Hà Nội
23°C / 22-25°C

Phòng ngừa viêm não Nhật Bản mùa cao điểm

Thứ tư, 09:41 24/08/2016 | Y tế

GiadinhNet - Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), 5 tháng đầu năm 2016, cả nước ghi nhận trên 215 trẻ mắc viêm não các thể, trong đó có một số trẻ mắc viêm não Nhật Bản B... Tuy số mắc có giảm so với cùng kỳ 2015 nhưng thời điểm này đang là mùa dịch viêm não Nhật Bản B (mùa dịch sẽ kéo dài đến tháng 8), số mắc còn có thể tăng và đây là thể bệnh viêm não có tỷ lệ tử vong và để lại di chứng nặng rất cao nên mọi người cần đề phòng.

Các chuyên gia khuyến cáo: Tiêm vaccine là biện pháp phòng bệnh viêm não Nhật Bản hữu hiệu nhất. Ảnh: Dương Ngọc
Các chuyên gia khuyến cáo: Tiêm vaccine là biện pháp phòng bệnh viêm não Nhật Bản hữu hiệu nhất. Ảnh: Dương Ngọc

Tháng 6 đến tháng 8 - giai đoạn cao điểm của bệnh

Viêm não Nhật Bản là căn bệnh xảy ra ở tất cả các mùa quanh năm, tuy nhiên trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến cuối tháng 8 là giai đoạn cao điểm của bệnh. Sở dĩ bệnh hay gặp vào mùa này là vì đây là mùa thuận lợi cho muỗi truyền bệnh phát triển và cũng là mùa có nhiều loài hoa quả chín thu hút chim từ rừng về mang theo mầm bệnh từ nơi hoang dã rồi từ đó lây sang đàn lợn, gia súc gần người và sau đó lây sang cho người. Căn bệnh này vô cùng nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao, để lại di chứng nặng nề nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Bởi đây là căn bệnh cấp tính do virus gây ra, làm tổn thương nghiêm trong hệ thần kinh trung ương.

Bệnh viêm não Nhật Bản thường có các biểu hiện như sốt cao đột ngột, thậm chí là 39 - 400C, sau khoảng 8 - 10 giờ, người bệnh thường xuất hiện thêm biểu hiện đau đầu. Muộn hơn, trẻ thường có biểu hiện nôn và buồn nôn, thậm chí các trẻ không ăn gì cũng nôn. Đây là những biểu hiện mà các bậc phụ huynh cần phải nhận biết để đưa trẻ đến viện điều trị kịp thời. Nếu để muộn hơn nữa trẻ sẽ có biểu hiện thay đổi ý thức li bì, nói lẫn, hôn mê thậm chí là co giật. Tuy nhiên, khi để xuất hiện những biểu hiện này thì trẻ đã quá nặng, khả năng cứu chữa sẽ không cao.

Tiêm vaccine - biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất

Động vật nhiễm virus có vai trò là nguồn truyền nhiễm bệnh viêm não Nhật Bản cho người. Nguồn truyền nhiễm trong thiên nhiên là các loài chim và một số loài bò sát. Nguồn truyền nhiễm ở súc vật gần người quan trọng nhất là lợn do dễ bị nhiễm virus và được chăn nuôi ở nhiều hộ gia đình. Ngoài ra, một số gia súc khác như trâu, bò, dê, cừu cũng có thể là ổ chứa của virus. Trong số các loài động vật sống gần người, lợn được coi là nguồn truyền nhiễm lớn nhất.

Bệnh được truyền sang người qua muỗi đốt. Muỗi hút máu động vật bị nhiễm virus (thường là từ lợn) rồi từ đó lại đốt người và truyền bệnh cho người. Có nhiều loài muỗi có khả năng truyền bệnh viêm não Nhật Bản, tuy nhiên có 2 loài muỗi chính truyền bệnh này đó là Culex. tritaeniorhynchus và Culex.vishnui. Đây là 2 loài muỗi thường sinh sản và trú đậu ở ruộng lúa nước, nhất là ở ruộng mạ và phát tán rộng trên cánh đồng, nên được gọi là muỗi đồng ruộng.

Bệnh viêm não Nhật Bản đã có vaccine phòng bệnh nên việc tiêm vaccine là biện pháp phòng bệnh quan trọng, hiệu quả và khả thi nhất. Ngoài tiêm, các biện pháp sau đây cũng góp phần phòng bệnh cho cộng đồng, bao gồm: Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, giữ gìn nhà ở sạch sẽ, vệ sinh chuồng trại để muỗi không có nơi trú đậu, nên dời chuồng gia súc xa nhà; ngủ màn, không cho trẻ em chơi gần chuồng gia súc, đặc biệt lúc chập tối đề phòng muỗi đốt; các hộ gia đình thường xuyên sử dụng các biện pháp thông thường để xua, diệt muỗi. Khi có dấu hiệu sốt cao cùng với các triệu chứng tổn thương hệ thần kinh trung ương cần phải đưa trẻ đến ngay bệnh viện cấp tỉnh để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Sở dĩ trẻ em mắc bệnh viêm não Nhật Bản cần được đưa đến bệnh viện cấp tỉnh, thành phố điều trị vì đây là căn bệnh điều trị tương đối khó.

Phải tiêm vaccine đủ mũi

Đối với virus gây bệnh viêm não Nhật Bản đã có vaccine phòng bệnh, thực hiện tiêm vaccine đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng bệnh quan trọng và hiệu quả nhất.

Tuy nhiên, nếu chỉ tiêm 1 mũi vaccine thì không có hiệu lực bảo vệ, nếu tiêm đủ 2 mũi vaccine hiệu lực bảo vệ đạt trên 80%, tiêm đủ 3 mũi vaccine hiệu lực bảo vệ đạt 90 - 95% trong khoảng 3 năm, do đó trẻ em cần tiêm chủng với 3 liều cơ bản như sau:

- Mũi 1: Lúc trẻ được 1 tuổi;

- Mũi 2: Sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần;

- Mũi 3: Cách mũi 2 là 1 năm.

Sau đó cứ 3 - 4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.

B.Dương

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Quảng Bình: Bé gái 11 tháng tuổi ngộ độc chì do 'thuốc cam'

Quảng Bình: Bé gái 11 tháng tuổi ngộ độc chì do 'thuốc cam'

Y tế - 1 ngày trước

Các bác sĩ Bệnh viện hữu nghị Việt Nam-Cuba Đồng Hới vừa cứu sống một bé gái 11 tháng tuổi bị ngộ độc chì và asen.

Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Y tế - 2 ngày trước

Suốt một tuần trước khi ho ra máu phải vào viện cấp cứu, người phụ nữ bị sốt, khó thở nhẹ. Bác sĩ phát hiện mảnh xương thức ăn ẩn náu trong phổi trái của chị 25 năm nay.

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Đại diện CLB Bí thư đoàn ngành Y đã đến thăm và động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu.

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Y tế - 5 ngày trước

Một người tử vong, hàng chục người phải nhập viện sau khi ăn bữa cỗ có món tiết dê tại TP Thái Bình, nghi do ngộ độc thực phẩm.

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

Y tế - 5 ngày trước

Sau khi ăn món mì Ý sốt cà tại trường, 2 học sinh có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, phải nhập viện vì nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm lại không phát hiện tác nhân gây bệnh.

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 1 tuần trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Y tế - 1 tuần trước

Hôm nay, 4/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội Tạ Thành Văn đã công bố Nghị quyết của Hội đồng trường và trao Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Top