Hà Nội
23°C / 22-25°C

Phóng viên ảnh chiến trường Chu Chí Thành: “Với báo chí, sự thật quan trọng nhất”

Chủ nhật, 14:00 21/06/2020 | Xã hội

GiadinhNet - “May mắn của những phóng viên ảnh chiến trường là ghi lại được những bức ảnh chân thật - một bằng chứng lịch sử không thể chối cãi”, phóng viên ảnh Chu Chí Thành chia sẻ.

Phóng viên ảnh chiến trường Chu Chí Thành: “Với báo chí, sự thật quan trọng nhất” - Ảnh 1.

Nhà báo, NSNA Chu Chí Thành. Ảnh: Cường Net

"Đã vào chiến trường có mấy ai nghĩ được lành lặn trở về"

Ông là một phóng viên chiến trường kỳ cựu với nhiều bức ảnh nổi tiếng, nhưng được biết đây chỉ là lựa chọn "tay ngang" của ông?

- Điều này là đúng. Khi Ban Tuyên huấn Trung ương lấy sinh viên khoa Văn để đi B, tôi được nhà trường cho làm khóa luận sớm và tốt nghiệp khi mới học hết năm thứ 3. Tôi được chọn làm phóng viên tin tức. Vì thú thực khi đến TTXVN, tôi mới biết máy ảnh như thế nào.

Lúc đó tôi đã nghĩ: Nếu đi B chỉ ghi chép bằng bút và trí nhớ thì sẽ bỏ lỡ nhiều thứ, nhiều hình ảnh nên tôi muốn dùng máy ảnh ghi hộ, sau cuộc chiến sẽ có tài liệu để viết. Ý thức được vai trò của máy ảnh nên tôi tự nguyện xin học lớp nhiếp ảnh. Tôi học làm tin 6 tháng và 3 tháng học lớp nhiếp ảnh.

Phóng viên ảnh chiến trường Chu Chí Thành: “Với báo chí, sự thật quan trọng nhất” - Ảnh 2.

Phóng viên ảnh Chu Chí Thành, năm 1972.

Năm 1967, cầu phà bị ném bom hư hại nên các phân xã rất cần phóng viên ảnh truyền tải hình ảnh, sự kiện trực quan, kịp thời. Thế nên một nửa lực lượng sinh viên chuẩn bị đi B năm đó được chuyển sang làm ảnh. Và tôi không được vào Nam nữa mà ở lại miền Bắc đến các phân xã công tác. Tôi được đưa về tổ ảnh quân sự của TTXVN - tổ mũi nhọn được đi chụp nhiều sự kiện sôi động. Tình cờ đến với nhiếp ảnh rồi thành nhiệm vụ và cuối cùng là nghề suốt đời (cười).

Để có được những bức ảnh chiến trường đắt giá thì người phóng viên ảnh cũng phải đối diện với mưa bom bão đạn, ranh giới sự sống và cái chết rất mong manh. Ông có thể chia sẻ về điều này được không?

- Đã chấp nhận vào chiến trường là chấp nhận bom đạn, có mấy ai nghĩ được lành lặn trở về. Nhưng tôi đúng là có chút may mắn hơn nhiều đồng nghiệp, đồng chí. Tôi nhớ lần ở Quảng Bình chụp ảnh đơn vị pháo cao xạ sông Gianh, tôi rất thân với anh lính trẻ quê Nghệ An tên Ngà. Những khi tôi đi loanh quanh chụp hình, anh dặn: "Nghe thấy kẻng phải nhanh vào hầm tránh bom bi". Nhớ lần đó, ta và địch đang bắn nhau rất dữ dội, còn tôi đứng chờ chụp khoảnh khắc lửa lóe lên từ súng đạn, chụp hình ảnh đôi tay đại đội trưởng giơ lên chỉ huy rất hào hùng, cận mặt các chiến sĩ để thấy khí thế của quân ta. Chiến trường bom đạn, súng ống ồn ã nên không nghe tiếng kẻng. Tự nhiên anh vệ binh đi cạnh vừa kéo giật tôi xuống vừa hét: "Anh! Bom bi". Vừa kịp thụp xuống thì bom bi đã rơi lụp bụp, tôi hoảng vì đã thoát chết.

Phóng viên ảnh chiến trường Chu Chí Thành: “Với báo chí, sự thật quan trọng nhất” - Ảnh 3.

Bức ảnh lính phía Việt Nam Cộng hoà nói chuyện với bộ đội miền Bắc của nhà báo Chu Chí Thành.

Ngày hôm đó tôi chụp được khá nhiều ảnh nên tính trở về phân xã tráng phim gửi ra Hà Nội. Chiến sĩ Ngà cứ mời: "Nay anh ở lại đây ăn cháo gà "giải đen" với bọn em. Bọn em ở trận địa còn có pháo để bắn đẩy bom ra chứ anh đi chụp, bọn em lo lắm!".

Nhưng sau đó tôi vẫn trở về phân xã để hoàn thành công việc rồi bất ngờ nghe tin cả đơn vị đã hi sinh. Họ lo cho mình thì mình không sao. Mình nghĩ họ an toàn thì… Thế đấy! Chiến tranh. Giữa sống và chết chỉ cách nhau gang tấc.

Sự thật rung động trái tim dù quá khứ, hiện tại hay tương lai

Phóng viên ảnh chiến trường Chu Chí Thành: “Với báo chí, sự thật quan trọng nhất” - Ảnh 4.

Bức ảnh nụ cười chiến thắng dưới chân thành cổ Quảng Trị.

Theo ông, điều gì thú vị nhất với phóng viên chiến trường những năm tháng ác liệt đó?

- Được làm phóng viên chiến trường là hạnh phúc lớn với tôi. Điều thú vị nhất của người cầm máy ảnh là may mắn được tiếp cận với thực tế sôi động của đất nước và mình trở thành người ghi sử bằng hình ảnh. Và đúng thật, những bức ảnh mà tôi và rất nhiều phóng viên chiến trường lúc đó đã ghi lại là tài liệu lịch sử nhưng mang giá trị thẩm mỹ rất cao, mà không có phương tiện nào khác hay hơn nhiếp ảnh và điện ảnh. Sự thực ở đây thuyết phục bằng hình ảnh chứ không phải bằng suy diễn hay lập luận xa vời.

Tôi muốn ghi lại tất cả hiện thực bằng hình ảnh. Với báo chí, sự thật quan trọng nhất. Sự thật rung động trái tim dù quá khứ, hiện tại hay tương lai. Một Việt Nam trong ánh chớp lửa đạn đã qua, nhưng những con người làm nên những ngày tháng oai hùng ấy sẽ vẫn được nhắc nhớ.

Những năm tháng bất chấp hiểm nguy gian khổ đó đã giúp ông có được những bức ảnh vô cùng giá trị như cụm tác phẩm "Từ ngục tối thắng lợi trở về" (nhận Giải thưởng Nhà nước năm 2012). Ông có thể chia sẻ thêm về những bức ảnh quý giá này?

- Đó chỉ là 4 bức ảnh trong vô số những hình ảnh ấn tượng, xúc động mà tôi đã ghi lại được trong sự kiện trao trả tù binh năm 1973 bên bờ sông Thạch Hãn. Bờ Bắc sông Thạch Hãn là nơi tập kết tù binh quân đội Sài Gòn, còn bờ Nam là thị xã Quảng Trị - nơi tập kết các chiến sĩ cách mạng bị giam giữ trong các nhà tù Mỹ - Thiệu để chờ trao trả.

Đứng bên bờ Bắc, tôi nhìn thấy các chiến sĩ của ta khi đến bờ sông đã cởi phăng quần áo ngoài và biểu ngữ, cờ cách mạng không biết anh em cất giữ ở đâu được giương ra rất khí thế. Khi xuồng máy của phía Sài Gòn đưa các chiến sĩ ta ra giữa sông, anh em nhảy ào xuống, có những chiến sĩ chỉ còn một chân cũng lao xuống dòng sông cùng đồng đội nhưng rồi không đứng được, họ lại ôm lấy nhau, dìu nhau vào bờ. Bên bờ Bắc, các chiến sĩ quân phục chỉnh tề cũng lao xuống sông để đón những người vừa thoát gông xiềng. Đó là hình ảnh vui mừng khôn tả của những người được tự do, đón nhận tự do. Qua giữa dòng sông là số phận đã thay đổi. Hình ảnh vô cùng đẹp, vui và xúc động.

Tôi còn bắt gặp hình ảnh chị y tá lao ra đón các anh mà đá bay cả dép lốp, có bức ảnh còn ghi được hình ảnh này. Họ không phải người thân, người yêu nhưng là đồng đội. Họ đón nhận, vui mừng hân hoan. Những phóng viên ảnh như chúng tôi cũng rất xúc động nhưng không cho phép bản thân được khóc. Vì nước mắt khiến mọi thứ nhòa đi, sẽ không nhận được góc đẹp, hình ảnh đẹp. Chúng tôi phải tự kìm nén cảm xúc, dùng lý trí để hoàn thành nhiệm vụ. Tôi đã tác nghiệp bằng tất cả cảm xúc của người lính phóng viên.

Phóng viên ảnh chiến trường Chu Chí Thành: “Với báo chí, sự thật quan trọng nhất” - Ảnh 5.

Bức ảnh thoát khỏi ngục tù của nhà báo Chu Chí Thành.

Mặc dù máy ảnh là vật "bất ly thân" nhưng có khi nào ông đã bỏ lỡ khoảnh khắc "đắt giá" và cho đến giờ ông vẫn nuối tiếc không?

- Tất nhiên là có nhiều chứ. Tôi nhớ năm 1968, sau một trận B52 ác liệt, tôi nhìn thấy ở tít phía xa hình ảnh một phụ nữ ôm con chạy ngược trên cánh đồng khói đạn. Một hình ảnh tạo ấn tượng, cảm xúc sâu sắc với tôi. Khi cột bom cột khói của xăng dầu vẫn đang cháy rất rõ nét mà người mẹ mạnh mẽ ôm con chạy ngược. Tôi giơ máy lên chụp nhưng không bắt được ảnh vì ống tele 300 của tôi không tới được. Giá mà có ống tele 500 thì tuyệt. Đó là lần tôi bỏ lỡ sự kiện vì sự thiếu thốn của phương tiện, máy móc.

Được làm phóng viên chiến trường là hạnh phúc lớn với tôi.

Nhà báo, NSNA Chu Chí Thành

Ngoài ra, một nuối tiếc nữa chính trong sự kiện trao trả tù binh năm 1973 vì tính thiếu cẩn thận của tôi. Trong ngày trao trả tù binh, dù đã chụp được rất nhiều ảnh đẹp, ý nghĩa nhưng vì sai sót của tôi nên bị hỏng 2 cuộn phim. Khi hết phim thì tôi cuộn cất phim nhưng nhầm túi, thành ra khi lấy cuộn phim thứ 3 tôi đã lấy nhầm cuộn phim thứ nhất đã chụp rồi. Coi như cháy 2 cuộn phim, mất hết ảnh. Đây là sự cố nghề nghiệp và tôi đã tự trách mình.

Năm 1975 tôi được TTXVN cử sang Đức học lớp đào tạo phóng viên ảnh. Vậy nên ngày giải phóng miền Nam, tôi không có cái ảnh nào. Bỏ lỡ một sự kiện lớn của đất nước khiến tôi đến giờ vẫn cảm thấy tiếc!

Là thế hệ đi trước, ông nghĩ sao về phóng viên ảnh hiện nay?

- Tôi không đánh giá quá sâu xa về phóng viên ảnh vì mỗi thời mỗi khác. Không riêng phóng viên ảnh hiện nay mà ngay phóng viên ảnh sau hòa bình cũng đã khác nhiều. Người ta cứ nghĩ anh em phóng viên lớp sau chụp ảnh không hay, không đặc sắc, không đẹp bằng phóng viên thời chiến. Tôi nghĩ đây chưa phải nhận xét chính xác.

Tôi đánh giá cao đội ngũ phóng viên bây giờ. Họ có kiến thức, phương tiện, năng động. Nếu chưa có ảnh hay trên báo chí là do chưa khai thác đúng, đủ… chứ không phải họ không tài. Hiện nay ở Việt Nam mới chỉ coi hình ảnh là thứ minh họa, không chính thức đại diện cho sự kiện, con người. Nếu được chú ý hơn, coi đó như một tài liệu lịch sử lâu dài cho đất nước thì chắc chắn đội ngũ phóng viên ảnh sẽ có những bức ảnh hay.

Cảm ơn chia sẻ của ông!

Tôi đánh giá cao đội ngũ phóng viên bây giờ. Họ có kiến thức, phương tiện, năng động.

Nhà báo, NSNA Chu Chí Thành

Ngọc Mai


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chìm sà lan ở biển Quảng Ngãi: Vớt được 4 thi thể, đang dùng flycam, thợ lặn tìm người mất tích

Chìm sà lan ở biển Quảng Ngãi: Vớt được 4 thi thể, đang dùng flycam, thợ lặn tìm người mất tích

Thời sự - 1 giờ trước

Trực tiếp chỉ đạo công tác tìm kiếm cứu nạn các thuyền viên trong vụ chìm sà lan trên vùng biển Quảng Ngãi, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Xuân Sang đề nghị huy động tối đa mọi nguồn lực, mở rộng phạm vi tìm kiếm nạn nhân đang mất tích.

Luật Đất đai 2024: Hàng triệu phụ nữ sẽ được hưởng lợi nếu nắm được quy định này

Luật Đất đai 2024: Hàng triệu phụ nữ sẽ được hưởng lợi nếu nắm được quy định này

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia, việc nghiêm cấm hành vi “Phân biệt đối xử về giới trong quản lý, sử dụng đất đai” của Luật Đất đai 2024 là điều hết sức cần thiết, được người dân đồng tình, ủng hộ (trong đó có lực lượng yếu thế là phụ nữ).

Không cần xin visa (thị thực), người Việt Nam có thể nhập cảnh vào những quốc gia nào trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5?

Không cần xin visa (thị thực), người Việt Nam có thể nhập cảnh vào những quốc gia nào trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5?

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5, nếu người dân có ý định di lịch nước ngoài thì dưới đây là những quốc gia và vùng lãnh thổ miễn visa (thị thực) cho công dân Việt Nam khi nhập cảnh.

Biến động điểm chuẩn trường đại học có tỷ lệ cạnh tranh không kém các trường công an, quân đội

Biến động điểm chuẩn trường đại học có tỷ lệ cạnh tranh không kém các trường công an, quân đội

Giáo dục - 2 giờ trước

GĐXH - Để phục vụ cho phụ huynh và thí sinh tham khảo, dưới đây là bảng điểm chuẩn trong 3 năm gần đây của một trường đại học ở Hà Nội có tỷ lệ cạnh tranh được đánh giá là không kém các trường công an, quân đội.

Ngủ 5 ngày 5 đêm dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Thử thách hay trào lưu du lịch kiểu mới?

Ngủ 5 ngày 5 đêm dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Thử thách hay trào lưu du lịch kiểu mới?

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Với khoảng thời gian nghỉ lễ là 5 ngày, cư dân mạng đua nhau thực hiện thử thách "Ngủ 5 ngày 5 đêm" nhân kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Sự kiện này đang được cư dân mạng bàn luận khá sôi nổi.

Hành trình truy bắt kẻ ra tay sát hại họ hàng rồi 'trốn nã' hơn 20 năm

Hành trình truy bắt kẻ ra tay sát hại họ hàng rồi 'trốn nã' hơn 20 năm

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Vì mâu thuẫn, Chí lên kế hoạch rồi ra tay sát hại người họ hàng. Sau khi gây án đối tượng này dùng nhiều phương thức để lẩn trốn ở nhiều địa phương suốt 25 năm.

Mua bán hóa đơn trái phép, hai nữ giám đốc bị khởi tố

Mua bán hóa đơn trái phép, hai nữ giám đốc bị khởi tố

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình điều tra mở rộng vụ án nhận hối lộ xảy ra tại Chi cục Đăng kiểm số 11, cơ quan công an phát hiện 2 nữ giám đốc công ty liên quan đến việc mua bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng với đơn vị này.

Dông lốc lật thuyền lúc rạng sáng, 4 người mất tích

Dông lốc lật thuyền lúc rạng sáng, 4 người mất tích

Thời sự - 3 giờ trước

Trên đường di chuyển bằng thuyền ra khu vực nuôi trồng thủy sản, nhóm công nhân 6 người ở thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) bất ngờ gặp cơn giông lốc làm lật thuyền. Hiện có 4 người đang mất tích.

Giả danh nữ tu sĩ lừa quyên góp từ thiện để chiếm đoạt hàng tỷ đồng

Giả danh nữ tu sĩ lừa quyên góp từ thiện để chiếm đoạt hàng tỷ đồng

Pháp luật - 3 giờ trước

Hải tạo các tài khoản mạng xã hội mạo danh nữ tu sĩ ở Huế để kêu gọi quyên góp cho những hoàn cảnh ngặt nghèo ở Đà Nẵng. Bằng cách này, Hải đã chiếm đoạt số tiền lên tới hàng tỷ đồng.

Bé gái sinh năm 2011 bị 3 thiếu niên thay nhau 'làm chuyện người lớn'

Bé gái sinh năm 2011 bị 3 thiếu niên thay nhau 'làm chuyện người lớn'

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Bé gái 12 tuổi tới nhà bạn quen qua mạng xã hội chơi thì bị 3 nam thiếu niên 15 tuổi kéo vào trong rồi thay nhau thực hiện hành vi hiếp dâm.

Top