Hà Nội
23°C / 22-25°C

Phòng bệnh viêm tai khi đi bơi

Thứ hai, 14:00 27/04/2015 | Sống khỏe

GiadinhNet - Mùa hè nhiều người đi bơi, nhưng do điều kiện vệ sinh cũng như bảo vệ tai không đúng cách đã dẫn đến tình trạng mắc bệnh viêm tai. Những người có cơ địa dị ứng, có tiền sử viêm mũi, viêm xoang, viêm tai… nguy cơ tái phát bệnh rất nhanh.

Những người có tiền sử bị viêm tai giữa, viêm xoang, viêm mũi rất dễ tái phát bệnh khi đi bơi.	 ẢNh: Chí Cường

Những người có tiền sử bị viêm tai giữa, viêm xoang, viêm mũi rất dễ tái phát bệnh khi đi bơi. Ảnh: Chí Cường

Những bệnh tai mũi họng dễ mắc khi bơi

Chị Nguyễn Thị Hà (ở Gia Lâm, Hà Nội) sau khi cho con gái đi bơi về, con gái kêu ù tai khó chịu, chị đã lấy bông ngoáy tai cho bé. Sau 3 ngày, cháu kêu đau trong tai, sốt, đưa con đi siêu âm tai mũi họng, bác sỹ phát hiện tai cháu có hiện tượng đỏ, sưng nề, mũi có tiết dịch nhầy và amidan sưng đỏ do cháu bị viêm tai ngoài cấp.

Con chị Nguyễn Thị Xuân ở TP Hưng Yên cũng mắc bệnh tai mũi họng sau khi đi bơi. Thường cứ cuối tuần, chị đưa con đến bể bơi bơi để rèn luyện sức khỏe. Sau khi bơi xong, chị hay lấy tăm bông ngoáy tai liên tục cho con để thấm hết nước. Cách đây mấy hôm, chị thấy con kêu đau, ù tai, khó nghe. Đưa con đi khám, chị mới biết con bị viêm tai mà nguyên nhân có thể vì cách vệ sinh tai không đúng sau bơi.

BS Phi Thái Hà – Khoa Tai mũi họng (Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương) cho biết, thường mỗi khi hè về, số bệnh nhân bị các bệnh về tai mũi họng như: Viêm họng, viêm mũi, viêm mũi xoang, viêm tai... do đi bơi lại tăng lên. Nguyên nhân do tiếp xúc với nước bẩn hay do ngoáy tai gây trầy xước. Khi đi bơi, nhất là ở những nơi không đảm bảo vệ sinh, nước vào trong tai sẽ đem theo các vi khuẩn và nấm. Thông thường, nước sẽ tự chảy ra ngoài, nhưng đôi khi nước đọng lại khiến tai bị ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển, dẫn đến viêm. Đặc biệt, những người đã có tiền sử bị viêm tai, thủng màng nhĩ, có bất thường về giải phẫu ống tai rất dễ đọng nước bên trong, nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

“Nhiễm trùng từ mũi xoang có thể đi theo vòi nhĩ vào tai giữa gây viêm tai giữa cấp với triệu chứng như: Ù tai, giảm thính lực, đau tai. Nhiều người sau mỗi lần đi bơi thấy có hiện tượng ù tai thì chỉ nghĩ rằng nước chảy vào tai chút ít nên không để ý, hoặc lấy bông ngoáy tai thấm nước sâu trong tai liên tục. Vì chủ quan nên khi tai bị viêm, đau nhức, thậm chí chảy dịch vàng... họ mới đi khám khiến việc điều trị phức tạp hơn. Nếu không được chữa kịp thời rất dễ dẫn đến viêm tai giữa mãn tính, giảm thính lực”, BS Phi Thái Hà nói.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh - nguyên Viện trưởng Viện Tai Mũi Họng Trung ương, một bệnh rất hay gặp và nguy hiểm là viêm tai do bơi. Tai có 3 bộ phận là tai ngoài, tai giữa, tai trong, trong đó tai ngoài hay bị nhất. Nguyên nhân do khi bơi ngụp lặn trong môi trường nước, dù nước sạch hay bẩn cũng có nhiều vi khuẩn xâm nhập vào tai. Khi nước bị ứ đọng không ra được dễ gây viêm tai. Viêm tai giữa nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như thủng màng nhĩ, viêm xương chũng mãn tính, hoặc có thể dẫn đến bị điếc.

Mọi người cần đặc biệt chú ý biểu hiện sau khi bơi về, nếu thấy ngứa mũi, nghẹt mũi, chảy nước mũi, nước mũi đục vàng hoặc xanh; mệt mỏi, sốt, nhức đầu; tai ngứa, đau tai, nặng hơn có thể chảy mủ vàng… cần đi khám ngay.

Cách phòng tránh

Để phòng bệnh tai mũi họng khi bơi lội, BS Phi Thái Hà khuyên, trước khi đi bơi, bạn hãy đến bác sỹ kiểm tra bộ phận tai cẩn thận. Nếu phát hiện ra ráy tai, nên nhờ bác sĩ tìm cách lấy ra đề phòng sau này bị ướt do nước vào gây tắc nghẽn ống tai ngoài, dẫn đến viêm ống tai ngoài. Trước khi bơi cần trang bị mũ và nút tai. Trong khi bơi tránh để sặc nước, hạn chế để nước lọt vào mũi họng.

Việc vệ sinh tai không đúng cách sau mỗi lần đi bơi khiến nhiều người dễ bị viêm. Nhiều người có thói quen sau khi con bơi xong là dùng tăm bông ngoáy, nghĩ rằng như thế tai sẽ sạch. Thực tế, dùng tăm bông lau chùi và ngoáy sâu vào trong tai càng tạo điều kiện cho các vi khuẩn, bụi bẩn có trong nước hồ bơi đi sâu vào trong. Ngoài ra, việc làm này có thể khiến bên trong tai bị rách, trầy xước khiến tình trạng nhiễm khuẩn nặng hơn.

Sau khi tắm hay bơi lội, lấy que tăm bông đặt nhẹ vào trong ống tai, để yên trong vòng 5 phút, nước sẽ bị bông khô tự động hút hết. Ngoài ra, có thể làm khô tai nhẹ nhàng từ vành tai vào ống tai, cuộn góc nhỏ khăn vải để lau tai. Nếu nước vào tai thì nghiêng đầu, kéo vành tai ra sau tạo đường thẳng cho nước dễ chảy ra ngoài.

Đối với các bệnh mũi họng, các chuyên gia khuyên, khi mới bơi xong nên choàng khăn ngay để tránh gió. Sau đó, tắm kỹ bằng nước sạch để tránh nhiễm bẩn từ nước hồ bơi và lau khô giữ ấm. Nếu vô tình để nước vào mũi, dùng tay bịt một lỗ mũi này và xì nhẹ lỗ mũi kia và ngược lại. Không nên bịt cả hai lỗ cùng một lúc xì mũi để tránh gây ù tai hoặc làm nguồn viêm nhiễm từ mũi họng qua vòi nhĩ vào tai, gây viêm tai giữa cấp.

Thêm vào đó, vệ sinh mũi họng sạch sẽ mỗi ngày sẽ phòng tránh nhiễm khuẩn đường hô hấp, hoặc xông khí dung gia đình với nước muối sinh lý mỗi ngày để phòng bệnh tai mũi họng. Đồng thời, tăng cường ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe, phòng chống bệnh tật.

Đặc biệt lưu ý không nên tự ý dùng thuốc “dân gian” để nhỏ mũi, nhỏ tai như dầu, thuốc nước tự pha chế không rõ nguồn gốc sẽ gây nhiễm trùng thêm và biến chứng nặng hơn. Nên đi khám bệnh ngay ở các bệnh viện chuyên khoa tai mũi họng để được điều trị thích hợp và kịp thời.

“Những người có tiền sử bị viêm tai giữa, viêm xoang, viêm mũi dị ứng tốt nhất là không đi bơi vì rất dễ tái phát bệnh. Nếu tai từng bị viêm, có một lỗ thủng hoặc đã từng mổ tai thì nguy cơ nước vào tai càng lớn. Khi thấy tai có các biểu hiện như ngứa, khó chịu, chảy nước, dịch vàng, trắng, sờ vào thấy đau tai thì nên đi khám”.

BS Phi Thái Hà

Phương Thuận/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bí quyết sống thọ của 4 anh em ruột đều gần trăm tuổi

Bí quyết sống thọ của 4 anh em ruột đều gần trăm tuổi

Sống khỏe - 24 phút trước

4 anh em nhà cụ Quỳnh người vừa 100 tuổi người hơn 90, vẫn rất minh mẩn, da dẻ hồng hào, tự làm nhiều việc không cần con cháu giúp đỡ.

Những thực phẩm nên ăn và nên tránh khi đi máy bay

Những thực phẩm nên ăn và nên tránh khi đi máy bay

Sống khỏe - 1 giờ trước

Việc di chuyển bằng máy bay khiến cho bạn khó có thể thực hiện đúng chế độ ăn uống phù hợp. Lưu ý những thực phẩm nên ăn trước, trong và sau chuyến bay sẽ giúp bạn tránh khỏi cảm giác uể oải, đầy hơi hoặc kiệt sức.

Người bệnh suy thận nên ăn gì và kiêng gì để bảo vệ chức năng thận?

Người bệnh suy thận nên ăn gì và kiêng gì để bảo vệ chức năng thận?

Sống khỏe - 2 giờ trước

Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị suy thận. Chế độ ăn hợp lý có thể giúp kiểm soát các triệu chứng, bảo vệ chức năng thận và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Nhiều người đặc biệt thích ăn cay mà không ngờ tới có thể gặp những tác hại nguy hiểm này

Nhiều người đặc biệt thích ăn cay mà không ngờ tới có thể gặp những tác hại nguy hiểm này

Sống khỏe - 2 giờ trước

Ăn cay từ lâu đã là thói quen của rất nhiều người bởi nó kích thích vị giác khiến cho bữa ăn trở nên ngon miệng hơn. Sẽ không có gì phải bàn cãi nếu hàng ngày bạn ăn cay ở mức độ vừa phải, nhưng nếu bạn ăn cay quá đà thì rất nhiều mối hiểm nguy cho sức khỏe đang rình rập bạn.

5 cách 'làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

5 cách 'làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

Sống khỏe - 13 giờ trước

Các chuyên gia tiết lộ 5 cách làm mát cơ thể tự nhiên, để ngủ ngon suốt đêm mà không cần mở điều hòa.

Tuyệt đối đừng bật điều hòa theo cách này vì có thể khiến người thân đối mặt với đột quỵ, méo miệng

Tuyệt đối đừng bật điều hòa theo cách này vì có thể khiến người thân đối mặt với đột quỵ, méo miệng

Sống khỏe - 14 giờ trước

Chống nóng sai cách có thể khiến chúng ta dễ dàng đối mặt với liệt dây thần kinh số 7, đột quỵ...

Chuyên gia hướng dẫn cách xử trí khi gặp vấn đề về sức khỏe do nắng nóng

Chuyên gia hướng dẫn cách xử trí khi gặp vấn đề về sức khỏe do nắng nóng

Sống khỏe - 15 giờ trước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 29/4, hầu hết các khu vực trên cả nước đều hứng chịu nắng nóng gay gắt với nền nhiệt cao nhất phổ biến ở mức 37-39 độ C. Riêng các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế nắng nóng đặc biệt gay gắt, có nơi trên 42 độ C.

Biện pháp đánh bại căng thẳng khi đi du lịch

Biện pháp đánh bại căng thẳng khi đi du lịch

Sống khỏe - 17 giờ trước

Những chuyến du lịch có thể gây căng thẳng, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần do nhiều nguyên nhân. Khi tình trạng này xuất hiện, bạn có thể thực hiện một số bài tập thở đơn giản và hiệu quả để giữ bình tĩnh cũng như kiểm soát căng thẳng.

Trời nóng dễ đổ mồ hôi nhưng bác sĩ nhắc nhở 7 kiểu này là bệnh, gồm cả ung thư

Trời nóng dễ đổ mồ hôi nhưng bác sĩ nhắc nhở 7 kiểu này là bệnh, gồm cả ung thư

Sống khỏe - 18 giờ trước

Đổ mồ hôi không đơn giản là do nóng hay “cơ địa”. Đôi khi, đó là những dấu hiệu bệnh tật mà nếu bỏ qua bạn sẽ rất hối hận.

Thanh niên 24 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp, phải cắt toàn bộ tuyến giáp vì mắc 1 sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Thanh niên 24 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp, phải cắt toàn bộ tuyến giáp vì mắc 1 sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 19 giờ trước

GĐXH - Thanh niên bị ung thư tuyến giáp do đến viện muộn nên khối u đã di căn. Bác sĩ khuyến cáo cần có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ và siêu âm tuyến giáp khoảng 6 - 12 tháng 1 lần để phòng tránh tốt nhất.

Top