Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ông trùm đường dây đánh bạc nghìn tỷ “loanh quanh” khi được thẩm vấn

Thứ hai, 12:00 19/11/2018 | Pháp luật

GiadinhNet- Sau khi kết thúc xét hỏi với Phan sào Nam, HĐXX đã tiến hành xét hỏi đối với ông trùm Nguyễn Văn Dương. Trước HĐXX, người đàn ông này thể hiện thái độ loanh quanh trong khai báo.

Vòng vo

Trả lời HĐXX, bị cáo Nguyễn Văn Dương thừa nhận Công ty CNC là doanh nghiệp bình phong của Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an và bản thân bị cáo là người điều hành. 

Việc thành lập Công ty CNC trên cơ sở trao đổi với bị cáo Nguyễn Thanh Hóa, cựu thiếu tướng, cựu Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao (C50), Bộ Công an. Mục đích hoạt động của Công ty CNC là làm kinh tế để phục vụ cho hoạt động của C50 và quá trình hoạt động dưới sự giám sát của bị cáo Nguyễn Thanh Hóa.

Nguyễn Văn Dương đối mặt với sự xét hỏi của HĐXX. (ảnh: TG)

Nguyễn Văn Dương đối mặt với sự xét hỏi của HĐXX. (ảnh: TG)

“C50 và Nguyễn Thanh Hóa đã giúp đỡ công ty của bị cáo như thế nào?”, HĐXX hỏi. Bị cáo Dương trả lời nhưng không đi vào trọng tâm: “Nhận thức của tôi chỉ là các anh muốn có các hoạt động kinh doanh trên mạng internet để tham gia vào các cộng đồng người sử dụng mạng nắm bắt tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao. Tôi nhận thấy đó là việc làm cần thiết".

Đại diện Viện KSND tỉnh Phú Thọ đưa ra một văn bản báo cáo với Nguyễn Thanh Hóa, trong đó có nội dung thể hiện CNC có mục tiêu xây dựng một cổng thanh toán lớn nhất trong cộng đồng game online, đặc biệt là game bất hợp pháp. “Với nội dung trong công văn này thể hiện công ty của bị cáo dựa vào thế lực của C50 để thâu tóm toàn bộ game hợp pháp”, vị đại diện công tố nói.

Bị cáo, ông trùm tổ chức đánh bạc nghìn tỷ Nguyễn Văn Dương đáp lại: “Tôi cho rằng đại diện viện KSND nói hơi quá, bởi càng nắm được thông tin người sử dụng thì càng phục vụ tốt cho hoạt động nghiệp vụ của lực lượng công an”.

Bị cáo Dương đề nghị HĐXX xem xét kỹ hơn về tính chất, mức độ, trong đó có việc bị cáo bị buộc vào hành vi rửa tiền qua việc thực hiện đầu tư vào nhiều doanh nghiệp, hay thực hiện nâng vốn đối với Công ty UDIC, đã “khiến bị cáo rất ngạc nhiên”.

HĐXX truy vấn , yêu cầu bị cáo Nguyễn Văn Dương giải thích rõ về việc sử dụng các khoản tiền thu được, bởi khoản nộp khắc phục của bị cáo là rất ít, trong khi khoản hưởng lợi của bị cáo rất lớn.

Lúc này Dương cho rằng không nhớ hết được bởi doanh nghiệp của anh ta có nhiều hoạt động liên quan nghiệp vụ. “Chúng tôi cũng đầu tư rất nhiều cho hoạt động kinh doanh, chi phí cho cán bộ lớn”, bị cáo Dương trả lời. Dù vậy, sau đó bị cáo này cũng thừa nhận đã sử dụng khoảng 20 tỷ đồng trong khoản hưởng lời từ Ripvip để đầu tư ra bên ngoài.

Dương cũng khai là quen biết Phan Sào Nam từ năm 2015, qua mối quan hệ người khác giới thiệu. Tại phiên tòa trước, sau khi bị cách ly rồi được HĐXX tóm tắt nội dung, Dương nói tôn trọng lời khai của Phan Sào Nam, không bổ sung gì.

Về biển tên Nguyễn Thanh hóa treo tại trụ sở Công ty CNC, Dương khai là ban đầu ông Nguyễn Thanh Hóa (cựu Cục trưởng C50) nói cần 01 tầng để sử dụng cho cán bộ của cục. Sau đó để đảm bảo công tác nghiệp vụ thì không sử dụng. Công ty CNC sử dụng toàn bộ tầng 1,2,3 và 5. Dương khai biển tên của ông Hóa được treo ở ở phòng làm việc tầng 1, nhưng chỉ treo trong một thời gian ngắn, khoảng 1 tháng.

Đối mặt cáo buộc “rửa” tiền tinh vi

Theo cáo trạng, trong quá trình vận hành đường dây Rikvip/Tip.Club, Nguyễn Văn Dương được hưởng lợi bất chính khoản tiền 1.655 tỉ đồng, Dương đầu tư vào dự án BOT Bắc Giang - Lạng Sơn để “rửa” tiền “bẩn” thành tiền “sạch”.

Một góc nhìn khác về ông trùm Nguyễn Văn Dương. (ảnh: TG)

Một góc nhìn khác về ông trùm Nguyễn Văn Dương. (ảnh: TG)

Cụ thể, theo cáo trạng thì để đủ điều kiện về năng lực tài chính tham gia dự thầu Dự án đường cao tốc BOT Bắc Giang – Lạng Sơn, ngày 19/1/2015, Nguyễn Văn Dương lúc này là Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần đầu tư UDIC (Công ty UDIC) đã họp hội đồng quản trị thống nhất ra nghị quyết tăng vốn điều lệ của công ty từ 36 tỷ đồng lên 500 tỷ đồng, Dương cam kết góp 85,05% vốn điều lệ. 

Dương thuê tư vấn tài chính để tư vấn thủ tục nâng vốn và chỉ đạo Đoàn Thị Thu Hà - Kế toán Công ty CNC chuyển tiền góp vốn vào Công ty CP Đầu tư UDIC rồi mượn tên người khác, mở doanh nghiệp và ký hợp đồng khống rút tiền ra, quay vòng nâng khống giá trị góp vốn vào Công ty UDIC.

Như vậy, trên số sách kế toán Công ty UDIC đến ngày 25/10/2015 thể hiện có số vốn là trên 532 tỷ đồng nhưng thực chất thì không tăng đồng nào.

Từ ngày 3/2 đến 28/4/2016, Nguyễn Văn Dương chủ trì 2 cuộc họp Hội đồng cổ đông để nâng vốn điều lệ Công ty UDIC từ 500 tỷ đồng lên trên 925 tỷ đồng, trong đó Nguyễn Văn Dương cam kết góp 99,564% vốn điều lệ. Sau đó cũng với phương thức đã làm năm 2015, thông qua việc Công ty UDIC ký hợp đồng hình thức với các công ty và cá nhân, đến ngày 12/4/2016 nâng số tiền lên trên 929 tỷ đồng.

Về việc Công ty cổ phần đầu tư UDIC góp vốn vào Công ty cổ phần BOT Bắc Giang-Lạng Sơn được bắt đầu từ ngày 26/6/2015 đến ngày 17/01/2017, có 33 lần nộp với tổng số tiền gần 330 tỷ đồng, trong đó Nguyễn Văn Dương nộp 5 lần từ ngày 26/6 đến ngày 30/10/2016 là trên 23 tỷ đồng, còn lại gần 307 tỷ đồng được lấy trong tổng số tiền trên 474 tỷ đồng do Nguyễn Văn Dương chỉ đạo nhân viên dưới quyền đem nộp tiền mặt vào Công ty UDIC dưới danh nghĩa hoàn tạm ứng cho Dương, các công ty, cá nhân đã ký hợp đồng trên trả lại tiền vì thanh lý hợp đồng.

Đến ngày 17/4/2017, Dương tách Công ty cổ phần đầu tư UDIC thành hai công ty là: Công ty cổ phần đầu tư UDIC (mới) và Công ty cổ phần đầu tư CNC.

Việc tách công ty là để Dương bán cổ phần của tại Công ty UDIC và chuyển giao dự án BOT Bắc Giang-Lạng Sơn. Sau khi tách công ty, Dương bán gần 78 triệu cổ phần, chiếm giữ 99,50% vốn điều lệ ở Công ty UDIC, tương đương số tiền trên 778 tỷ đồng. Nhưng thực tế tại thời điểm đó, Dương chỉ có gần 33 triệu cổ phần có giá trị thực, tương ứng số tiền gần 330 tỷ đồng mà Công ty UIDC đã chuyển vào Công ty CP BOT Bắc Giang-Lạng Sơn, số cổ phần còn lại là không có thực do việc nâng khống vốn điều lệ và đã tạm ứng rút ra khỏi Công ty UDIC….

Như vậy, có đủ cơ sở khẳng định, sau khi có tiền thu lời bất chính do vận hành game bài Rik vip (giai đoạn 1), Nguyễn Văn Dương đã 2 lần sử dụng tổng số tiền 54 tỷ đồng (năm 2015 sử dụng 24 tỷ đồng, năm 2016 sử dụng 30 tỷ đồng) để quay vòng, nâng khống vốn cam kết góp vào Công ty UDIC theo điều lệ gần 894 tỷ đồng.

Hà Châu

Thiều Khang
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cảnh báo giả danh Chi cục thuế thành phố Huế để lừa đảo

Cảnh báo giả danh Chi cục thuế thành phố Huế để lừa đảo

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Bằng thủ đoạn làm giả giấy mời của Chi cục thuế TP Huế, đồng thời giả cán bộ thuế gọi điện, kết bạn zalo, cung cấp đường link và hướng dẫn nộp quyết toán thuế, các đối tượng lấy cắp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng để chiếm đoạt tài sản.

Tìm khóa học hè rèn luyện cho con, một phụ huynh ở Hà Nội bị lừa 600 triệu đồng

Tìm khóa học hè rèn luyện cho con, một phụ huynh ở Hà Nội bị lừa 600 triệu đồng

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Lên mạng xã hội Facebook để tìm cho con khóa học hè về "rèn kỹ năng, tăng trải nghiệm" cho con một phụ huynh ở Thanh Xuân, Hà Nội bị các đối tượng lừa chiếm đoạt 600 triệu đồng.

Đường dây đánh lô đề qua mạng với số tiền hơn 700 triệu đồng/ngày

Đường dây đánh lô đề qua mạng với số tiền hơn 700 triệu đồng/ngày

Pháp luật - 8 giờ trước

GĐXH - Để đối phó với lực lượng chức năng, các đối tượng sử dụng sim rác, tài khoản không chính chủ để giao dịch trong đường dây đánh bạc.

Ông Trần Quí Thanh bị phạt 8 năm tù

Ông Trần Quí Thanh bị phạt 8 năm tù

Pháp luật - 8 giờ trước

Theo HĐXX, bị cáo Trần Quí Thanh chiếm đoạt số tiền lớn, nhưng có nhân thân tốt, phạm tội lần đầu, có nhiều đóng góp cho xã hội, khắc phục một phần thiệt hại...nên tuyên phạt 8 năm tù.

Luật Đất đai 2024: Hàng triệu phụ nữ sẽ được hưởng lợi nếu nắm được quy định này

Luật Đất đai 2024: Hàng triệu phụ nữ sẽ được hưởng lợi nếu nắm được quy định này

Pháp luật - 11 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia, việc nghiêm cấm hành vi “Phân biệt đối xử về giới trong quản lý, sử dụng đất đai” của Luật Đất đai 2024 là điều hết sức cần thiết, được người dân đồng tình, ủng hộ (trong đó có lực lượng yếu thế là phụ nữ).

Hành trình truy bắt kẻ ra tay sát hại họ hàng rồi 'trốn nã' hơn 20 năm

Hành trình truy bắt kẻ ra tay sát hại họ hàng rồi 'trốn nã' hơn 20 năm

Pháp luật - 12 giờ trước

GĐXH - Vì mâu thuẫn, Chí lên kế hoạch rồi ra tay sát hại người họ hàng. Sau khi gây án đối tượng này dùng nhiều phương thức để lẩn trốn ở nhiều địa phương suốt 25 năm.

Mua bán hóa đơn trái phép, hai nữ giám đốc bị khởi tố

Mua bán hóa đơn trái phép, hai nữ giám đốc bị khởi tố

Pháp luật - 12 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình điều tra mở rộng vụ án nhận hối lộ xảy ra tại Chi cục Đăng kiểm số 11, cơ quan công an phát hiện 2 nữ giám đốc công ty liên quan đến việc mua bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng với đơn vị này.

Giả danh nữ tu sĩ lừa quyên góp từ thiện để chiếm đoạt hàng tỷ đồng

Giả danh nữ tu sĩ lừa quyên góp từ thiện để chiếm đoạt hàng tỷ đồng

Pháp luật - 13 giờ trước

Hải tạo các tài khoản mạng xã hội mạo danh nữ tu sĩ ở Huế để kêu gọi quyên góp cho những hoàn cảnh ngặt nghèo ở Đà Nẵng. Bằng cách này, Hải đã chiếm đoạt số tiền lên tới hàng tỷ đồng.

Bé gái sinh năm 2011 bị 3 thiếu niên thay nhau 'làm chuyện người lớn'

Bé gái sinh năm 2011 bị 3 thiếu niên thay nhau 'làm chuyện người lớn'

Pháp luật - 13 giờ trước

GĐXH - Bé gái 12 tuổi tới nhà bạn quen qua mạng xã hội chơi thì bị 3 nam thiếu niên 15 tuổi kéo vào trong rồi thay nhau thực hiện hành vi hiếp dâm.

Chú rể bị bắt vì sử dụng ma túy trong ngày cưới

Chú rể bị bắt vì sử dụng ma túy trong ngày cưới

Pháp luật - 13 giờ trước

Trong ngày cưới, chú rể Phùng Văn Chung (quê huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa) cùng nhóm mua ma túy về tổ chức sử dụng.

Top