Hà Nội
23°C / 22-25°C

Phòng đột quỵ hiệu quả trong mùa đông, U50 nhất định phải thực hiện đúng 5 'nguyên tắc' này!

Thứ sáu, 18:40 05/01/2024 | Bệnh thường gặp

GĐXH - Sau tuổi 50, sự lão hóa bắt đầu xuất hiện khiến các mạch máu dần trở nên xơ cứng, độ đàn hồi thành mạch giảm khiến mạch máu rất dễ nứt vỡ dưới áp lực cao. Đây là yếu tố để bệnh đột quỵ xuất hiện nhiều hơn.

Thanh niên 22 tuổi bất ngờ phát hiện mắc ung thư dạ dày, bác sĩ chỉ rõ từ bỏ ngay 5 thói quen xấu nàyThanh niên 22 tuổi bất ngờ phát hiện mắc ung thư dạ dày, bác sĩ chỉ rõ từ bỏ ngay 5 thói quen xấu này

GĐXH - Thanh niên cho biết thường xuyên ăn thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn cay, các loại nước ngọt, và thường xuyên có thói quen thức khuya sử dụng điện thoại...

Theo các chuyên gia y tế, trong đời, ai cũng từng trải qua một vài lần xây xẩm chóng mặt, tê yếu tay chân, nhất là lúc mệt mỏi hay khi thời tiết thay đổi. 

Trước tuổi 30, bạn đổ cho thức khuya thiếu ngủ, stress đau đầu. Ở tuổi 40, bạn nghĩ cơn choáng nhẹ do ăn kiêng tụt đường huyết, tê chân do đau dây thần kinh tọa mà đến. Song tới một ngày qua tuổi 50, đột quỵ sẽ sớm gõ cửa nếu tiếp tục chủ quan.

Phòng đột quỵ hiệu quả trong mùa đông, U50 nhất định phải thực hiện đúng 5 'nguyên tắc' này! - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Thực tế, đột quỵ xuất hiện ở cả người trẻ, nhưng ở người trên 50, sự lão hóa bắt đầu xuất hiện khiến các mạch máu dần trở nên xơ cứng, độ đàn hồi thành mạch giảm khiến mạch máu rất dễ nứt vỡ dưới áp lực cao. Đây là yếu tố thuận lợi để bệnh đột quỵ xuất hiện nhiều hơn.

Bên cạnh đó, hàm lượng nước trong cơ thể ngày càng giảm khiến độ nhớt của máu tăng lên là yếu tố thuận lợi cho cục máu đông hình thành. 

Đặc biệt, khi thời tiết trở lạnh, cơ chế tự điều hòa của tuần hoàn trở nên kém đi, mạch máu co lại đột ngột, huyết áp tăng cao làm đột quỵ rất dễ xảy ra nếu đột nhiên di chuyển ra ngoài trời khi không mặc đủ ấm. Hoặc ngồi dậy đột ngột hay di chuyển qua lại giữa các phòng có sự chênh lệch về nhiệt độ.

Mặt khác, những vấn đề về sức khỏe như tăng huyết áp, đái tháo đường, mỡ máu cũng là điều kiện thuận lợi khiến đột quỵ xuất hiện. Ngoài ra, một số thói quen không lành mạnh như: thức khuya, tắm đêm, làm việc căng thẳng, ít vận động, hút thuốc lá... cũng làm gia tăng nguy cơ đột quỵ ở người trên 50 tuổi khi trời trở lạnh. 

Chính vì vậy, cần có những biện pháp hỗ trợ dự phòng đột quỵ cho những người ngoài 50 khi mùa đông đến. 

5 việc U50 nên làm để phòng ngừa đột quỵ trong mùa lạnh?

Phòng đột quỵ hiệu quả trong mùa đông, U50 nhất định phải thực hiện đúng 5 'nguyên tắc' này! - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Giữ ấm cơ thể

Để phòng ngừa đột quỵ vào mùa lạnh, người sau 50 tuổi cần phải giữ ấm cho cơ thể, không nên ra trời lạnh đột ngột. Sau khi tỉnh giấc, nên dành 3-5 phút cho cơ thể quen dần với trạng thái mới và hoàn toàn tỉnh táo trước khi bước ra khỏi giường. Có thể nằm trên giường và thực hiện một vài động tác "khởi động" như duỗi chân, duỗi tay, xoa mặt...

Tập thể dục đúng cách

Thay vì ra ngoài chạy bộ mỗi buổi sáng sớm, tập thể dục trong nhà sẽlà lựa chọn hợp lý. Bạn cũng nên để bản thân tỉnh táo, mặc ấm trước khi rời khỏi giường để tránh bị lạnh đột ngột.

Tập luyện thể dục thể thao đều đặn giúp cơ thể dẻo dai, kích thích lưu thông khí huyết đều đặn, hỗ trợ giảm bớt nguy cơ mắc các bệnh như tăng huyết áp, tiểu đường, mỡ máu. Lưu ý, nên lựa chọn những bài tập phù hợp, không nên tập luyện quá sức.

Uống nhiều nước

Vào mùa đông, thời tiết trở nên hanh khô cũng là nguyên nhân khiến cơ thể dễ mất nước. Uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày là biện pháp giúp giảm độ nhớt của máu, hạn chế nguy cơ hình thành cục máu đông. Bên cạnh đó, việc uống nhiều nước cũng đem lại nhiều lợi ích khác cho cơ thể như tăng cường chuyển hóa, thải độc, giữ ẩm cho da,...

Loại bỏ thói quen xấu

Phòng đột quỵ hiệu quả trong mùa đông, U50 nhất định phải thực hiện đúng 5 'nguyên tắc' này! - Ảnh 4.

Ảnh minh họa

Để dự phòng đột quỵ, những thói quen xấu như hút thuốc lá, sử dụng rượu bia, ngủ muộn... cần phải được loại bỏ. Bên cạnh đó, thói quen ăn mặn, ăn đồ chiên rán, đồ ngọt cũng cần được giảm bớt, tăng cường rau xanh, hoa quả để hạn chế bớt nguy cơ gặp phải các bệnh lý nền như tăng huyết áp, đái tháo đường, mỡ máu... qua đó, giảm bớt phần nào nguy cơ đột quỵ.

Kiểm soát tốt bệnh nền

Nhiều người sau 50 tuổi mắc các bệnh nền như mỡ máu cao, tăng huyết áp, sau một thời gian điều trị thấy ổn thì tự ý ngưng dùng thuốc. Điều này không mang lại tác dụng dự phòng các biến chứng có thể xảy ra. Mọi người nên duy trì uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ để đạt được mục đích điều trị.

6 dấu hiệu biểu hiện đột quỵ, cần cảnh giác

B (balance): Mất thăng bằng, chóng mặt, choáng váng.

E (eyes): Thị lực kém, mắt mờ.

F (face): Một bên mặt bị rủ xuống, tê cứng, nụ cười lệch một bên, không cân xứng.

A (arms): Yếu, không nâng được một bên tay/chân hoặc nửa người.

S (speech): Nói líu lưỡi, không rõ chữ, khó diễn đạt.

T (time): Nếu có các biểu hiện trên, nên gọi cấp cứu khẩn cấp.

Dấu hiệu cần cảnh giác với đau ruột thừa ở trẻ, nếu đau bụng kèm dấu hiệu này cần đến viện ngay!Dấu hiệu cần cảnh giác với đau ruột thừa ở trẻ, nếu đau bụng kèm dấu hiệu này cần đến viện ngay!

GĐXH - Viêm ruột thừa ở trẻ em thường không có các biểu hiện điển hình và khó phân biệt với các bệnh lý có triệu chứng đau bụng khác. Vì vậy, khi trẻ có các triệu chứng như: Đau bụng quanh rốn hoặc hố chậu phải, sốt, nôn, đại tiện lỏng, mệt mỏi, môi khô, lưỡi bẩn... cần được khám sớm.

Bất ngờ công dụng loại củ được ví như "sâm của người nghèo", người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ!Bất ngờ công dụng loại củ được ví như 'sâm của người nghèo', người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ!

GĐXH - Loại củ được nhắc đến ở đây là củ cà rốt. Hiện nay là thời điểm cà rốt vào vụ, vừa rẻ, vừa ngon, vừa an toàn cho sức khỏe.

Mùa lạnh, ăn bắp cải cực tốt nhưng cực độc nếu mắc sai lầm này, đây là tất cả những điều cần biết khi ăn!Mùa lạnh, ăn bắp cải cực tốt nhưng cực độc nếu mắc sai lầm này, đây là tất cả những điều cần biết khi ăn!

GĐXH - Bắp cải là món ăn quen thuộc của người Việt và thực sự là thuốc quý của người nghèo nhưng có người phải chú ý khi ăn.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Các bệnh thường gặp sau tuổi 40

Các bệnh thường gặp sau tuổi 40

Bệnh thường gặp - 10 giờ trước

Sau khi chạm tới tuổi 40, bạn sẽ có nguy cơ cao gặp các vấn đề về sức khỏe. Các chứng bệnh đó có thể bao gồm bàng quang tăng hoạt, sỏi thận, huyết áp cao và trầm cảm, lo âu. Hãy đọc tiếp để biết thêm về các chứng bệnh này và những vấn đề sức khỏe khác có thể xảy ra trong thời kỳ trung niên.

Dấu hiệu cơ thể đang thiếu vitamin B12 trầm trọng, người Việt nên bổ sung thường xuyên 6 thực phẩm này để kéo dài tuổi thọ

Dấu hiệu cơ thể đang thiếu vitamin B12 trầm trọng, người Việt nên bổ sung thường xuyên 6 thực phẩm này để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Cơ thể thiếu vitamin B12 sẽ gây thiếu máu, mệt mỏi hay trầm cảm. Nếu tình trạng này kéo dài, não bộ và hệ thần kinh trung ương của bạn có thể bị tổn thương vĩnh viễn.

8 câu hỏi thường gặp của người bệnh sỏi tiết niệu

8 câu hỏi thường gặp của người bệnh sỏi tiết niệu

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Trên cơ thể người, hệ tiết niệu gồm hai thận, hai niệu quản hai bên, rồi đến bàng quang và cuối cùng là niệu đạo. Sỏi xuất hiện tại bất kỳ vị trí nào trong hệ tiết niệu điều đó chứng tỏ đã mắc sỏi tiết niệu. Sỏi tiết niệu bao gồm sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo.

2 phụ nữ bị vỡ túi ngực mà không biết, chuyên gia cảnh báo biến chứng khó lường, chị em nâng ngực có dấu hiệu này cần khám ngay

2 phụ nữ bị vỡ túi ngực mà không biết, chuyên gia cảnh báo biến chứng khó lường, chị em nâng ngực có dấu hiệu này cần khám ngay

Bệnh thường gặp - 4 ngày trước

GĐXH - Vỡ túi ngực thường có biểu hiện như đau nhức hoặc sưng, hoặc thay đổi về kích thước, hình dạng... Các bác sĩ khuyến cáo khi có dấu hiệu này cần gặp bác sĩ ngay để được kiểm tra sớm nhất.

Thanh niên 30 tuổi hôn mê sâu do bệnh tiểu đường, tiết lộ thói quen nhiều người trẻ Việt đang mắc phải

Thanh niên 30 tuổi hôn mê sâu do bệnh tiểu đường, tiết lộ thói quen nhiều người trẻ Việt đang mắc phải

Bệnh thường gặp - 4 ngày trước

GĐXH - Thanh niên bị biến chứng tiểu đường cho biết anh vốn có sức khỏe tốt. Sở thích của anh là uống các loại nước ngọt chứa nhiều đường. Thói quen này đã duy trì từ hồi sinh viên đến trước khi anh nhập viện.

Đi cấp cứu vì thói quen dùng thuốc tai hại nhiều người Việt thường làm

Đi cấp cứu vì thói quen dùng thuốc tai hại nhiều người Việt thường làm

Bệnh thường gặp - 5 ngày trước

Người phụ nữ nhập viện cấp cứu vì mất nước nặng, rối loạn điện giải, suy thận cấp. Người nhà cho biết bệnh nhân thường xuyên mua nhiều loại thuốc kháng sinh, uống không theo liều lượng được khuyến cáo.

Phình động mạch chủ cần chú ý gì trong chế độ ăn?

Phình động mạch chủ cần chú ý gì trong chế độ ăn?

Bệnh thường gặp - 5 ngày trước

Mặc dù khó tránh được tất cả các yếu tố nguy cơ của chứng phình động mạch chủ nhưng việc ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ và tránh một số tác nhân có hại sẽ giúp ích rất nhiều trong việc ngăn ngừa chứng phình động mạch chủ.

Chế độ ăn tốt nhất cho bệnh suy giáp

Chế độ ăn tốt nhất cho bệnh suy giáp

Bệnh thường gặp - 5 ngày trước

Với bệnh nhân suy giáp, ngoài việc tuân thủ dùng thuốc theo phác đồ điều trị, chế độ dinh dưỡng cũng đóng một vai trò quan trọng đối với chức năng tuyến giáp, giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống và ngăn ngừa các biến chứng.

Người bệnh cao huyết áp cần làm việc này mỗi ngày để nâng cao tuổi thọ, người Việt nên áp dụng ngay

Người bệnh cao huyết áp cần làm việc này mỗi ngày để nâng cao tuổi thọ, người Việt nên áp dụng ngay

Bệnh thường gặp - 6 ngày trước

GĐXH - Người bệnh cao huyết áp có thể không cần tập luyện phức tạp, chỉ cần đứng dậy và di chuyển khoảng 30 phút mỗi ngày đã giảm huyết áp gần 3,5 mmHg.

10 câu hỏi thường gặp về bệnh sán lá gan

10 câu hỏi thường gặp về bệnh sán lá gan

Bệnh thường gặp - 6 ngày trước

Sán lá gan là một loài ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể người qua đường tiêu hóa gây ra bệnh lý tại nhiều cơ quan nhưng chủ yếu ở gan và đường mật. Sán lá gan có thể gây biến chứng nguy hiểm nên người bệnh không nên chủ quan, cần đi khám và điều trị kịp thời.

Top