Hà Nội
23°C / 22-25°C

Phát huy vai trò già làng, trưởng bản đẩy lùi quan niệm sinh nhiều con và phải sinh con trai

Chủ nhật, 11:00 25/07/2021 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Huyện Mường Chà (tỉnh ĐIện Biên) có trên 50.000 người thuộc 13 dân tộc cùng sinh sống, trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm gần 93%. Do đó một số tập tục không còn phù hợp vẫn tồn tại, ăn sâu trong tiềm thức của đồng bào trong đó có sinh nhiều con, phải sinh cho được con trai. Để xóa bỏ hủ tục, xây dựng đời sống mới, nâng cao dân trí ở đây thì việc phát huy vai trò già làng, trưởng bản là điều vô cùng quan trọng.

Tập tục đẻ nhiều con ăn sâu vào tiềm thức

Trong những năm qua, việc kết hôn ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Điện Biên cơ bản đã được thực hiện đúng theo Luật Hôn nhân và gia đình. Tuy nhiên, tại một số địa bàn vùng sâu, vùng xa, khu vực đặc biệt khó khăn vẫn diễn ra tình trạng sinh nhiều con. Điều này ảnh hưởng lớn tới chất lượng dân số và chủ trương phát triển kinh tế xã hội của vùng.

Ông Nguyễn Minh Phú, Chủ tịch UBND huyện, Trưởng ban Chỉ đạo phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" huyện Mường Chà cho biết: "Những thói quen sinh hoạt, những tập tục lạc hậu đã ăn sâu và vẫn còn in đậm trong nếp nghĩ của bà con dân tộc thiểu số qua nhiều thế hệ. Vì vậy, để vận động nhân dân xóa bỏ được những hủ tục trên không phải ngày một ngày hai mà phải là cả một quá trình lâu dài, bền bỉ". 

Ông Phú nhấn mạnh, đây là việc làm cần sự chung tay, chung sức và trách nhiệm, quyết tâm cao của các cấp, các ngành, phát huy tốt sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, biết tôn trọng những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc nhưng cũng linh hoạt, kiên quyết, kiên trì theo phương châm "mưa dầm thấm lâu" để từng bước loại bỏ những thói quen, tập quán lạc hậu.

Phát huy vai trò già làng, trưởng bản đẩy lùi quan niệm sinh nhiều con và phải sinh con trai - Ảnh 1.

Phụ nữ xã Sa Lông (huyện Mường Chà) tìm hiểu tác hại của việc sinh nhiều con trên các tờ rơi, tờ gấp. Ảnh: T.L

Thời gian qua, với các chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đời sống của mỗi hộ gia đình đã phần nào được cải thiện. Tuy nhiên, việc sinh nhiều con tạo ra gánh nặng kinh tế cho mỗi gia đình, mặt khác làm giảm chất lượng nuôi con khi chủ yếu đồng bào dân tộc ít người vẫn dựa vào việc trồng trọt. Điều đáng nói, việc sinh nhiều con khiến ảnh hưởng lớn tới kế hoạch triển kinh tế - xã hội của địa phương,

Xác định rõ, để thay đổi tập quán của đồng bào các dân tộc thiểu số, vấn đề cốt lõi đó là nâng cao nhận thức của nhân dân, nên cấp ủy, chính quyền các cấp ở Mường Chà đã đặc biệt coi trọng công tác tuyên truyền, vận động. Công tác tuyên truyền được huyện lồng ghép với tuyên truyền nhiệm vụ chính trị trên địa bàn bằng nhiều hình thức như: Lồng ghép với các cuộc họp bản, tổ dân phố, băng rôn, khẩu hiệu, xe thông tin lưu động...

Bên cạnh đó, huyện cũng lồng ghép việc xóa bỏ các hủ tục với Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh", trong đó lấy tiêu chí thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, sinh hoạt tín ngưỡng và vệ sinh môi trường nông thôn gắn với việc đánh giá, công nhận các gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa và xử lý nghiêm các trường hợp tảo hôn; những cán bộ, đảng viên vi phạm công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình.

Phát huy vai trò già làng, trưởng bản, người có uy tín

Giải pháp đồng bộ là điều cần thiết, tuy nhiên với đặc thù các dân tộc ít người sinh sống lâu năm với nhau, các hủ tục chưa phù hợp đã ăn vào "nếp nghĩ", thói quen thì việc phát triển vai trò của già làng, trưởng bản, người có uy tín trong công tác tuyên truyền là điều vô cùng quan trọng. Đây là những người có tiếng nói, uy tín cao trong các bản làng, đóng góp lớn vào quá trình vận động, tuyên truyền đưa chính sách của chính quyền tới người dân.

"Ðể tuyên truyền cho người dân hiểu, trước hết gia đình mình phải gương mẫu làm trước thì nói người dân mới nghe. Hộ nào đến ban ngày không gặp thì mình đến nhà buổi tối, nói một lần không được thì nói hai, ba lần, nói cho bà con hiểu và làm theo mới thôi" - Ðó là những lời tâm sự của ông Vàng Vu Kinh (77 tuổi), người có uy tín ở bản Huổi Bon, xã Pa Ham, huyện Mường Chà khi nói về việc tuyên truyền vận động người dân trong bản xóa bỏ hủ tục.

Phát huy vai trò già làng, trưởng bản đẩy lùi quan niệm sinh nhiều con và phải sinh con trai - Ảnh 2.

Cán bộ làm công tác dân số kế hoạch hóa gia đình xuống địa bàn để tuyên truyền cho bà con. Ảnh: T.L

Ông Vàng Vu Kinh cho biết, những năm trước đây, nhiều gia đình trong bản thuộc hộ nghèo, kinh tế chủ yếu dựa vào cây lúa, cây ngô, giờ lại thêm gánh nặng đông con nên họ phải chạy ăn từng bữa, cuộc sống ngày càng trở nên vất vả. 

"Nếu đẻ được con trai thì chỉ đẻ 2 con thôi, nhưng mà không được con trai thì mới đẻ nhiều như thế. Nhưng chăm con khổ lắm, chăm các con mệt không đi làm được", ông Kinh nói về tục đẻ nhiều con ở bản.

Ðể vận động người dân xóa bỏ hủ tục, ông Kinh đã cùng với những người có uy tín khác trong bản, phối hợp với cán bộ Trạm Y tế xã, Chi cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Điện Biên, cán bộ xã kiên trì giải thích, tuyên truyền cho người dân hiểu được những hậu quả của việc sinh nhiều con.

Chị Đoàn Thị Huệ, cán bộ dân số phụ trách xã Huổi Lèng, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên chia sẻ: 5 năm phụ trách công tác kế hoạch hóa gia đình ở 7 bản của xã, hằng tuần chị đều xuống địa bàn để tuyên truyền, vận động người dân hạn chế sinh con thứ 3. Tuy nhiên, hiệu quả thực hiện vẫn chưa cao, bởi nhận thức của người dân còn thấp, vẫn nặng tư tưởng trọng nam khinh nữ.

"Trong số 7 bản của xã thì có 2 bản vùng sâu đi lại rất khó khăn, vào mùa mưa phải đi bộ vài giờ đồng hồ, do đó bà con ra ngoài trạm y tế rất ít. Cùng với nhận thức còn thấp nên việc truyền thông về công tác dân số đối với bà con cũng còn hạn chế. Do đó, chúng tôi phải thường xuyên nhờ tới sự giúp đỡ của già làng, trưởng bản. Nhiều khi mình gặp vài lần nói họ không nghe nhưng già làng nói một lần lại hiệu quả", chị Huệ cho biết.

Với những khó khăn đó có thể thấy được công tác thực hiện kế hoạch hóa gia đình, giảm thiểu tối đa tỷ lệ sinh con thứ 3 và tư tưởng phải sinh con trai ở huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên vẫn còn là một chặng đường dài, mất nhiều thời gian, công sức. Do đó, sẽ cần phải có nhiều hơn nữa sự phối hợp tích cực giữa các cơ quan, ban ngành, chính quyền địa phương trong việc thay đổi nhận thức của người dân, trong đó gắn chặt với vai trò của các già làng, trưởng bản để công tác được thực hiện một cách hiệu quả.

Dương Tú

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

Dân số và phát triển - 5 giờ trước

Sa sút trí tuệ là khi bạn dần mất đi các chức năng thần kinh do các bệnh ảnh hưởng tới não bộ. Chứng bệnh này sẽ phát triển theo 3 giai đoạn tệ dần.

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị, nhiễm độc thai nghén có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, sản giật. Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm độc thai nghén thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và suy thai.

Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Top