Hà Nội
23°C / 22-25°C

Phòng ngừa bệnh bạch hầu: Đừng chủ quan khi trẻ viêm họng

Thứ bảy, 08:00 13/08/2016 | Y tế

GiadinhNet - Tính đến nay, ngành Y tế tỉnh Bình Phước ghi nhận 11 ca xác định mắc bệnh bạch hầu (BH), 4 ca dương tính với bệnh BH, 52 ca đang giám sát, theo dõi và 3 ca tử vong. Trước thông tin trên, nhiều người dân tỏ ra hoang mang lo lắng... Bộ Y tế khuyến cáo: Người dân nên đưa trẻ đi tiêm vaccine đúng lịch, đủ mũi để phòng ngừa dịch bệnh.

Để chủ động phòng chống bệnh, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo đưa trẻ đi tiêm vaccine phối hợp phòng bệnh bạch hầu: Quinvaxem hoặc DTP, Td đầy đủ, đúng lịch. Ảnh: Chí Cường
Để chủ động phòng chống bệnh, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo đưa trẻ đi tiêm vaccine phối hợp phòng bệnh bạch hầu: Quinvaxem hoặc DTP, Td đầy đủ, đúng lịch. Ảnh: Chí Cường

Tiêm vaccine, biện pháp phòng dịch bệnh hiệu quả

Trước thông tin đã có 3 ca tử vong vì bệnh bạch hầu ở tỉnh Bình Phước, nhiều người dân rất hoang mang lo lắng. Chị Nguyễn Thị Thúy Vy (ở phường An Khánh, quận Ninh Kiều,TP Cần Thơ) nói: "Tôi rất lo khi nghe thông tin này vì bệnh nguy hiểm và dễ lây. Nghe nói có vaccine phòng bệnh này, tôi phải đưa các con đi tiêm phòng cho chắc".

Nhiều người dân có con nhỏ càng lo hơn và nhanh chóng đưa con đi tiêm ngừa để phòng bệnh. Bạch hầu nằm trong 6 bệnh trẻ em được chủng ngừa giai đoạn đầu đời, thông qua vaccine tiêm chủng mở rộng quinvaxem 5 trong 1 hay các vaccine dịch vụ 5 trong 1, 6 trong 1. Ngoài bạch hầu, những vaccine này còn phòng ngừa các bệnh ho gà, uốn ván, viêm màng não mủ do Hib, viêm gan siêu vi B, sốt bại liệt. Chị Lâm Thị Tú Trinh (ở khu dân cư Hồng Phát, quận Ninh Kiều) đưa con tiêm ngừa dịch vụ ở Trung tâm Y tế dự phòng (TTYTDP) TP Cần Thơ cho biết: "Nghe nói các bệnh này rất nguy hiểm, nhất là đã có 3 người tử vong nên tôi đưa bé đi tiêm ngừa dịch vụ 5 trong 1 ngay để phòng bệnh lâu dài".

Theo BS Trần Văn Tuấn, Trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm và vaccine sinh phẩm (TTYTDP TP Cần Thơ): "Để chủ động phòng bệnh bạch hầu, bà mẹ đưa trẻ dưới 12 tháng tuổi, đến các trạm y tế tiêm ngừa vaccine Quinvaxem 5 trong 1. Chú ý phải tiêm ngừa đầy đủ, đúng lịch. Vaccine này có 3 mũi tiêm cơ bản, sau 18 tháng tuổi tiêm nhắc thêm 1 mũi DPT (uốn ván -bạch hầu - ho gà). Trước khi tổ chức tiêm tại trạm y tế, TTYTDP TP Cần Thơ vận chuyển đến TTYTDP, Trung tâm Y tế quận, huyện và bảo quản theo dây chuyền lạnh. Đến ngày tiêm chủng, trạm y tế lên nhận vaccine về tiêm trong ngày; tiêm xong đem về bảo quản tại quận, huyện. Ngoài ra, tại TTYTDP TP Cần Thơ có tiêm dịch vụ vaccine Pentaxim 5 trong 1".

Bệnh bạch hầu lây truyền dễ dàng qua đường hô hấp

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), bệnh bạch hầu lây truyền dễ dàng qua đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết từ niêm mạc mũi, họng của bệnh nhân hoặc người lành mang trùng khi ho, hắt hơi, nhất là khu vực dân cư đông đúc, hoặc nơi có điều kiện vệ sinh không đảm bảo. Biểu hiện bệnh có thể từ nhẹ đến nặng. Trường hợp nặng có thể gây biến chứng và tử vong. Theo nhiều chuyên gia, do có vaccine phòng bệnh nên các ca bệnh (nếu có) chỉ xảy ra rải rác ở những vùng mà người dân chủng ngừa không đầy đủ.

GS.TS Nguyễn Thanh Bảo, Khoa Vi sinh (Bệnh viện ĐH Y Dược TPHCM) cho biết, thông thường, bệnh nhiều nhất ở trẻ từ 1 - 10 tuổi do kháng thể từ người mẹ truyền sang không còn, khả năng miễn dịch thấp sẽ dễ bị bệnh hơn. Dịch bùng phát không theo mùa rõ rệt, chỉ cần có nguồn bệnh sẽ lây nhiễm. Các triệu chứng bệnh bạch hầu chủ yếu là gây viêm họng. Vi khuẩn bạch hầu sẽ tạo lớp màng giả màu trắng bám trong vòm họng. Nếu không điều trị thì màng bám sẽ lan ra, lấp đường hô hấp, khiến người bệnh ngạt thở. Không giống như các vi khuẩn thông thường khác, vi khuẩn bạch hầu gây ra viêm họng, nóng, sốt và nguy hiểm là do độc tố của vi khuẩn. Độc tố theo máu, tác động lên các cơ quan chính của cơ thể, có thể gây ra viêm tim, viêm thận hoặc tác dụng lên hệ thần kinh làm liệt tay, liệt chân, mắt lé, giọng nói có thể thay đổi do bị ngọng thanh quản.

Sau khi phát hiện bệnh, để ngừa các triệu chứng độc tố của vi khuẩn, người bệnh sẽ được chích ngừa kháng độc tố bạch hầu để trung hòa độc tố của vi khuẩn, ngăn ngừa độc tố tác động lên tim, thận và các hệ thần kinh khác. Sau đó, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng kháng sinh như: Penicilin, Ampicilin, Erythromycin, Rifampycin, Clindamycin, Cephalosporin…nhưng Penicilin thường được dùng nhất. GS. TS Nguyễn Thanh Bảo khuyến cáo người dân, khi bị viêm họng thì nên đi khám ngay. Nếu khi khám, phát hiện thấy màng giả màu trắng ở vòm họng thì người bệnh nên chích ngừa kháng độc tố điều trị để ngăn ngừa biến chứng.

Để chủ động phòng chống bệnh, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo: Đưa trẻ đi tiêm vaccine phối hợp phòng bệnh bạch hầu: Quinvaxem hoặc DTP, Td đầy đủ, đúng lịch; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày; hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh; nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng...

TP HCM:

Khoảng 125.000 trẻ được tiêm vaccine bổ sung phòng bệnh bạch hầu

Theo Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM, trong tháng 8, Trạm Y tế các phường , xã sẽ phối hợp với các trường mầm non, lập danh sách trẻ và tuyên truyền kêu gọi phụ huynh đến chủng ngừa theo chương trình Tiêm chủng mở rộng. Vaccine bổ sung DPT (phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván) được triển khai tiêm vào tháng 9. Nhóm được tiêm là trẻ sinh từ ngày 1/10/2012 -28/2/2015 chưa tiêm vaccine này mũi thứ 4. Ước tính, toàn thành phố có khoảng 125.000 trẻ.

Từ năm 2015 đến nay, TPHCM không ghi nhận ca bạch hầu nào. Tuy nhiên, khảo sát trong giai đoạn 2011 - 2015 cho thấy, tỷ lệ trẻ em trên toàn thành phố được tiêm DPT mũi 4 rất thấp. TPHCM là địa bàn đông người nhập cư, tình trạng tiêm chủng không đầy đủ khiến bệnh có nguy cơ xuất hiện và bùng phát như tại Bình Phước. Để tăng cường giám sát và chủ động phòng, chống dịch bạch hầu, Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM yêu cầu các cơ sở điều trị khi phát hiện người bệnh có dấu hiệu viêm thanh quản, viêm hầu, viêm amiđan và có giác mạc dính tại amidan, phải chuyển về Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới.

L.Phương

H.Hoa

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Y tế - 2 ngày trước

Bệnh nhân nữ 53 tuổi, thường trú tại Ba Đồn, Quảng Bình vào viện trong tình trạng yếu nặng 2 chân, nằm liệt giường, tiểu không tự chủ, loét bỏng 2 gan bàn chân.

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 6 ngày trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 1 tuần trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Top