Hà Nội
23°C / 22-25°C

Phụ huynh bất an, học sinh sợ hãi vì bị “bắt nạt trực tuyến”

Thứ bảy, 15:00 05/01/2019 | Xã hội

GiadinhNet - Không chỉ học sinh rơi vào trạng thái lo lắng, sợ hãi, nhiều phụ huynh cũng cảm thấy bất an khi hiện tượng học sinh vì chuyện trên mạng xã hội mà dẫn đến xô xát, ảnh hưởng tới học hành. Theo các chuyên gia tâm lý, tình trạng “bắt nạt trực tuyến” đã trở thành khá phổ biến hiện nay và có tác động ảnh hưởng nhiều tới tâm lý học sinh.


Từ việc “bắt nạt trực tuyến”, nhiều vụ việc học sinh tìm đánh nhau ngoài đời rồi tung clip lên mạng xã hội. Ảnh: TL

Từ việc “bắt nạt trực tuyến”, nhiều vụ việc học sinh tìm đánh nhau ngoài đời rồi tung clip lên mạng xã hội. Ảnh: TL

Chuyện không chỉ là online

Chia sẻ về câu chuyện con gái hiện đang học lớp 7 từng bị bạn đe dọa trên mạng xã hội, anh Nguyễn Đức Duy (đường Đê La Thành, Hà Nội) cho biết: “Nghĩ con có nhu cầu giao lưu, học hỏi bạn bè và kết nối với nhau qua mạng xã hội nên tôi cho con hàng ngày sau giờ học có thể dùng Internet để giải trí, kết nối bạn bè… Thế nhưng, đợt rồi vợ chồng tôi tá hỏa khi thấy con rơi vào trạng thái ít nói, hay lén ở trong phòng một mình. Hỏi mãi con mới nói là bị bạn bè từ trêu trọc, tới dọa nạt chỉ vì trót có câu nói bông đùa trên mạng xã hội, phải nhờ giáo viên, giảng hòa mãi con mới được người bạn kia “tha” cho. Từ đó, tôi hạn chế con dùng mạng xã hội và cẩn trọng trước từng lời nói”.

Câu chuyện nói trên của gia đình anh Duy cũng diễn ra khá phổ biến hiện nay, nhất là ở các thành phố lớn. Thời gian qua, đã không ít các vụ việc đau lòng xảy ra khi học sinh trêu đùa, thách thức trên mạng xã hội mà dẫn đến ẩu đả, thậm chí đã từng có trường hợp học sinh tự tử chỉ vì bị bạn bè trêu chọc, gây sức ép thông qua hình thức trực tuyến. Theo các chuyên gia giáo dục, hình thức này được gọi là “bắt nạt trực tuyến”, khá phổ biến ở xã hội hiện đại, nhưng ít người có thể thấy được tác hại mà thường nghĩ đến đó là “chuyện trẻ con trên mạng”.

Mới đây, TS Trần Văn Công, ĐH Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội) và các cộng sự đã công bố nghiên cứu khảo sát, phân tích thực hiện trên 864 học sinh THCS và THPT năm 2018 trên địa bàn Hà Nội, Nghệ An và Thanh Hóa về vấn nạn “bắt nạt trực tuyến”. Độ tuổi trung bình là 13.67 trong đó giới tính nam chiếm 53,3% và nữ chiếm 46,7%. Kết quả cuộc khảo sát cho thấy, có 30,6% học sinh bị “bắt nạt trực tuyến” bởi ít nhất 1 hành vi ở mức 2 lần trở lên; 26,7% học sinh có hành vi bắt nạt người khác trực tuyến bởi ít nhất một hành vi ở mức hai lần trở lên.

Theo TS Trần Văn Công, các hành vi “bắt nạt trực tuyến” bao gồm: Gửi các bình luận đe dọa, gây tổn thương thông qua email hoặc tin nhắn; gửi những tin nhắn đe dọa, gây tổn thương; gây hiểu lầm bằng cách giả vờ là người giới tính khác; chế nhạo các bình luận trong nhóm, diễn đàn; chế nhạo người khác trong các nhóm diễn đàn… Kết quả phân tích dữ liệu cũng cho thấy, học sinh bị bắt nạt nhiều nhất là trên mạng xã hội (Facebook, Twitter), tiếp đến là các ứng dụng nhắn tin (Zalo, Viber); các trang chia sẻ hình ảnh, video clip (Youtube, Instagram,…) và qua thư điện tử (gmail).

Chuyện tưởng nhỏ, nhưng tác hại lớn

Về hệ quả của “bắt nạt trực tuyến”, PGS.TS Trần Thành Nam, Trưởng khoa Các Khoa học Giáo dục, Trường ĐH Giáo dục cho biết, một số trường hợp học sinh có hình thể không được hấp dẫn đã nhận được những bình luận của các bạn, bố mẹ, thầy cô giáo trêu đùa trên mạng. Học sinh ấy không tự tin tham gia các hoạt động xã hội, ăn kiêng, rạch tay chảy máu để giải tỏa áp lực. Cộng với việc học hành sa sút, thậm chí bạn ấy đã nghĩ đến cái chết… Tuy nhiên, bố mẹ không nhận ra vấn đề, cho rằng kết quả học tập không tốt của con là do xao nhãng học tập. Đây chỉ là một ví dụ về hậu quả của việc bắt nạt trên mạng.

NGƯT Đặng Đình Đại, nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (quận Long Biên, Hà Nội) cho biết, việc học sinh bị cô lập, tẩy chay, trấn lột đã xảy ra từ khá lâu. Tuy nhiên, gần đây học sinh có xu hướng từ những việc trên mạng xã hội đã ngang nhiên đánh bạn theo kiểu “hội đồng”, quay clip tung lên mạng xã hội để “dằn mặt”.

“Theo tôi, trước việc học sinh bị bắt nạt dù ở hình thức trực tiếp hay trực tuyến thì vai trò của giáo viên là hết sức quan trọng. Là giáo viên, cần tìm hiểu học sinh, nắm bắt được thực tế đang diễn ra trong lớp học mình quản lý, phải là chỗ dựa tin cậy để học sinh tâm sự, từ đó mới đưa ra các giải pháp giúp học sinh. Bên cạnh đó, phụ huynh hàng ngày phải gần gũi con, nắm bắt tâm lý con, nếu có dấu hiệu bất thường nào đó, phụ huynh cần hỏi han để cùng con tháo gỡ, vượt qua”, NGƯT Đặng Đình Đại chia sẻ.

Theo TS Nguyễn Hồng Kiên, Phó Giám đốc Trung tâm Công tác xã hội và Phát triển cộng đồng (ĐH Giáo dục) đề nghị, giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh phải theo dõi và biết được học sinh, con mình làm gì trên Facebook. Giáo viên chủ nhiệm có thể nhờ một học sinh khác làm “tai mắt” kết bạn trên face với các học sinh. Tuy nhiên, lại có ý kiến chuyên gia đề nghị sử dụng Internet làm công cụ phòng ngừa HS bị bắt nạt trên mạng. Chẳng hạn, trước khi vào website, học sinh phải trả lời một số câu hỏi để biết mình đang ở trong trạng thái bị bắt nạt hay bắt nạt để dừng lại, thay vì chỉ dựa vào trường học.

Từ năm 2015 đến nay, các chuyên gia đến từ ĐH Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội) có 10 nghiên cứu về bắt nạt trực tuyến, khảo sát trên 5.000 học sinh, giáo viên, chuyên gia. Kết quả cho thấy 24% học sinh THCS và THPT tham gia khảo sát là nạn nhân của ít nhất một hình thức bắt nạt trên mạng. Đến 2016, tỷ lệ này tăng lên 35,7%. Năm 2018, kết quả nghiên cứu tại 3 địa phương là Hà Nội, Nghệ An, Thanh Hóa cho thấy gần 34% học sinh THCS, THPT tham gia “bắt nạt trực tuyến” với vai trò khác nhau như nạn nhân, thủ phạm, vừa là nạn nhân vừa là thủ phạm. Thông tin trên được đưa ra tại hội thảo khoa học “Chương trình can thiệp bắt nạt trực tuyến dựa vào trường học” diễn ra ngày 2/1 tại Hà Nội.

Học sinh bị bắt nạt trên mạng xã hội dễ căng thẳng, tự tử Học sinh bị bắt nạt trên mạng xã hội dễ căng thẳng, tự tử

Theo nghiên cứu của các chuyên gia đến từ ĐH Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội), cứ 10 học sinh, 3 em bị bắt nạt trực tuyến. Hậu quả là nhiều em căng thẳng, thậm chí tự tử.

Quang Anh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ô tô khách chở 40 công nhân lật ngang khi tránh xe máy ở Long An

Ô tô khách chở 40 công nhân lật ngang khi tránh xe máy ở Long An

Xã hội - 5 giờ trước

Nam thanh niên lái xe máy đột ngột băng ngang qua quốc lộ 1. Cùng lúc, xe khách chở 40 công nhân chạy đến né tránh khiến phương tiện này mất lái, lật ngang.

2 người thương vong sau vụ nổ ở khu công nghiệp

2 người thương vong sau vụ nổ ở khu công nghiệp

Xã hội - 6 giờ trước

Cơ quan chức năng đang điều tra, làm rõ vụ nổ xảy ra tại khu công nghiệp Cẩm Khê (Phú Thọ) khiến 1 người tử vong.

Nam Định: Sông, kênh mương xung quanh làng nghề tái chế nhôm đặc quánh, bốc mùi

Nam Định: Sông, kênh mương xung quanh làng nghề tái chế nhôm đặc quánh, bốc mùi

Đời sống - 6 giờ trước

GĐXH - Suốt thời gian qua tại làng nghề đúc nhôm tại thôn Bình Yên, xã Nam Thanh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định đang “bức tử” hầu hết các sông ngòi, kênh mương, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân sinh sống nơi đây và các vùng lân cận.

Tên trộm ranh ma và tội ác kinh hoàng phía sau chiếc xe máy bí ẩn (P1): Người khách trọ

Tên trộm ranh ma và tội ác kinh hoàng phía sau chiếc xe máy bí ẩn (P1): Người khách trọ

Pháp luật - 6 giờ trước

GĐXH - Một ngày cuối tháng 1/2024, Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) nhận được tin báo về vụ mất trộm xe máy tại phường Thượng Đình. Khi tiến hành điều tra, phải mất rất nhiều công sức các anh mới tìm ra đối tượng. Tuy nhiên, vào thời điểm đầu tiên, chính các điều tra viên cũng không ngờ rằng, tên trộm xe máy ấy đang che giấu một hành vi tội ác ghê rợn.

24 người chết vì TNGT trong ngày đầu nghỉ lễ 30/4-1/5

24 người chết vì TNGT trong ngày đầu nghỉ lễ 30/4-1/5

Xã hội - 7 giờ trước

Tai nạn giảm trên cả 3 tiêu chí (số vụ, số người chết và bị thương) so với ngày đầu nghỉ lễ 30/4-1/5 năm ngoái.

Vụ phát hiện thi thể nữ giới trên sofa tại căn hộ chung cư Hà Nội: Bố mẹ nạn nhân đã đến nhận con

Vụ phát hiện thi thể nữ giới trên sofa tại căn hộ chung cư Hà Nội: Bố mẹ nạn nhân đã đến nhận con

Xã hội - 8 giờ trước

GĐXH - Vụ phát hiện thi thể nữ giới trên sofa tại căn hộ chung cư Hà Nội đã trở thành tâm điểm mạng xã hội trong 2 ngày gần đây. Diễn biến vụ việc đang được cập nhật.

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay thứ Bảy ngày 27/4/2024

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay thứ Bảy ngày 27/4/2024

Xã hội - 8 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Bảy ngày 27/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Tài xế ô tô ở TPHCM chờ kẹt xe đến cạn xăng trong ngày đi chơi lễ

Tài xế ô tô ở TPHCM chờ kẹt xe đến cạn xăng trong ngày đi chơi lễ

Xã hội - 9 giờ trước

Lượng xe trên đường Võ Nguyên Giáp, Mai Chí Thọ (hướng vào cao tốc) tăng cao, nhiều đoạn xảy ra ùn tắc. Một số phương tiện chờ lên cao tốc quá lâu dẫn đến cạn xăng, chủ xe mệt mỏi quay về.

Đoàn xe sang rước dâu dừng, đỗ giữa đường ở Hải Dương chụp ảnh

Đoàn xe sang rước dâu dừng, đỗ giữa đường ở Hải Dương chụp ảnh

Xã hội - 10 giờ trước

Một đoàn xe sang rước dâu ở Hải Dương đã dừng giữa đường để quay phim, chụp ảnh, gây mất an toàn cho nhiều phương tiện đi đường.

Thông tin mới nhất vụ lật thuyền trên sông Chanh làm 4 người mất tích

Thông tin mới nhất vụ lật thuyền trên sông Chanh làm 4 người mất tích

Xã hội - 10 giờ trước

GĐXH - Vào sáng nay, thi thể nạn nhân thứ 4 là chị Nguyễn Thị H (SN 1982) được lực lượng cứu hộ, cứu nạn tìm thấy tại khu vực cửa sông Bạch Đằng, gần cầu sông Chanh 2, cách vị trí lật thuyền khoảng 400m.

Top