Hà Nội
23°C / 22-25°C

Phù chân, không thể đi tiểu buộc phải lọc máu chỉ vì thói quen nghìn người Việt thường làm

Thứ hai, 14:03 14/11/2022 | Y tế

26 tuổi, 3 năm trước nữ bệnh nhân được chẩn đoán lupus ban đỏ hệ thống nhưng hơn một năm không đi khám lại. Cô dùng đơn thuốc cũ, chỉ đến khi không thể đi tiểu thì đã nguy kịch…

TS. BS Bùi Văn Khánh, Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng, BV Bạch Mai cho biết vừa tiếp nhận một nữ bệnh nhân 26 tuổi (Bắc Kạn) nhập viện trong tình trạng tăng huyết áp, nổi ban đỏ cánh bướm.

Ngoài ra, bệnh nhân còn xuất hiện tình trạng thiếu máu trầm trọng kèm thêm một số dấu hiệu tổn thương thận như phù hai chân, không thể đi tiểu, buồn nôn và nôn.

Bác sĩ điều tra tiền sử bệnh nhân cho thấy, cách đây 3 năm người phụ nữ này được chẩn đoán mắc lupú ban đỏ hệ thống. Liền sau đó, chị lại phát hiện mình bị viêm cầu thận lupus . Bệnh nhân được theo dõi khám định kỳ tại BV Bạch Mai.

Tuy nhiên hơn một năm nay, bệnh nhân không tái khám, tự điều trị tại nhà, tự mua thuốc uống theo đơn cũ của bác sĩ kê. Chỉ khi thấy người mệ mỏi, hoa mắt, chóng mặt, ăn uống kém, nổi ban đỏ, buồn nôn, không đi tiểu được bệnh nhân mới tới bệnh viện thăm khám…

Phù chân, không thể đi tiểu buộc phải lọc máu chỉ vì thói quen nghìn người Việt thường làm - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ

Trước tình trạng bệnh, BS Khánh đã chỉ định xét nghiệm đánh giá tình trạng hoạt động của bệnh lupus ban đỏ và biến chứng của bệnh. Kết quả xét nghiệm cho thấy có nhiều chỉ số đe doạ tính mạng.

Theo đó, lượng huyết sắc tố của bệnh nhân chỉ còn 1/3 giá trị của người bình thường, chức năng thận suy giảm nghiêm trọng với chỉ số tăng hơn 10 lần so với thông thường.

Bệnh nhân lập tức được chỉ định nhập viện và truyền máu, lọc máu cấp cứu. BS Khánh cho biết trường hợp này, bệnh tiến triển rất nguy hiểm vì người bệnh chủ quan không đi khám và dùng lại đơn thuốc cũ.

Hiện bệnh nhân đang được theo dõi sát sao và điều trị theo phác đồ tại BV Bạch Mai.

Lupus ban đỏ hệ thống là một bệnh tự miễn, trong đó cơ thể người bệnh bị gây hại bởi các tự kháng thể và phức hợp miễn dịch. Hiện nay, chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn bệnh lupus ban đỏ nhưng có thể kiểm soát được căn bệnh nếu điều trị đúng cách ngay từ đầu.

Theo TS.BS. Phạm Huy Thông, Phó giám đốc Trung tâm Dị ứng và Miễn dịch lâm sàng (Bệnh viện Bạch Mai), bệnh nhân mắc bệnh lupus ban đỏ hệ thống vào điều trị tại Trung tâm luôn chiếm số lượng đông nhất, với hơn 1.000 lượt người bệnh mỗi năm, chiếm gần một nửa tổng số bệnh nhân điều trị nội trú.

Trong đó, tỉ lệ bệnh nhân nữ mắc lupus ban đỏ hệ thống nhiều hơn so với bệnh nhân nam. Trung bình, cứ 10 bệnh nhân mắc bệnh thì có 9 người là nữ. Bệnh thường được gặp ở lứa tuổi cho con bú.

Cho đến nay nguyên nhân gây bệnh lupus ban đỏ hệ thống còn chưa được biết rõ. Nhưng phần lớn các nghiên cứu gợi ý rằng có 3 yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến quá trình phát sinh bệnh gồm: di truyền, môi trường và hormone giới tính…

Các triệu chứng của lupus ban đỏ hệ thống có thể xuất hiện đột ngột hoặc từ từ sau nhiều tháng, nhiều năm. Do ảnh hưởng đến hầu hết các cơ quan trong cơ thể nên triệu chứng của bệnh hết sức phong phú và đa dạng.

Triệu chứng toàn thân của lupus ban đỏ hệ thống thường không đặc hiệu. Đôi khi bệnh nhân chỉ sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn. Triệu chứng thực thể của bệnh rất khác nhau tùy từng người bệnh.

Có những bệnh nhân có triệu chứng đầu tiên là sưng đau khớp. Có những người lại có triệu chứng đầu tiên là ban đỏ ở mặt.

Trong giai đoạn đầu của bệnh, các triệu chứng thường mơ hồ và giống với nhiều bệnh lý khác cho nên có những người bệnh từ lúc có những triệu chứng đầu tiên cho đến khi bệnh được chẩn đoán xác định có thể mất tới vài năm.

Đáng lưu ý, theo BS Khánh, lupus ban đỏ hệ thống là bệnh có thể gây tổn thương đa mô và cơ quan, mỗi bệnh nhân có một biểu hiện khác nhau nên rất cần đi khám và có sự tham vấn điều trị của bác sĩ.

“Người bệnh tuyệt đối không được tự ý điệu trị thuốc nam, thuốc bắc hoặc các biện pháp không phù hợp khác khi chưa có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Ngoài việc cần tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ, người bệnh cần điều chỉnh chế độ sinh hoạt lành mạnh như tích cực tập thể dục, xây dựng chế độ ăn uống giàu vitamin, đầu đủ khoáng chất, hạn chế đường, muối, chất béo, đặc biệt cần sử dụng kem chống nắng với chỉ số chống nắng SPF tối thiểu trên 30+”, BS Văn Khánh nhấn mạnh.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nam sinh bị đánh chấn thương sọ não được chuyển về Hà Nội: BS cập nhật tình hình mới nhất

Nam sinh bị đánh chấn thương sọ não được chuyển về Hà Nội: BS cập nhật tình hình mới nhất

Y tế - 7 giờ trước

Tối ngày 20/5, TS.BS Phan Hữu Phúc, Phó Giám đốc Bệnh viện nhi Trung ương xác nhận trường hợp nam sinh bị đánh chân thương sọ não đã được chuyển lên bệnh viện này để điều trị.

Người phụ nữ hồi sinh từ trái tim của chàng trai xa lạ

Người phụ nữ hồi sinh từ trái tim của chàng trai xa lạ

Y tế - 13 giờ trước

Người phụ nữ mắc bệnh tim, sống hoàn toàn lệ thuộc vào máy, khả năng tử vong cao nếu không được ghép tim.

Nghĩ béo bụng, người phụ nữ bàng hoàng khi phát hiện khối u buồng trứng nặng gần 13kg

Nghĩ béo bụng, người phụ nữ bàng hoàng khi phát hiện khối u buồng trứng nặng gần 13kg

Y tế - 1 ngày trước

Bệnh nhân N.T.L 60 tuổi (Thanh Trì, Hà Nội) nhập viện trong tình trạng đau tức bụng, khó thở, đại tiểu tiện khó khăn, đặc biệt bụng to như mang thai 8-9 tháng.

Sản phẩm thuốc phóng xạ I-131 giúp chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư nhận danh hiệu Ngôi sao thuốc Việt

Sản phẩm thuốc phóng xạ I-131 giúp chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư nhận danh hiệu Ngôi sao thuốc Việt

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Sản phẩm thuốc phóng xạ I-131 giúp chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư của Viện Nghiên cứu hạt nhân (Viện NCHN) tại Đà Lạt sản xuất đã được vinh danh tại Ngôi sao thuốc Việt lần thứ 2 do Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) phối hợp với Báo Sức khỏe và Đời sống tổ chức.

Từ nỗ lực tự chủ vaccine, 100% người Việt Nam được dùng vaccine 'Made in Việt Nam' như thế nào?

Từ nỗ lực tự chủ vaccine, 100% người Việt Nam được dùng vaccine 'Made in Việt Nam' như thế nào?

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Với sự nỗ lực nghiên cứu, sản xuất "Made in Việt Nam", người Việt Nam không còn phải chứng kiến những em bé chân đi tập tễnh do hậu quả của bại liệt; các bệnh dịch như sởi, rubella đã giảm hàng trăm lần, giảm được gánh nặng bệnh tật, gánh nặng kinh tế cho mỗi gia đình và toàn xã hội…

Bác sĩ bị kính rơi vào người ở The Coffee House sắp được chuyển sang cơ sở khác để phục hồi chức năng

Bác sĩ bị kính rơi vào người ở The Coffee House sắp được chuyển sang cơ sở khác để phục hồi chức năng

Y tế - 3 ngày trước

Theo BS. Trần Quang Trung, Khoa Ngoại thần kinh cột sống, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, khoảng 5-7 ngày nữa, bác sĩ Lý sẽ được sẽ được chuyển sang cơ sở khác để tiếp tục phục hồi chức năng.

Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2 diễn ra lúc 20h ngày 17/5/2024 tại Nhà hát Lớn, Hà Nội. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên VTV2, trên các ấn phẩm điện tử (suckhoedoisong.vn, giadinh.suckhoedoisong.vn) và các nền tảng mạng xã hội của Báo Sức khỏe & Đời sống.

Người đàn ông 61 tuổi ở Quảng Ninh nguy kịch vì ăn so biển

Người đàn ông 61 tuổi ở Quảng Ninh nguy kịch vì ăn so biển

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Dù biết con so có độc tính nhưng người đàn ông này vẫn chủ ý ăn vì từng ăn nhiều lần trước đó mà chưa thấy bị ngộ độc.

Sẵn sàng cho Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Sẵn sàng cho Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Y tế - 3 ngày trước

Vào 20h tối nay (17/5), tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Cục Quản lý Dược và Báo Sức khỏe và Đời sống phối hợp tổ chức Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2.

Cụ bà 94 tuổi được thay khớp hàng sau 3 ngày ngã mới đưa vào viện

Cụ bà 94 tuổi được thay khớp hàng sau 3 ngày ngã mới đưa vào viện

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Cụ bà 94 tuổi ngã chân biến dạng và bất lực vận động, xuất hiện nhiều vết loét vùng mông và lưng đã được các bác sĩ khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Giao thông vận tải vừa thay khớp háng nhân tạo.

Top