Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những người đứng đầu “Hội thánh đức chúa trời” có thể bị phạt 7 năm tù?

Thứ sáu, 14:28 27/04/2018 | Pháp luật

GiadinhNet – Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội, nếu phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm, Th.s, luật sư Trần Sỹ Tiến – Giám đốc Công ty Luật Hà Nội VDT cho biết.

LTS: Thời gian gần đây, một hiện tượng tôn giáo mang tên “Hội thánh đức chúa trời” đã xuất hiện ở nhiều địa phương trong cả nước. Sau khi tham gia, hầu hết những người theo "Hội thánh đức chúa trời" đều rời bỏ gia đình, sống cách ly với các hoạt động xã hội bên ngoài. Chưa hết, người tham gia hội phải bỏ thờ cúng tổ tiên, không ăn đồ thờ cúng, di chuyển theo nhóm đến bất cứ đâu.

Trước thực trạng này, Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ (BTGCP) - ông Vũ Chiến Thắng đề nghị các cấp, các ngành ở địa phương cần làm tốt công tác nắm địa bàn, tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

Đồng thời, ông cũng kêu gọi quần chúng nhân dân nâng cao nhận thức và cảnh giác đối với các hoạt động dụ dỗ, lôi kéo bằng vật chất và những lời tuyên truyền lừa đảo về ngày tận thế, về sự cứu rỗi của đấng linh thiêng bằng việc nộp tiền, từ bỏ cuộc sống hiện thực, từ bỏ gia đình, công việc...

Ngày 26/4, nguồn tin từ Công an huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa) cho biết, cơ quan này vừa lập biên bản, trục xuất khỏi địa bàn đối với 7 người đứng đầu các nhóm của “Hội thánh đức chúa trời”.

Cùng bàn về thực trạng hoạt động của “Hội thánh đức chúa trời”, PV Báo Gia đình & Xã hội đã có cuộc trò chuyện với luật sư Trần Sỹ Tiến – Giám đốc Công ty Luật Hà Nội VDT.

PV: Chào luật sư! Thưa ông, nếu đúng như những gì báo chí phản ánh về “Hội thánh đức chúa trời” thì việc hoạt động của hội này có phải là sai phạm? Nếu như vậy những người cầm đầu hội đó có thể bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?

Luật sư Trần Sỹ Tiến: Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.

Nhà nước Việt Nam tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng của mọi người nhưng cũng nghiêm cấm các hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, xâm phạm trật tự an toàn, đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.

Theo thông tin từ nhiều nguồn thì những người tham gia “Hội thánh đức chúa trời” bị rao giảng rằng cuộc sống trần gian chính là ngục tù, hình hài do cha mẹ ban cho thật ra là lớp áo tù, nên nhất định phải sớm cởi bỏ được nó để về với Chúa.

Người theo Chúa phải uống thứ nước màu đỏ và ăn miếng bánh được cho là máu và thịt của Chúa. Sau nghi thức này, thì họ đã chính thức được công nhận là con của Chúa, sẽ được ban tặng cuộc sống vĩnh hằng ở nơi gọi là Thiên đường. Không những vậy, những người truyền giáo này con kêu gọi người theo Chúa phải đóng góp 10% thu nhập để được ở bên Chúa.


Thời gian gần đây, một hiện tượng tôn giáo mang tên “Hội Thánh Đức Chúa Trời” đã xuất hiện ở nhiều địa phương trong cả nước. Ảnh: TL

Thời gian gần đây, một hiện tượng tôn giáo mang tên “Hội Thánh Đức Chúa Trời” đã xuất hiện ở nhiều địa phương trong cả nước. Ảnh: TL

Theo Điều 5 Luật tín ngưỡng, tôn giáo quy định các hành vi bị nghiêm cấm: Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo; Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác; Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.

Tại Điều 64 Luật tín ngưỡng, tôn giáo quy định Xử lý vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo quy định: Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Nếu bị khởi tố hình sự, thì người cầm đầu có thể bị áp dụng theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự 2015 về Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân: Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Nếu Phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

PV: Thưa ông, Việt Nam là một đất nước đa tôn giáo. Bên cạnh những tôn giáo truyền thống cũng có những tôn giáo ngoại lai. Tuy nhiên, việc tạo điều kiện cho các tôn giáo phát triển, tạo điều kiện để người dân tự do bày tỏ đức tin không đồng nghĩa với việc buông lỏng quản lý để những thứ na ná tôn giáo có cơ hội lây lan từ địa phương này sang địa phương khác. Quan điểm của luật sư về vấn đề này như thế nào?

Luật sư Trần Sỹ Tiến: Trong luật định hay trong thực tiễn cuộc sống, chúng ta không thể không nhận rõ được tôn giáo, tín ngưỡng đã và vẫn đang tồn tại từ hàng ngàn năm nay. Hàng nghìn năm trước thì chúng ta thấy rõ nhất là Đạo Phật, rồi Đạo Nho, Đạo Thiên Chúa hay Đạo Hồi đều đã được du nhập vào nước ta.


Th.s, luật sư Trần Sỹ Tiến – Giám đốc Công ty Luật Hà Nội VDT. Ảnh: Công ty Luật Hà Nội VDT

Th.s, luật sư Trần Sỹ Tiến – Giám đốc Công ty Luật Hà Nội VDT. Ảnh: Công ty Luật Hà Nội VDT

Ngày nay, từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã coi tôn giáo, tín ngưỡng là một tài sản phi vật thể quý báu của dân tộc, là nền tảng của văn hóa đặc trưng.

Ngay từ Bản Hiến pháp đầu tiên của đất nước chúng ta năm 1946 đã được nêu rõ công dân có quyền tự do tín ngưỡng. Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hoà, tất cả quyền binh trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo.

Tuy nhiên, tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo không có nghĩa là không tuân theo pháp luật, không đi theo phong tục, tập quán truyền thống. Chính vì vậy, Nhà nước ta luôn coi công tác quản lý đối với hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo là rất quan trọng.

Điều 60 Luật tín ngưỡng, tôn giáo quy định Nội dung quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo quy định: Xây dựng chính sách, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo; Quy định tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo; Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo; Phổ biến, giáo dục pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo; Nghiên cứu trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo; hanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo; Quan hệ quốc tế trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo.

PV: Theo luật sư, trước thực trạng này, các nhà quản lý cần phải làm gì?

Luật sư Trần Sỹ Tiến: Chúng ta đã có luật định, chúng ta cũng có lòng dân, có cả một bề dày truyền thống đạo đức hàng nghìn năm không bị thay đổi trước những biến cố của lịch sử. Do vậy, việc phát hiện, thanh lọc và xử lý những thứ gọi “Tôn giáo na ná” thì cần phát huy công tác Quản lý Nhà nước về tôn giáo, tín ngưỡng, công tác xây dựng pháp luật, công tác thanh tra và xử lý vi phạm thật nghiêm minh.

Đối với mọi cá nhân thì cần thiết thực hiện quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo. Việc giải quyết tố cáo vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo. Có như vậy, tôn giáo, tín ngưỡng mới được về đúng với ý nghĩa như là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.

Xin cảm ơn ông!

Ngọc Thi

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vụ nam sinh lớp 8 bị đánh chết não: Điều tra nghi vấn có đồng phạm

Vụ nam sinh lớp 8 bị đánh chết não: Điều tra nghi vấn có đồng phạm

Pháp luật - 5 giờ trước

Cơ quan chức năng đang xác minh, điều tra, làm rõ vấn đề có đồng phạm hay không trong vụ việc nam sinh lớp 8 ở quận Long Biên bị đánh đến chấn thương sọ não.

Lên mạng tìm 'của lạ' người đàn ông mất hơn nửa tỷ đồng

Lên mạng tìm 'của lạ' người đàn ông mất hơn nửa tỷ đồng

Pháp luật - 6 giờ trước

Một người đàn ông ở tỉnh Gia Lai lên mạng tìm "của lạ" đã bị các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt số tiền hơn nửa tỷ đồng.

Bắt một giám đốc doanh nghiệp lừa đảo chiếm đoạt gần 987 lượng vàng

Bắt một giám đốc doanh nghiệp lừa đảo chiếm đoạt gần 987 lượng vàng

Pháp luật - 7 giờ trước

GĐXH - Với thủ đoạn tinh vi, một giám đốc doanh nghiệp đã lừa đảo, chiếm đoạt gần 987 lượng vàng 18k, tương đương số tiền hơn 35 tỷ đồng của nhiều người.

Bắt thanh niên 18 tuổi lừa đảo hàng trăm người

Bắt thanh niên 18 tuổi lừa đảo hàng trăm người

Pháp luật - 7 giờ trước

GĐXH - Sau khi lập Facebook, Quý đăng tải bài viết về cho vay online với thủ tục đơn giản, giải ngân nhanh rồi yêu cầu người vay đóng phí. Bằng thủ đoạn này, đối tượng lừa đảo 162 nạn nhân.

Truy đến cùng thông tin xấu độc vụ nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não

Truy đến cùng thông tin xấu độc vụ nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não

Pháp luật - 7 giờ trước

GĐXH - Chiều 28/3, tại cuộc họp báo thông tin kinh tế - xã hội Quý I/2024 của Hà Nội, Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội đã thông tin về vụ nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não xảy ra trên địa bàn quận Long Biên.

Cựu cán bộ ngân hàng MSB chiếm đoạt 338 tỷ đồng của khách, Công an TP Hà Nội kêu gọi các bị hại trình báo

Cựu cán bộ ngân hàng MSB chiếm đoạt 338 tỷ đồng của khách, Công an TP Hà Nội kêu gọi các bị hại trình báo

Pháp luật - 9 giờ trước

GĐXH - Công an TP Hà Nội kêu gọi các bị hại là khách hàng bị mất tiền khi gửi, đầu tư vào Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) trình báo cơ quan chức năng thành phố.

Tổ chức hàng trăm chuyến cho người nước ngoài nhập cảnh trái phép, nhóm đối tượng nhận kết đắng

Tổ chức hàng trăm chuyến cho người nước ngoài nhập cảnh trái phép, nhóm đối tượng nhận kết đắng

Pháp luật - 10 giờ trước

GĐXH - Trong khoảng một năm, các đối tượng đã tổ chức hàng trăm chuyến nhập cảnh trái phép vào Việt Nam, thu lợi bất chính hàng tỉ đồng.

Cú điện thoại 'trị giá' gần 1,2 tỷ đồng khiến người phụ nữ nghẹn đắng

Cú điện thoại 'trị giá' gần 1,2 tỷ đồng khiến người phụ nữ nghẹn đắng

Pháp luật - 10 giờ trước

GĐXH - Lo sợ liên quan đến đường dây phạm pháp, người phụ nữ đã chuyển cho kẻ tự xưng là công an gần 1,2 tỷ đồng.

'Nữ doanh nhân' sang chảnh lĩnh án tử hình

'Nữ doanh nhân' sang chảnh lĩnh án tử hình

Pháp luật - 11 giờ trước

Mỹ tạo vỏ bọc doanh nhân sống sang chảnh để buôn bán ma túy. Hành vi phạm tội của bị cáo này được một cô gái quê Quảng Bình giúp sức.

Bắt các đối tượng đưa 21 người xuất cảnh trái phép

Bắt các đối tượng đưa 21 người xuất cảnh trái phép

Pháp luật - 12 giờ trước

GĐXH - Hai đối tượng Quốc tịch Trung Quốc đang tổ chức cho 21 người Việt Nam xuất cảnh trái phép sang Lào thì bị lực lượng Bộ đội Biên phòng phát hiện, bắt giữ.

Top