Hà Nội
23°C / 22-25°C

Phụ nữ với nỗi ám ảnh “chảy máu ồ ạt” sau sinh

Thứ năm, 18:37 06/12/2018 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Đối tượng thuộc nhóm nguy cơ cao dễ mắc tai biến này là những sản phụ thiếu máu, sản phụ lớn tuổi, sinh con quá to, nạo hút thai nhiều lần...

Nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho sản phụ

Đã 5 năm trôi qua nhưng chị Oanh (Phúc Thọ, Hà Nội) vẫn không thể quên được giây phút ám ảnh khi máu không ngừng chảy sau khi sinh cô con gái thứ hai. Suốt nhiều giờ đồng hồ được cấp cứu tích cực, giành giật sự sống với tử thần, chị Oanh mới qua cơn nguy kịch.

Tuy nhiên, không phải ai cũng được may mắn như chị. Rất nhiều sản phụ gặp tai biến băng huyết sau sinh đã mãi mãi rời xa gia đình, xa đứa con vừa mới dứt ruột đẻ ra. Mới đây nhất, một sản phụ 23 tuổi sống tại Thừa Thiên Huế cũng gặp trường hợp tương tự khi không thể qua khỏi vì bị băng huyết quá nặng sau khi sinh cậu con trai được ít giờ.

Theo PGS.TS Lưu Thị Hồng, nguyên Vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ trẻ em (Bộ Y tế), băng huyết sau sinh là một tai biến sản khoa thường gặp và là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tử vong ở các bà mẹ trên thế giới hàng năm.

Băng huyết sau sinh xảy ra khi sản phụ bị mất máu từ 500ml trở lên trong vòng 24 giờ đầu sau sinh. Triệu chứng chung của các trường hợp này là chảy máu nhiều ngay sau khi đẻ và sổ rau.

Khi mất máu quá nhiều, sản phụ có thể bị choáng, da xanh nhợt, mạch nhanh, huyết áp hạ, khát nước, chân tay lạnh, vã mồ hôi… Nếu không được can thiệp kịp thời, nguy cơ tử vong rất cao.


Băng huyết là một trong những tai biến sản khoa gây tử vong hàng đầu cho phụ nữ. Ảnh minh họa

Băng huyết là một trong những tai biến sản khoa gây tử vong hàng đầu cho phụ nữ. Ảnh minh họa

Một số nguyên nhân dẫn đến băng huyết sau sinh:

- Cơ tử cung yếu do đẻ nhiều lần, tử cung có sẹo mổ, u xơ tử cung, tử cung dị dạng; tử cung bị căng giãn quá mức vì đa thai, đa ối, thai to

- Quá trình chuyển dạ kéo dài gây mất sức cho sản phụ

- Sót rau trong buồng tử cung

- Sản phụ bị suy nhược, thiếu máu, mắc bệnh cao huyết áp, nhiễm độc thai nghén.

- Có tiền sử sảy, nạo, hút thai nhiều lần

- Tư thế đẻ không hợp lý; quá trình đỡ đẻ không đảm bảo an toàn...

Theo đó, đối tượng thuộc nhóm nguy cơ cao dễ gặp băng huyết sau sinh là những sản phụ thiếu máu; sản phụ lớn tuổi; sinh con quá to (trên 4kg); sinh đẻ, nạo hút thai nhiều lần; sinh đôi, sinh ba; nước ối quá nhiều; sản phụ bị bệnh cao huyết áp, rối loạn đông máu…

Tránh nhầm lẫn giữa băng huyết và sản dịch sau sinh

Trên thực tế, nhiều sản phụ sau khi đẻ thấy máu ra nhiều nhưng lại chủ quan nghĩ rằng là sản dịch sau sinh nên không thông báo cho bác sĩ, dẫn đến việc xử lý bị chậm trễ, tiềm ẩn rủi ro cao. Vì vậy, sản phụ cần phân biệt sản dịch và tai biến băng huyết để tránh nhầm lẫn, gây tai hại

Thông thường trong những ngày đầu, sản dịch có máu đỏ tươi, lượng máu ra nhiều hay ít còn tùy thuộc vào cơ địa của từng người và phụ thuộc vào việc sản phụ đẻ thường hay đẻ mổ. Sau đó, lượng máu sẽ dần bớt đi và chuyển qua màu hồng rồi màu nâu.

Nếu sản dịch ra đều, không bị ứ gây đau bụng, sản phụ vẫn sinh hoạt bình thường; thay băng vệ sinh hoặc bỉm mama khi thấy cần thiết.

Còn trong trường hợp sản phụ bị băng huyết, khi đó máu dịch ra có màu đỏ tươi và chảy “ồ ạt”, kèm theo đó là hiện tượng hoa mắt, chóng mặt, đau tức ở vùng tầng sinh môn khiến sản phụ vô cùng mệt mỏi, sản phụ cần lập tức thông báo cho các bác sĩ để được xử lý kịp thời.

Để dự phòng băng huyết sau sinh, các chuyên gia khuyến cáo, khi mang thai, chị em cần tuân thủ việc khám thai định kỳ để theo dõi sự phát triển của thai cũng như phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường của người mẹ nếu có, từ đó, điều trị sớm, chuẩn bị tốt cho quá trình sinh nở sau này.

Bên cạnh đó, chị em nên áp dụng các biện pháp kế hoạch hóa gia đình, không sinh nhiều con và khoảng cách giữa các lần sinh hợp lý để tránh bị băng huyết. Với những người có tiền sử sảy thai, nạo phá thai nhiều lần, việc theo dõi thai kỳ lại càng cấp thiết, tránh rủi ro có thể xảy ra.

Về phía các nhân viên y tế, cần tăng cường năng lực cán bộ theo dõi và quản lý thai nghén; hướng tới đào tạo người đỡ đẻ có kỹ năng để nhận biết, phát hiện bất thường và xử lý kịp thời rủi ro mà các sản phụ có nguy cơ gặp phải, đảm bảo cuộc đẻ diễn ra thuận lợi, không có tai biến xảy ra.

N.Mai

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Dân số và phát triển - 6 giờ trước

Nhằm giúp các bạn trẻ có sự lựa chọn đúng đắn về hôn nhân cũng như quyết định mang thai và sinh ra những đứa con không mắc bệnh Thalassemia - tan máu bẩm sinh, việc khám sức khỏe tiền hôn nhân vô cùng quan trọng. Theo đó, công tác tuyên truyền, tư vấn về Thalassemia cần được triển khai rộng khắp, qua đó thay đổi nhận thức mỗi người, mỗi gia đình.

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 20 giờ trước

GĐXH - Bệnh tan máu bẩm sinh (hay còn gọi bệnh Thalassemia) là một bệnh di truyền – bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính.

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Sáng ngày 6/5, tại Trạm y tế xã Hương Trạch, Trung tâm y tế huyện Hương Khê, Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã, Trạm y tế tổ chức Lễ phát động Chiến dịch truyền thông, cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, khám sàng lọc chăm sóc sức khỏe cho người dân và nâng cao chất lượng dân số năm 2024.

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Ngày Thalassemia thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày 8/5, giúp những người mắc bệnh này sống khỏe mạnh hơn, lâu hơn và hiệu quả hơn. Thông qua ngày Thalassemia người bệnh chia sẻ kiến thức, trao đổi thông tin, tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức có mục tiêu và giáo dục chất lượng về bệnh Thalassemia.

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ (quá trình chuyển sang mãn kinh) thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Giai đoạn này có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào từ cuối độ tuổi 30 đến 50 và kéo dài trung bình 4 năm, thậm chí kéo dài đến 8 năm.

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Nghe có vẻ rất hiếm gặp nhưng trên thực tế có một số người bị dị ứng khi sử dụng bao cao su. Vậy thực chất hiện tượng này là gì và cách xử lý như thế nào?

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Theo Chi cục Dân số tỉnh Thừa Thiên Huế, tuyên truyền, giáo dục thay đổi hành vi, góp phần nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh…giúp phát hiện và điều trị sớm bệnh tan máu bẩm sinh.

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến nhất gây tử vong ở phụ nữ.

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

SKĐS - Cáu giận là cảm xúc mà hầu như ai cũng có nhưng có một số người đặc biệt hay cáu giận hơn so với người khác. Thực ra, hay cáu giận cũng là biểu hiện bệnh lý và có thể điều trị được.

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Mãn kinh là một giai đoạn tự nhiên trong cuộc đời, thường ảnh hưởng đến phụ nữ trong độ tuổi từ 45 – 55, có thể gây tăng cân và các triệu chứng khó chịu khác.

Top