Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hầu tòa lần hai, bị cáo Đinh La Thăng khai những gì?

Thứ ba, 08:34 20/03/2018 | Pháp luật

GiadinhNet - Sáng 19/3, bị cáo Đinh La Thăng cùng 6 thuộc cấp một thời ở Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) đã phải hầu tòa để làm rõ về các cáo buộc của cơ quan tố tụng về việc góp 800 tỉ đồng vào Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương (OceanBank).


Bị cáo Đinh La Thăng tại tòa.     Ảnh: H.C

Bị cáo Đinh La Thăng tại tòa. Ảnh: H.C

Ngả đường thứ hai dẫn ông Đinh La Thăng đến tòa

Bị cáo Đinh La Thăng - người một thời đã ở đỉnh cao quyền lực trước đó đã từng đứng trước HĐXX của cơ quan tòa án trong vụ án Trịnh Xuân Thanh. Sáng 19/3, bị cáo Đinh La Thăng một lần nữa được đưa đến TAND TP Hà Nội trong vụ án thứ hai. Vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” liên quan đến việc góp vốn 800 tỷ đồng của PVN vào OceanBank.

Trong vụ án này, ngoài bị cáo Đinh La Thăng còn có 6 bị cáo khác là: Ninh Văn Quỳnh - nguyên Kế toán trưởng, kiêm trưởng Ban Tài chính kế toán và kiểm toán PVN; Vũ Khánh Trường - nguyên Thành viên HĐTV PVN; Nguyễn Xuân Sơn - nguyên Phó Tổng Giám đốc PVN; Nguyễn Xuân Thắng - nguyên thành viên HĐTV PVN; Nguyễn Thanh Liêm - nguyên thành viên HĐTV PVN và Phan Đình Đức - nguyên thành viên HĐTV PVN.

Trong trang phục áo sơ mi màu sáng gắn chiếc băng tang bên ngực trái, bị cáo Đinh La Thăng điềm tĩnh trả lời các câu hỏi của chủ tọa trong vụ án thứ hai bị xét xử. Năm 2006, PVN theo đuổi “giấc mơ” xây dựng, thành lập mới một ngân hàng cổ phần dầu khí với cái tên Hồng Việt. Theo đó PVN nắm 50% vốn điều lệ của ngân hàng này. Ngân hàng trong phôi thai này đã được PVN hoàn thành một số thủ tục về việc thành lập Ban trù bị ngân hàng Hồng Việt, xây dựng bộ máy, tuyển dụng nhân sự, mua sắm một số trang thiết bị để thành lập và hoạt động. Đến năm 2008, Thủ tướng Chính phủ không cho phép PVN thành lập ngân hàng. Giấc mơ Hồng Việt tan vỡ. Sau đó PVN chuyển sang góp vốn mua cổ phần của OceanBank do Hà Văn Thắm làm Chủ tịch HĐQT.

Theo cáo buộc của Viện kiểm sát, trong thời gian giữ chức Chủ tịch HĐQT PVN, bị cáo Đinh La Thăng đã ký thỏa thuận tham gia góp vốn với Hà Văn Thắm (khi đó là Chủ tịch HĐQT OceanBank) nhưng không thông qua Hội đồng quản trị. Bị cáo Đinh La Thăng quyết định việc góp vốn vào OceanBank khi biết rõ năng lực yếu kém của ngân hàng này; ký ban hành nghị quyết thực hiện các lần góp vốn, bổ sung vốn khi chưa được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ; không thực hiện yêu cầu của Bộ Tài chính để đảm bảo các điều kiện về góp vốn…

Ngày 1/1/2011, Luật Tổ chức tín dụng có hiệu lực quy định “một cổ đông tổ chức không được sở hữu quá 15% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng” nhưng bị cáo Đinh La Thăng không thoái vốn khỏi OceanBank mà tiếp tục ký quyết định giao cho bà Vũ Thị Thanh Hương, người đại diện phần vốn của PVN tại OceanBank với tỷ lệ 20% vốn điều lệ.

Sau đó, bị cáo Đinh La Thăng uỷ quyền điều hành để bị cáo Nguyễn Xuân Sơn ký Nghị quyết số 4266 về việc chấp thuận điều chỉnh vốn điều lệ của OceanBank và PVN góp bổ sung 100 tỷ đồng, nâng tổng số vốn lên 800 tỷ đồng để duy trì nắm giữ 20% vốn điều lệ. Số tiền 800 tỉ đồng của PVN bị mất hoàn toàn khi OceanBank kinh doanh thua lỗ, mất vốn chủ sở hữu và Ngân hàng Nhà nước buộc phải mua lại OceanBank với giá... 0 đồng. bị cáo Đinh La Thăng phải chịu trách nhiệm về thương vụ này và đây cũng là ngả đường dẫn ông ta đến phiên tòa lần này.

Bị cáo Đinh La Thăng khai gì trước tòa?

Trong ngày đầu tiên xét xử, để đảm bảo tính khách quan, bị cáo Đinh La Thăng được cách ly. Trả lời thẩm vấn, bị cáo Trường khai nhận ký nghị quyết góp vốn sau khi các thành viên HĐQT đồng ý. Bị cáo này cho rằng đã có sự đồng ý về mặt chủ trương thì những lần góp vốn tiếp theo chỉ là làm "theo quá trình" và đều theo ủy quyền của ông Thăng.

“Có phải tiền góp vốn ra ngoài công ty mẹ đều phải báo cáo Thủ tướng không?”, tòa hỏi. Bị cáo Trường nói: "Đúng", nhưng bị cáo này cho rằng khi ký chưa cần mà trước lúc chuyển tiền mới cần báo cáo. Ở lần góp vốn thứ ba (góp 100 tỉ đồng), bị cáo Trường khai khi Ban Tổng giám đốc trình xin tăng vốn, bị cáo đã có ý kiến "đồng ý". Tuy nhiên, bị cáo Trường khai thêm rằng không nắm được quy định của Luật các tổ chức tín dụng 2010 và nói: "Nếu biết, bị cáo không bao giờ đồng ý phương án tăng vốn".

Bị cáo Nguyễn Xuân Thắng (nguyên thành viên HĐTV PVN) khai ký Nghị quyết HĐTV trên cơ sở được ủy quyền của bị cáo Đinh La Thăng. Sau khi Nghị quyết được ban hành, trên các văn bản gửi lên đã thấy chuyển tiền sang OceanBank. Các cựu thành viên HĐTV PVN còn lại gồm Nguyễn Thanh Liêm, Phan Đình Đức đều tham gia trong cả 3 lần PVN góp vốn vào OceanBank.

Trong khi đó, bị cáo Đinh La Thăng khai rằng, bị cáo được bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐQT/HĐTV PVN trong giai đoạn từ năm 2006- 2011. Trong thời gian này bị cáo ký nhiều thỏa thuận với nhiều tổ chức, trong đó có thỏa thuận với OceanBank. Theo bị cáo Đinh La Thăng, thời điểm đó Ngân hàng Hồng Việt không được thành lập nữa, việc ký thỏa thuận với OceanBank cũng là để giải quyết các hệ lụy từ việc không thành lập được Hồng Việt. Bị cáo Đinh La Thăng khẳng định tất cả các Nghị quyết của HĐQT do bị cáo ký, hoặc ủy quyền ký đều tuân thủ đúng các quy định của pháp luật.

Giải trình về việc mua cổ phần của OceanBank trước khi có sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, bị cáo Đinh La Thăng cho rằng mọi hoạt động đầu tư ra ngoài PVN phải được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ nhưng như thế không có nghĩa là phải ký Nghị quyết sau khi có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ. Bị cáo Đinh La Thăng cho rằng, không có quy định pháp luật nào buộc Nghị quyết của Tập đoàn phải ký trước hay ký sau khi có ý kiến chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.

Quá trình thực hiện góp vốn, ngày 14/10/2008 Bộ Tài chính có văn bản nội dung: để đảm bảo tính hiệu quả đề nghị Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cần báo cáo rõ tình hình hoạt động của OceanBank, đặc biệt là danh mục cho vay, danh mục chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán cũng như việc trích lập các khoản dự phòng cho các hoạt động kinh doanh của OceanBank, xác định giá trị thực cổ phiếu của OceaBbank để tránh rủi ro trước khi quyết định việc đầu tư.

Theo kết quả điều tra, bị cáo Đinh La Thăng đã không chỉ đạo cấp dưới thực hiện việc rà soát. Trả lời HĐXX về việc này, bị cáo Đinh La Thăng cho rằng văn bản của Bộ Tài chính gửi cho Thủ tướng Chính phủ, không phải gửi cho PVN.

Cuối giờ chiều tòa tạm nghỉ. Phiên tòa dự kiến kéo dài đến ngày 29/3.

Theo thông tin từ TAND TP Hà Nội, trong phiên tòa này, ngoài 3 luật sư được mời từ trước đó là luật sư Phan Trung Hoài, luật sư Nguyễn Huy Thiệp và Đào Hữu Đăng thì bị cáo Đinh La Thăng còn mời thêm 2 luật sư khác tham gia bào chữa cho mình.

Tòa cũng triệu tập bị án Hà Văn Thắm - nguyên Chủ tịch HĐQT OceanBank tới tham dự với tư cách người làm chứng.

Hội đồng xét xử gồm 5 người, thẩm phán Nguyễn Thị Xuân Thu làm chủ tọa. Dự kiến phiên tòa sẽ diễn ra từ ngày 19/3 đến hết ngày 29/3.

Hà Châu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bắt em trai của kẻ từng bị tuyên án tử hình vì giết người, cướp tài sản

Bắt em trai của kẻ từng bị tuyên án tử hình vì giết người, cướp tài sản

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Dù anh trai đã bị tuyên án tử hình vì sát hại một lái xe ôm công nghệ để cướp, nhưng Tuân vẫn không sợ mà tiếp tục “nối gót” anh.

Vừa gây ra vụ trộm, cướp, về nhà đã thấy công an chờ sẵn

Vừa gây ra vụ trộm, cướp, về nhà đã thấy công an chờ sẵn

Pháp luật - 3 giờ trước

Sau chầu nhậu, đối tượng Phương phát hiện một chiếc xe máy bên đường nên đã trộm cắp. Trên đường đi thấy chiếc điện thoại của một phụ nữ lộ ra bên túi quần nên tiện tay cướp giật rồi bỏ trốn.

Bắt giữ 6 người trong nhóm Zalo 'Hóng Clip Hot' có nhiều video đồi trụy

Bắt giữ 6 người trong nhóm Zalo 'Hóng Clip Hot' có nhiều video đồi trụy

Pháp luật - 4 giờ trước

Hơn 100 thành viên trong nhóm kín Zalo thường xuyên đăng tải, chia sẻ nhiều hình ảnh, video có nội dung mang tính chất khiêu dâm, đồi trụy cho nhiều người xem.

Chiêu trò kêu gọi người ở quê góp tiền mua đất để lừa đảo

Chiêu trò kêu gọi người ở quê góp tiền mua đất để lừa đảo

Pháp luật - 6 giờ trước

GĐXH - Thanh đưa ra thông tin về phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án, kêu gọi người dân góp tiền đầu tư mua đất nhằm chiếm đoạt tài sản của họ.

Khởi tố vụ án xe chở đoàn cán bộ Cục Quản lý thị trường TPHCM gặp nạn

Khởi tố vụ án xe chở đoàn cán bộ Cục Quản lý thị trường TPHCM gặp nạn

Pháp luật - 6 giờ trước

Liên quan vụ tai nạn giao thông giữa xe khách và xe tải khiến 1 ngưởi tử vong, 24 người bị thương, Công an huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum thông tin đã khởi tố vụ án.

'Siêu trộm' nhảy từ tầng 2 trốn chạy, được công an đưa thẳng tới bệnh viện

'Siêu trộm' nhảy từ tầng 2 trốn chạy, được công an đưa thẳng tới bệnh viện

Pháp luật - 6 giờ trước

Bị chủ nhà phát hiện hô hoán, "siêu trộm" có 6 tiền án về tội trộm cắp tài sản, sợ bị bắt nên nhảy từ tầng 2 xuống bị gãy chân, không tự đi được và bị bắt.

Hai cử nhân đăng tin giả bán ô tô cũ để lừa đảo

Hai cử nhân đăng tin giả bán ô tô cũ để lừa đảo

Pháp luật - 21 giờ trước

GĐXH - Tuy đều có trình độ đại học nhưng Cường, Văn lại cấu kết cùng đăng các thông tin bán xe ô tô cũ không có thật để lừa đảo tiền đặt cọc.

Những trường hợp Cảnh sát giao thông có quyền dừng xe kiểm tra kể cả khi người dân không vi phạm

Những trường hợp Cảnh sát giao thông có quyền dừng xe kiểm tra kể cả khi người dân không vi phạm

Pháp luật - 23 giờ trước

GĐXH - Theo luật sư, trong một số trường hợp cụ thể, Cảnh sát giao thông có quyền dừng xe kiểm tra, kiểm soát kể cả khi người dân không vi phạm.

Mâu thuẫn với tài xế, khách hành hung và cướp xe bỏ chạy

Mâu thuẫn với tài xế, khách hành hung và cướp xe bỏ chạy

Pháp luật - 1 ngày trước

GĐXH - Trong lúc cãi nhau với lái xe taxi, Duy đã hành hung anh này rồi cướp xe bỏ chạy.

Xét xử đường dây tội phạm xuyên quốc gia Jibian

Xét xử đường dây tội phạm xuyên quốc gia Jibian

Pháp luật - 1 ngày trước

GĐXH - Ngày 15/4, TAND TP Hà Nội đưa 21 bị cáo ra xét xử về các tội danh "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và "Rửa tiền". Trong số này, nhiều bị cáo là "mắt xích" của đường dây tội phạm quốc tế Jibian...

Top