Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ung thư từ nốt ruồi rất nguy hiểm, di căn nhanh: Những dấu hiệu của nốt ruồi cần cảnh giác

Thứ năm, 15:00 25/10/2018 | Sống khỏe

Theo bác sĩ khi nốt ruồi to lên, đau, đổi màu sắc, dễ chảy máu thì người bệnh nên nghĩ đến đó là biểu hiện của bệnh ung thư da.

Ung thư từ nốt ruồi

Anh Nguyễn Văn Tình (47 tuổi, Văn Điển, Hà Nội) có một nốt ruồi ở phần mắt cá chân. Tuy nhiên, nốt ruồi này có từ rất lâu nên anh sống chung với nó. Đến khi anh thấy nốt ruồi to lên và có hiện tượng đau khi ấn vào.

Anh Tình nghĩ bị đau do nốt ruồi to, nên cũng chẳng để ý. Hàng ngày anh vẫn đi làm bình thường. Khi nốt ruồi có hiện tượng loét, chảy dịch anh đi khám thì bác sĩ chẩn đoán ung thư da.

Bác sĩ phải cắt bỏ vùng da bị tổn thương và điều trị xạ trị. Đến nay, bệnh đã điều trị được 3 năm chưa có dấu hiệu tái phát. Nhưng trường hợp của anh Tình may mắn là phát hiện sớm.

Trường hợp của Vũ Thị Mai (34 tuổi, Lục Nam, Bắc Giang) tìm đến khám bác sĩ vì nốt ruồi ở trán của chị Mai tự nhiên to lên và dễ chảy máu. Chị Mai lo lắng nên đi khám bác sĩ chẩn đoán bị viêm chị được mẹ mua thuốc lá đắp để tẩy nốt ruồi.

Sau khi, đắp lá được 1 tuần vết loét to, ăn sâu vào vùng xương sọ trán. Lúc này, chị Mai mới đến bệnh viện khám bác sĩ chẩn đoán ung thư đã có di căn xương.


Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Chị Mai cho biết, nốt ruồi này chị có từ bé và không bao giờ để ý đến nó vì tóc che. Tuy nhiên, khoảng 1 năm nay nốt ruồi có dấu hiệu to lên nhưng vì vẫn được che bởi tóc nên chị không đi khám.

Hay như trường hợp bệnh nhân Vũ Văn H. (Long Biên, Hà Nội) phát hiện khối bất thường màu đen như mụn ruồi vùng cánh mũi trái đã lâu, từng cạy ra vài lần. Sau đó nốt đen cứ to dần song không đau, không khó chịu nên ông muốn đến bệnh viện đốt laser nốt ruồi. Tại đây, bác sĩ chẩn đoán ông bị ung thư hắc tố da.

Theo thống kê của Bệnh viện Da liễu Trung ương, mỗi năm Bệnh viện này điều trị cho hơn 300 trường hợp mắc ung thư da và số lượng bệnh nhân tăng thêm 10-15% qua mỗi năm.

Dấu hiệu cần nhớ

Theo bác sĩ da liễu chuyên khoa I Trần Thị Kim Loan, Bệnh viện An Việt rất ít người để ý đến bệnh ung thư từ nốt ruồi đặc biệt khi thấy có những vết lạ trên da, người bệnh thường lầm tưởng là nốt ruồi hoặc vết bớt bình thường nên không đi khám sớm.

Bác sĩ Loan cho biết ung thư từ nốt ruồi thường bắt đầu từ u kích thước nhỏ, không ngứa, không đau nên người dân ít để ý. Tuy nhiên, thực tế trong quá trình phát triển, loại u này có thể gây viêm nhiễm, loét, hoại tử, phá hủy tổ chức tại chỗ. Trường hợp biến chứng nặng, u này có thể "ăn" mất ngón tay, chân, miệng, mắt, mũi... tùy vào vị trí khối u.


Nốt ruồi thay đổi màu sắc, hình dạng nghĩ ngay tới ung thư.

Nốt ruồi thay đổi màu sắc, hình dạng nghĩ ngay tới ung thư.

Để xác định ung thư bác sĩ sẽ khám và tiến hành xét nghiệm giải phẫu tế bào học. Tùy vào các trường hợp có thể điều trị cho phù hợp.

Theo bác sĩ Loan ung thư từ nốt ruồi là loại rất nguy hiểm, phát triển nhanh, di căn nhanh, gây ung thư thứ phát ở gan, xương, phổi, não, hệ thống hạch...

Nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời ngay từ lúc nốt ruồi bắt đầu chuyển sang ác tính thì tỷ lệ khỏi bệnh khá cao.

Bác sĩ Loan nhấn mạnh khi thấy các bất thường trên da như các sắc tố có từ trước tự nhiên to bất thường, ngứa, đau, dễ chảy máu đó là cảnh báo về ung thư hắc tố, một loại của ung thư da.

Nốt ruồi đó có cái cũ có cái mọc mới, tự nhiên to lên nhanh, đau dấm dứt, ngứa, to nhanh, va vào chảy máu.

Nốt ruồi không có màu giống với những nốt ruồi khác trên da, dù là bất kể màu sắc gì như nâu, đen, xanh đậm, trắng hay đỏ đều đáng nghi ngờ.

Nốt ruồi bình thường sẽ có một màu sắc nhất định, tương tự và đồng đều nhau trên da nhưng nếu trên da có nhiều nốt ruồi khác màu, khác hình dạng, chỗ đậm, chỗ nhạt thì nguy cơ ung thư rất cao.

Một điểm đáng ngờ khi quan sát các nốt lạ trên da là đường kính của chúng lớn hơn hẳn các nốt ruồi thông thường. Nốt ruồi thường chỉ nhỏ hơn hoặc bằng 0,6 cm.

Bác sĩ Loan khuyến cáo, khi thấy trên da nổi u, cục nhìn như nốt ruồi hoặc xuất hiện các mảng màu da bất thường, có dấu hiệu lan ra, phát triển theo thời gian, sờ thấy cứng, rát cần nghĩ đến ung thư và đi kiểm tra càng sớm càng tốt.

Để điều trị ung thư từ nốt ruồi, các phương pháp áp dụng phổ biến là phẫu thuật (áp dụng ung thư giai đoạn sớm); Nạo và đốt điện để loại bỏ phần da ung thư; Phẫu thuật dao lạnh, dùng khí nito phun lên vùng da bị ung thư; Ghép da để giúp lấp đầy các phần da đã bị cắt bỏ; Xạ trị và hoá trị (áp dụng cho các trường hợp đã ở giai đoạn muộn).

Theo Trí thức trẻ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
2 phụ nữ bị vỡ túi ngực mà không biết, chuyên gia cảnh báo biến chứng khó lường, chị em nâng ngực có dấu hiệu này cần khám ngay

2 phụ nữ bị vỡ túi ngực mà không biết, chuyên gia cảnh báo biến chứng khó lường, chị em nâng ngực có dấu hiệu này cần khám ngay

Bệnh thường gặp - 21 phút trước

GĐXH - Vỡ túi ngực thường có biểu hiện như đau nhức hoặc sưng, hoặc thay đổi về kích thước, hình dạng... Các bác sĩ khuyến cáo khi có dấu hiệu này cần gặp bác sĩ ngay để được kiểm tra sớm nhất.

Xoa bóp bấm huyệt có lợi ích gì với người loãng xương?

Xoa bóp bấm huyệt có lợi ích gì với người loãng xương?

Sống khỏe - 25 phút trước

Loãng xương là một căn bệnh mà lực của xương bị suy giảm, cấu trúc xương bị tổn hại dễ gãy đột ngột khi có lực bên ngoài tác động vào. Xoa bóp xương khớp góp phần phòng bệnh loãng xương và ngăn ngừa gãy xương.

6 loại rau xanh giúp cho trái tim khỏe mạnh

6 loại rau xanh giúp cho trái tim khỏe mạnh

Sống khỏe - 4 giờ trước

Thêm rau xanh vào chế độ ăn uống vừa tô điểm cho bữa ăn thêm dinh dưỡng và giúp nuôi dưỡng trái tim khỏe mạnh.

Thanh niên 30 tuổi hôn mê sâu do bệnh tiểu đường, tiết lộ thói quen nhiều người trẻ Việt đang mắc phải

Thanh niên 30 tuổi hôn mê sâu do bệnh tiểu đường, tiết lộ thói quen nhiều người trẻ Việt đang mắc phải

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

GĐXH - Thanh niên bị biến chứng tiểu đường cho biết anh vốn có sức khỏe tốt. Sở thích của anh là uống các loại nước ngọt chứa nhiều đường. Thói quen này đã duy trì từ hồi sinh viên đến trước khi anh nhập viện.

7 thói quen ăn uống ưa thích của tế bào ung thư

7 thói quen ăn uống ưa thích của tế bào ung thư

Sống khỏe - 6 giờ trước

GĐXH - Ăn thịt đỏ, đồ chiên rán, chế biến sẵn, ăn uống thất thường... tế bào ung thư có thể ghé thăm cơ thể bạn bất cứ lúc nào. Cần tránh xa những đồ ăn dù hấp dẫn, ngon miệng này.

5 loại thuốc có thể gây khô âm đạo và cách xử trí

5 loại thuốc có thể gây khô âm đạo và cách xử trí

Sống khỏe - 6 giờ trước

Khô âm đạo có thể gây cảm giác khó chịu, ngứa, đau, giảm hứng thú trong “cuộc yêu”, nhiễm trùng đường tiết niệu… Có nhiều nguyên nhân gây khô âm đạo, nhưng việc sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng này…

11 loại thực phẩm tăng khả năng sinh sản cho cả 2 giới

11 loại thực phẩm tăng khả năng sinh sản cho cả 2 giới

Sống khỏe - 7 giờ trước

Các vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với khả năng sinh sản. Việc hiểu được tầm quan trọng của việc lập kế hoạch ăn kiêng cho khả năng sinh sản cũng rất cần thiết.

Đi cấp cứu vì thói quen dùng thuốc tai hại nhiều người Việt thường làm

Đi cấp cứu vì thói quen dùng thuốc tai hại nhiều người Việt thường làm

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

Người phụ nữ nhập viện cấp cứu vì mất nước nặng, rối loạn điện giải, suy thận cấp. Người nhà cho biết bệnh nhân thường xuyên mua nhiều loại thuốc kháng sinh, uống không theo liều lượng được khuyến cáo.

Nam sinh ngã rụng 5 chiếc răng, cốc sữa tươi của giáo viên trở thành "vật cứu mạng"

Nam sinh ngã rụng 5 chiếc răng, cốc sữa tươi của giáo viên trở thành "vật cứu mạng"

Mẹ và bé - 1 ngày trước

Không ai có thể ngờ rằng chính cốc sữa tươi đó lại là "sợi dây cứu mạng" cho hàm răng của nam sinh.

Loại rau bán rẻ nhất chợ, quý ngang nhân sâm, người Việt nên ăn thường xuyên để sống thọ

Loại rau bán rẻ nhất chợ, quý ngang nhân sâm, người Việt nên ăn thường xuyên để sống thọ

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Rau khoai lang là "kho tàng vitamin", riêng lượng vitamin B2 trong rau khoai lang đã nhiều gấp 10 lần so với củ khoai lang. Ngoài ra, loại rau này cũng rất giàu chất xơ, vitamin B6, vitamin C, chất chống oxy hóa...

Top