Sai lầm lớn nhất mà bản thân tôi cũng đã mắc phải là nghĩ cái gì tốt cho mình thì ắt là tốt cho con. Nhưng để biết chính xác cái gì tốt cho con là rất khó. Tiềm năng của mỗi đứa trẻ rất khác nhau. Để hiểu được, phải cần nhiều thời gian lắng nghe và chia sẻ với con”.

Từ khi nhận ra điều quan trọng trên, GS Ngô Bảo Châu luôn dành nhiều nhất thời gian có thể để ở bên các con. Tuy nhiên là một người bận rộn nên anh phải tranh thủ mọi lúc, mọi nơi. “Học sinh bên Mỹ tan học vào khoảng 15 giờ chiều, lúc đó đang giờ làm việc nên tôi không thể thường xuyên đi đón con. Tuy nhiên, hôm nào vợ cần tôi đón bọn trẻ tôi vẫn thu xếp được. Nếu có điều kiện, tôi cũng thích được đi đón con. Tôi thường cùng các con đi bộ ra bến xe buýt, rồi đi xe buýt về nhà, vì tôi không thích lái xe. Trước cổng trường học của các con có một sân trượt băng. Vào mùa đông, hôm nào rỗi rãi mấy bố con trượt băng với nhau rồi đi bộ về. Từ trường Lab School, nơi các con học, đi bộ về đến nhà chỉ mất khoảng nửa tiếng. Buổi tối ở nhà, sau bữa ăn gia đình tôi hay ngồi tâm sự với cô gái bé nhất, sau khi bạn ấy đi ngủ thì tôi đọc sách”, GS chia sẻ về những khoảng thời gian ít ỏi để trò chuyện và vui chơi với các con.

Phương pháp dạy con pha trộn hai nền văn hóa của GS Ngô Bảo Châu 2

GS Ngô Bảo Châu và cô con gái út

Bố với con không nên là bạn

Thừa hưởng gen di truyền và sự giáo dục khoa học của bố mẹ, những đứa con của GS Ngô Bảo Châu đều rất ngoan ngoãn, học giỏi. Cô chị cả Ngô Thanh Hiên hiện đang là sinh viên Trường ĐH Chicago. Khi nói về người bố nổi tiếng, cô bé tiết lộ: “Với em, bố vẫn là một người bố chứ không phải người nổi tiếng. Ở nhà bố vẫn là một người bố bình thường, vẫn gần gũi, quan tâm các con. Bố Châu không nóng tính nhưng khi phòng của em bừa bộn, bố vẫn nhắc nhở dọn dẹp. Hồi nhỏ, em thực sự chưa biết bố làm gì, chỉ biết bố luôn miệt mài làm việc. Chỉ trước hôm bố đi nhận giải, em mới biết bố đạt giải thưởng danh giá về Toán học”.

Mặc dù ảnh hưởng nhiều bởi nền giáo dục cởi mở, tự do phương Tây nhưng GS Ngô Bảo Châu vẫn đưa các con vào “khuôn khổ” theo cách giáo dục của người Á Đông. Anh tôn trọng ý kiến của trẻ như ý kiến của người lớn nhưng vẫn phân định rạch ròi giữa hai vị trí làm bố và làm con. “Nhiều người thích làm cách mạng giáo dục, cứ bắt thầy với trò là bạn, bố với con là bạn. Cái này cực kỳ sai lầm vì thực ra trò cần mình làm thầy, chứ không cần mình làm bạn. Con cần mình làm bố chứ không cần mình làm bạn. Làm bạn có thể vui hơn, nhưng trẻ con sẽ bị thiệt thòi. Làm thầy, làm bố không đồng nghĩa với độc tài, mà là có ý thức để một số ranh giới không cho trẻ vượt qua vì có thể nguy hiểm đến thể xác hoặc sự phát triển của tâm hồn. Trẻ sẽ không giận nếu trong một số việc mình quyết định thay cho nó, mà có khi không giải thích được cặn kẽ. Chỉ có điều quyết định của mình phải nhất quán, không tùy tiện, nay thế này mai thế khác”, GS Châu chia sẻ.

Từ sự phân định rạch ròi trên mà GS Châu đưa ra những yêu cầu nhất định đối với con. Anh cho rằng: “Học cái gì cũng phải có phương pháp, chứ không thể học kiểu lãng tử được. Với trẻ con, ban đầu cần phải gò vào khuôn, sau đó thì mới có thể nổi loạn, phá cách. Trước hết phải có cách thì mới có cái gì mà phá, chứ ngay từ đầu đã hỗn mang thì mức độ sáng tạo sẽ rất vừa phải. Các triết lý chung chỉ nên dừng ở mức là bảo mình không nên làm gì, chứ không nên bảo mình phải làm gì và phải làm như thế nào”.

Sự nghiêm khắc của vị giáo sư còn thể hiện ở việc dạy các con tiết kiệm. Anh cho biết: “Có những chuyện không nên nói với trẻ con, điển hình là tiền. Trẻ con nhà tôi chỉ hiểu sơ sơ là tiền dùng để mua các thứ đồ dùng và cần tiết kiệm tiền. Hoàn toàn không có khái niệm là phải đi làm để kiếm tiền. Có bé nhà tôi được bố đưa ra công viên chơi. Tôi hỏi bé thích chơi trò gì. Bé nói trò gì cũng được, miễn là không tốn tiền. Cô này “ki bo” giống hệt bố. Nhưng tôi nghĩ rằng, biết tiết kiệm chính là cách tốt nhất để không bị lệ thuộc vào đồng tiền. Có thì tốt, không có thì thôi”.

Chính mẹ GS Châu - PGS.TS Trần Lưu Vân Hiền cũng phải công nhận về sự nghiêm khắc của anh đối với các con: “Tôi thường nói đùa rằng, ba cô con gái của Châu sống như binh sĩ trong trại lính. Mẹ các cháu cũng nói vậy. Các cháu được chiều khi sống cùng ông bà ở Hà Nội, song khi trở lại Pháp thì phải vào khuôn khổ vì hai đứa không có nhiều thời gian để chiều chuộng con. Châu bảo các kênh truyền hình ở bên đó không có lợi cho trẻ em vì toàn chiếu những chương trình quảng cáo. Vì thế những đứa trẻ không được bố khuyến khích xem tivi kể từ khi sang đó”.

Bên cạnh sự nghiêm khắc theo truyền thống Á Đông, GS Châu cũng rất coi trọng sự phát triển nhân cách cho con qua các hoạt động xã hội – phương pháp giáo dục điển hình của người phương Tây. Ở trường con anh học có chương trình phục vụ cộng đồng. Mỗi tuần cô bé lớn phải đến một cơ sở để chuẩn bị đồ ăn và bưng bê phục vụ những người nghèo nhất trong xã hội. Tuy cũng lo khi con phải đến một khu vực hơi kém về an ninh, nhưng anh thấy đó là hoạt động mà con học được rất nhiều thứ.

“Tôi thấy trẻ con có khả năng thích ứng nhanh thật. Ở chỗ phục vụ cộng đồng, cô bé lớn nhà tôi vừa bưng đồ ăn cho mấy ông bà Tây, vừa cười đùa vui vẻ. Tôi rất muốn học được cái khả năng đó từ cô bé nhưng khó quá. Mình quen là nói gì cũng phải nghĩ rồi, nên nhiều lúc cần nói dăm ba chuyện vui vẻ cho những người xung quanh ấm lòng thì không làm được một cách tự nhiên nữa. Những hoạt động tập thể như đi cắm trại, đi bộ, đi xe đạp việt dã, tham gia hoạt động xã hội một cách có tổ chức, có lẽ là cách giáo dục tốt nhất về các kỹ năng sống cho các em. Tuổi vị thành niên là cái tuổi người ta bắt đầu có ý thức về bản thân, nên rất say sưa tìm hiểu mình. Vì thế mà khả năng giao tiếp xã hội có phần kém đi so với các em bé cấp một, cấp hai: đấy là cái tuổi nửa ông nửa thằng. Vì vậy, nếu trẻ không thích thì mình cũng không nên ép. Nhưng tôi nghĩ, phần đông các em thích các hoạt động tập thể nếu nó không đi kèm với quá nhiều tiết mục giáo điều”, GS cho biết.               

Minh Trí

baocuoituan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
'Bóc phốt' vì bị áp KPI chạy bộ, cô gái lập tức bị công ty cũ 'sờ gáy'

'Bóc phốt' vì bị áp KPI chạy bộ, cô gái lập tức bị công ty cũ 'sờ gáy'

Đời sống - 14 phút trước

GĐXH - Sau khi video một cô gái công sở tố cấp trên áp KPI chạy bộ, đọc sách theo chỉ định của sếp được lan truyền trên mạng xã hội; ngay sau đó, cô gái này lập tức bị công ty cũ 'sờ gáy'.

Bắt 'cán bộ ngân hàng giả' chiếm đoạt hơn 80 tỉ đồng của nhiều người dân

Bắt 'cán bộ ngân hàng giả' chiếm đoạt hơn 80 tỉ đồng của nhiều người dân

Pháp luật - 17 phút trước

Giới thiệu là cán bộ ngân hàng đang cần tiền để hỗ trợ khách hàng đáo hạn các khoản vay với lợi nhuận cao, Hiếu đã lừa đảo, chiếm đoạt hơn 80 tỉ đồng của người dân ở nhiều tỉnh thành

Đi bộ không đúng quy định, người dân bị phạt thế nào?

Đi bộ không đúng quy định, người dân bị phạt thế nào?

Pháp luật - 18 phút trước

GĐXH - Theo quy định pháp luật, khi người đi bộ thực hiện nhiều hành vi như: Không đi đúng phần đường quy định, vượt qua dải phân cách, đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không bảo đảm an toàn... sẽ bị phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng.

Thanh Hóa: Doanh nghiệp tự ý phá rừng tự nhiên làm trạm biến áp

Thanh Hóa: Doanh nghiệp tự ý phá rừng tự nhiên làm trạm biến áp

Xã hội - 36 phút trước

GĐXH – San ủi 2,61 ha rừng tự nhiên khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép, 1 doanh nghiệp ở Thanh Hóa bị xử phạt 325 triệu đồng.

Lịch cắt điện Hải Phòng tuần này (từ 20 – 26/5/2024): Các quận, huyện trung tâm nằm trong diện mất điện nửa ngày

Lịch cắt điện Hải Phòng tuần này (từ 20 – 26/5/2024): Các quận, huyện trung tâm nằm trong diện mất điện nửa ngày

Xã hội - 38 phút trước

GĐXH – Theo lịch cắt điện của Công ty Điện lực Hải Phòng, trong tuần sẽ có một số quận, huyện trung tâm nằm trong danh sách không có điện để dùng.

Tử vi tuần mới 12 con giáp, 5 con giáp này vô cùng may mắn, khả năng kiếm tiền đỉnh cao

Tử vi tuần mới 12 con giáp, 5 con giáp này vô cùng may mắn, khả năng kiếm tiền đỉnh cao

Đời sống - 44 phút trước

GĐXH - Theo đánh giá tử vi tuần mới từ 20/5 - 26/5/2024 của 12 con giáp cho thấy, tuần mới của 6 con giáp này hứa hẹn một tuần đầy may mắn và cơ hội trong nhiều khía cạnh của cuộc sống.

Lâm Đồng đề xuất số lượng thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở

Lâm Đồng đề xuất số lượng thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Về số lượng thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở, Lâm Đồng đề xuất, đối với thôn có dưới 350 hộ gia đình, tổ dân phố có dưới 500 hộ gia đình được bố trí không quá 03 thành viên/1 tổ. Đối với thôn có từ 350 hộ gia đình trở lên, tổ dân phố có từ 500 hộ gia đình trở lên được bố trí không quá 04 thành viên/1 tổ.

Từ 1/7 tới, 4 trường hợp này sẽ bị phong toả tài khoản thanh toán, hàng triệu người phải chú ý

Từ 1/7 tới, 4 trường hợp này sẽ bị phong toả tài khoản thanh toán, hàng triệu người phải chú ý

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Nghị định số 52/2024/NĐ-CP của Chính Phủ đã quy định về thanh toán không dùng tiền mặt, trong đó có 4 trường hợp sẽ bị phong tỏa tài khoản thanh toán.

Từ 1/7, mức lương đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa là bao nhiêu?

Từ 1/7, mức lương đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa là bao nhiêu?

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Theo quy định hiện hành, mức lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp được đóng tối đa bằng 20 tháng lương tối thiểu vùng. Từ 1/7, thực hiện chính sách cải cách tiền lương, mức lương đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa là bao nhiêu?

Dùng mạng xã hội chạy quảng cáo, bán khoảng 2.000 giấy phép lái xe và đăng ký xe giả

Dùng mạng xã hội chạy quảng cáo, bán khoảng 2.000 giấy phép lái xe và đăng ký xe giả

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Các đối tượng chạy quảng cáo trên mạng xã hội để bán ra khoảng 2.000 giấy phép lái xe và đăng ký xe giả, thu lời bất chính khoảng 1,5 tỷ đồng.

Top