Hà Nội
23°C / 22-25°C

Phát hiện 2 con có nhóm máu khác bố, người đàn ông âm thầm đi xét nghiệm ADN rồi tự tay xé bỏ kết quả

Thứ tư, 08:46 01/11/2023 | Dân số và phát triển

Trong một lần đưa 2 con đi khám, anh Hà (*) đã tình cờ biết được 2 đứa con của anh có nhóm máu khác hoàn toàn bố. Sau một thời gian suy nghĩ, anh đã quyết định đi làm xét nghiệm ADN.

Một trường hợp khách hàng mà bà Nguyễn Thị Nga, Giám đốc Trung tâm Phân tích ADN và Công nghệ di truyền (Hà Nội) vẫn còn nhớ mãi đó là trường hợp người đàn ông ngoài 40 tuổi tên Hà*. Khi tới nhận kết quả, anh đã nghiên cứu rất lâu, sau một hồi anh đã hỏi bà Nga: "Cả hai đứa trẻ đều là con của tôi à?"

Bà Nga cũng lấy làm lạ. Bình thường nếu các trường hợp khác khi xét nghiệm quan hệ huyết thống khẳng định là con mình thì vui mừng ra mặt. Nhưng trên gương mặt của anh Hà lại tỏ rõ sự nghi ngờ.

Anh Hà quay sang hỏi bà Nga: "Sao 2 đứa trẻ là con của tôi mà lại không cùng nhóm máu với tôi?"

Theo anh Hà, trong một lần đi khám bệnh cho con, anh phát hiện cả 2 đứa con đều không cùng nhóm máu với anh. Đứa con trai nhóm máu AB, còn đứa con gái thì nhóm máu O, trong khi anh Hà có nhóm máu B. Chính vì sự nghi ngờ 2 đứa trẻ có 2 nhóm máu khác nhau không giống bố nên anh Hà đã quyết định đi làm xét nghiệm ADN.

Khi biết câu chuyện của anh Hà, bà Nga có chia sẻ, anh Hà nhóm máu B, vợ nhóm máu A, sinh ra con nhóm máu AB và O là rất bình thường.

"Anh nảy sinh nghi ngờ và đi xét nghiệm AND vì con khác nhóm máu với anh hay vì một lý do nào khác?", bà Nga hỏi anh Hà.

Anh Hà cũng thừa nhận do bản thân quá đa nghi. Vợ anh là một người phụ nữ tốt và cũng chưa từng làm gì để anh phải nghi ngờ. Nhưng do kết quả thử máu của 2 đứa trẻ khác nhau và không giống bố nên anh "đứng ngồi không yên".

2 nhóm máu không giống bố: Người đàn ông đi xét nghiệm ADN rồi tự tay xé bỏ kết quả - Ảnh 1.

Các nhóm máu chính (Ảnh minh hoạ)

Bà Nga nói với anh, thay vì nghi ngờ vợ, trước đó anh nên hỏi rõ bác sĩ khi quyết định đi làm xét nghiệm ADN. Nếu chịu khó tìm hiểu thì anh Hà đã không phải mất thêm tiền và cũng giải đáp được những khúc mắc trong lòng.

Lúc này anh Hà mới thoài mái tinh thần. Anh xin lỗi vì nghi ngờ kết quả xét nghiệm và cảm ơn bà Nga.

"Đúng là đa nghi quá hoá nguy chị ạ. Cảm ơn chị về những lời giải thích dễ hiểu. Giá mà tôi thành thật thổ lộ hết những khúc mắc của mình với chị trước khi lấy mẫu xét nghiệm thì đỡ cho tôi quá. Nhưng thôi, để chị làm cho khách quan thế này cũng tốt", anh Hà nói.

Anh Hà chào bà Nga bước ra về. Nhưng vừa ra khỏi cửa, anh đột ngột quay lại và đưa tờ giấy xét nghiệm cho bà Nga nhờ huỷ giúp. Anh nói anh không cần tới tờ giấy xét nghiệm đó nữa. Bà Nga nói anh có thể tự tay huỷ bỏ kết quả xét nghiệm vừa rồi. Sau đó, anh Hà đã xé bỏ kết quả và hạnh phúc ra về.

Anh chị em khác nhau nhóm máu vì sao?

Theo quy luật Mendel về di truyền học trong hệ thống nhóm máu, anh chị em không cùng một nhóm máu là rất bình thường. Do nhóm máu của bố mẹ kết hợp có thể tạo ra những nhóm máu khác nhau ở con. Do đó, nếu gia đình có hai con thì các con có thể mang nhóm máu khác nhau.

Tuy nhiên, cũng có trường hợp các con có cùng nhóm máu với nhau và cùng nhóm máu với bố mẹ. Cụ thể:

- Nếu bố có nhóm A, mẹ nhóm máu A, con sinh ra có thể mang nhóm máu A hoặc nhóm máu O.

- Nếu bố có nhóm A, mẹ nhóm máu B (hoặc ngược lại), con sinh ra có thể mang một trong 4 nhóm máu A, B, AB hoặc O.

- Nếu bố có nhóm A, mẹ nhóm máu AB (hoặc ngược lại), con sinh ra có thể mang nhóm máu A, hoặc nhóm máu B, hoặc nhóm máu AB.

- Nếu bố có nhóm A, mẹ nhóm máu O (hoặc ngược lại), con sinh ra có thể mang nhóm máu A hoặc nhóm máu O.

- Nếu bố có nhóm B, mẹ nhóm máu B, con sinh ra có thể mang nhóm máu B hoặc nhóm máu O.

- Nếu bố có nhóm B, mẹ nhóm máu AB (hoặc ngược lại), con sinh ra có thể mang nhóm máu A hoặc nhóm máu B, hoặc nhóm máu AB.

- Nếu bố có nhóm B, mẹ nhóm máu O (hoặc ngược lại), con sinh ra có thể mang nhóm máu B hoặc nhóm máu O.

- Nếu bố có nhóm AB, mẹ nhóm máu AB, con sinh ra có thể mang nhóm máu A hoặc nhóm máu B, hoặc nhóm máu AB.

- Nếu bố có nhóm AB, mẹ nhóm máu O (hoặc ngược lại), con sinh ra có thể mang nhóm máu A hoặc nhóm máu B.

- Nếu bố có nhóm O, mẹ nhóm máu O, con sinh ra chỉ có thể mang nhóm máu O.

Tuy nhiên, theo chuyên gia, chỉ dựa vào nhóm máu để xác định quan hệ huyết thống là chưa đủ cơ sở. Xét nghiệm ADN là cách xác định chính xác nhất quan hệ huyết thống.

(*) tên nhân vật đã được thay đổi.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
11 loại thực phẩm tốt nhất giúp phụ nữ sau sinh phục hồi sức khỏe

11 loại thực phẩm tốt nhất giúp phụ nữ sau sinh phục hồi sức khỏe

Dân số và phát triển - 20 giờ trước

Một chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng sẽ giúp tăng tốc độ phục hồi sức khỏe cho phụ nữ sau sinh, giúp bà mẹ có đủ sữa cho em bé và chịu được các áp lực khi chăm sóc con nhỏ. Vậy phụ nữ sau sinh nên ăn gì để đáp ứng được những điều đó?

Tăng cường kiểm soát tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tại Thanh Hóa

Tăng cường kiểm soát tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tại Thanh Hóa

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Để kiểm soát tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo các cấp, các ngành địa phương tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho Nhân dân, từng bước đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng.

8 điều cha mẹ cần biết về tinh hoàn ẩn ở trẻ

8 điều cha mẹ cần biết về tinh hoàn ẩn ở trẻ

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Tinh hoàn ẩn là bệnh lý bẩm sinh gặp ở bé trai với tỷ lệ 3-4% khi sinh, tỷ lệ này cao hơn ở trẻ sinh thiếu cân, đẻ non, sinh đôi...

Sự khác biệt giữa thụ tinh trong tử cung và thụ tinh trong ống nghiệm

Sự khác biệt giữa thụ tinh trong tử cung và thụ tinh trong ống nghiệm

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Mang thai không phải lúc nào cũng dễ dàng. Đối với nhiều cặp vợ chồng không có khả năng mang thai tự nhiên, việc thụ thai cần thêm một số công sức và sự can thiệp của y tế là thụ tinh nhân tạo trong tử cung (IUI) và thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).

Chế độ ăn cho phụ nữ tiền mãn kinh

Chế độ ăn cho phụ nữ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Tiền mãn kinh thường bắt đầu từ 40 đến 50 tuổi. Chế độ ăn lành mạnh góp phần làm giảm bớt một số triệu chứng khó chịu mà thời kỳ tiền mãn kinh gây ra.

Cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh có lợi ích và rủi ro gì?

Cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh có lợi ích và rủi ro gì?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Nhiều cha mẹ băn khoăn về việc có nên cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh. Vậy trường hợp nào nên và không nên cắt bao quy đầu cho trẻ?

Con dâu hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm của tôi để buôn bất động sản

Con dâu hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm của tôi để buôn bất động sản

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Tôi thấy thật sai lầm khi nhờ con dâu đi gửi tiết kiệm. Giờ nó hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm dưỡng già của tôi để buôn bất động sản, tôi chưa biết cách nào để từ chối.

Bạn gái đòi chia tay chỉ vì tôi mua nhẫn cầu hôn không đúng ý

Bạn gái đòi chia tay chỉ vì tôi mua nhẫn cầu hôn không đúng ý

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Tôi đã lên kế hoạch cho 1 buổi cầu hôn lãng mạn, thế nhưng khi vừa nhìn thấy chiếc nhẫn cầu hôn, bạn gái liền giận dỗi, thế rồi chúng tôi cãi nhau mà tôi không hiểu lý do là gì. Sau đó tôi mới biết bạn gái dỗi đòi chia tay chỉ vì tôi mua chiếc nhẫn không đúng ý cô ấy.

Tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản để 'hươu chạy đúng đường'

Tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản để 'hươu chạy đúng đường'

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH- Việc tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản cho lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là cách để chúng ta vẽ đường cho "hươu chạy đúng đường".

Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Với loại bệnh tan máu bẩm sinh, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ, bệnh nhân sẽ gặp nhiều biến chứng khiến chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động. Một số trường hợp không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh nhân có thể tử vong từ khi còn nhỏ.

Top