Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cảng vụ Hàng hải Thanh Hóa: “Xé rào” cấp phép cho hàng loạt tàu vượt trọng tải ra vào cảng

Thứ bảy, 15:26 06/05/2017 | Pháp luật

GiadinhNet - Thường xuyên cấp phép cho các tàu vượt quá tải trọng 50.000 DWT ra vào cảng để bốc dỡ hàng hóa, thế nhưng khi Công ty Cổ phần Đầu tư Khoáng sản Đại Dương có đơn cho đề nghị cho tàu trên 50.000 DWT vào cảng bốc dỡ hàng, ngay lập tức Cảng vụ Hàng hải Thanh Hóa, Cục Hàng hải Việt Nam đã từ chối, khiến doanh nghiệp thiệt hại 6.000USD mỗi ngày.

Cấm tàu quá tải trọng 50.000 DWT cập bến

Gửi đơn cầu cứu đến các cơ quan báo chí, ông Phạm Văn Dương, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư Khoáng sản Đại Dương (gọi tắt là Cty Đại Dương) cho biết doanh nghiệp đang đứng trước nguy cơ phá sản do Cảng vụ Hàng hải Thanh Hóa từ chối không cho tàu SWANSEA cập Bến cảng tổng hợp Nghi Sơn. Việc làm này, khiến mỗi ngày tàu SWANSEA không vào được cảng, Công ty Đại Dương bị phạt 6.000 USD.

Sau khi nhận được phản ánh, ngày 04/05/2017 tại Cảng vụ Hàng hải Thanh Hóa, Cục Hàng hải Việt Nam đã tổ chức họp bàn đối thoại với Cty Đại Dương để bàn việc “giải cứu con tàu”.

Lý giải cho việc không cho tàu SWANSEA cập cảng, ông Đặng Văn Ba - Giám đốc Cảng vụ Hàng hải Thanh Hóa cho biết, nguyên nhân không cấp phép tàu SWANSEA cập cảng là bởi tàu không đảm bảo các điều kiện an toàn.

Cụ thể, theo quy định cầu cảng số 3 thuộc Cty Đại Dương chỉ được phép tiếp nhận tàu chở hàng tổng hợp trọng tải đến 50.000 DWT giảm tải ra, vào làm hàng. Trong khi đó, tàu SWANSEA có tải trọng toàn phần là 63.310 DWT, vượt quá tải trọng cho phép, dẫn đến nguy cơ mất an toàn hàng hải.

Cũng theo ông Ba, trước đó khi nhận được ý kiến từ Cty Đại Dương kiến nghị cho phép tiếp nhận tàu SWANSEA, Cảng vụ Hàng hải Thanh Hóa đã họp nghiên cứu, xem xét các thông số kỹ thuật của tàu, điều kiện thực tế của cầu cảng, và quy định pháp luật… thấy rằng nếu tàu SWANSEA cập cảng sẽ không đảm bảo các điều kiện an toàn.

Liên quan đến vấn đề trên, ông Hoàng Văn Thủy Trưởng đại diện Cảng vụ Hàng hải Thanh Hóa tại Nghi Sơn khẳng định, quá trình kiểm tra, giám sát và căn cứ vào quy định pháp luật tàu SWANSEA vượt tải trọng theo hướng dẫn của Cục Hàng hải.

… Nhưng vẫn “xé rào” cấp phép cho tàu quá tải trọng ra vào?

Tuy viện dẫn các văn bản, thông tư hướng dẫn Cảng vụ Hàng hải Thanh Hóa không được phép tiếp nhận tàu trên 50.000 DWT vào cập bến, thế nhưng trên thực tế, tại cuộc họp đối thoại này đã hé lộ loạt hàng loạt những vấn đề “nổi cộm” của Cảng vụ Hàng hải Thanh Hóa và công tác điều hành của Cục Hàng hải Việt nam khi đơn vị này liên tục “xé rào” cấp phép cho hàng loạt tàu vượt trọng tải thường xuyên ra vào cảng bốc dỡ hàng hóa.

Ông Lê Văn Ngà, Công ty Cổ phần cảng dịch vụ dầu khí PTSC Thanh Hóa- một đơn vị khai thác cầu cảng tương tự như công ty Đại Dương cho biết, trong năm 2017 có 28 tàu có trọng tải lớn hơn 50. 000 DWT vào cảng. Trong đó, có thể kể đến việc Cảng vụ Thanh Hóa cho phép tàu có trọng tải trên 63.000 DWT vào cảng.

Thực tế cho thấy trước đây tại cầu cảng của Công ty Đại Dương đã từng đón tàu 63.000 tấn và đã được truyền thông rộng rãi. Cũng ngay trong chiều ngày 03/05/2017 tại cầu cảng số 3 thuộc cảng Nghi Sơn, Tàu ALSTER BAY với tải trọng là 55,430 tấn, chiều dài 189,9m rộng 32,26m đang bốc xếp hàng hoá.


Tàu ALSTER BAY với tải trọng là 55,430 tấn bốc xếp hàng hóa tại cầu Cảng số 3 thuộc cảng Nghi Sơn.

Tàu ALSTER BAY với tải trọng là 55,430 tấn bốc xếp hàng hóa tại cầu Cảng số 3 thuộc cảng Nghi Sơn.

Một loạt tàu vượt trọng tải vẫn được cấp phép cập cảng có thể kể đến như: ngày 3/1, tàu Jin Sheng (quốc tịch Hồng Kong), tải trọng 52.050 DWT được cấp phép cập cảng để bốc xếp 44.750 tấn Clinker và xuất bến ngày 7/1; Ngày 4/1, tàu ASI-M (quốc tịch Panama) tải trọng 52.404 DWT được cấp phép cập cảng bốc 44.740 tấn Clinke; Tiếp sau đó chỉ 1 ngày, tàu Glorius Jasmine (quốc tịch Panama) tải trọng 53.995 DWT được cấp phép cập cảng bốc xếp 39.000 tấn gỗ dăm và rời đi ngày 19/1…

Đáng nói, ngày 14/1, Cục Hàng hải Việt Nam, Cảng vụ Thanh Hóa cấp phép tàu Bao Tong (quốc tịch Hong Kong), tải trọng 63.344 DWT vào bốc xếp 43.865 tấn Clinker.

Nhiều tàu có tải trọng lớn khác như tàu Loch Ness (Panama) tải trọng 61.272 DWT, tàu Jinquan (Hong Kong) tải trọng 51.104 DWT, tàu Common Spirit (Greek) tải trọng 57.079 DWT… cũng được cấp phép cập cảng, bất chấp hồ sơ kiểm định kết cấu cũng như phương án khai thác cầu cảng số 3 nêu rõ chỉ được phép tiếp nhận tàu chở hàng tổng hợp tải trọng đến 50.000 DWT giảm tải.

Theo ông Nguyễn Văn Đệ, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Thanh Hóa, chính việc quyết định cấp phép kiểu “xé rào” cho phép hàng loạt tàu quá trọng tải cập cảng như trên của Cục Hàng Hải Việt Nam đã tạo ra tiền lệ cho rất nhiều tàu có tải trọng trên 50.000 DWT cập cảng.

Có thể thấy sự việc tàu có tải trọng trên 50.000 DWT ra vào cảng thành thông lệ và được phép nên các doanh nghiệp mới ký kết hợp đồng với các tàu nước ngoài để cho tàu vào cảng nhưng bỗng dưng Cục Hàng hải Việt Nam bất ngờ từ chối, đẩy doanh nghiệp vào cảnh “sống dở, chết dở”.

“Trên cơ sở sự chấp thuận đó, doanh nghiệp mới ký kết hợp đồng với các tàu nước ngoài để vào cảng thì đến nay, Cục bất ngờ từ chối, đẩy doanh nghiệp vào cảnh khóc dở mếu dở. Giá như trước đó 20 ngày khi doanh nghiệp kêu cứu, Cục Hàng hải Việt Nam sớm ra quyết định đâu đến nỗi Công ty Đại Dương phải chịu mức phạt do vi phạm hợp đồng với tàu nước ngoài lên đến trên 2 tỷ đồng. Nếu tôi là doanh nghiệp đó, chỉ còn cách treo cổ chết”, ông Đệ nói.

Cục Hàng Hải không làm sai?

Khẳng định tại cuộc họp, ông Đỗ Hồng Thái, phó cục trưởng Cục Hàng Hải Việt nam cho biết, Cục Hàng hải không làm sai khi từ chối không cho tàu SWANSEA cập cảng.

Theo đó, ngày 19/04/2017, Cảng vụ Thanh Hóa đã có văn bản số: 173/CVHHTH-PC gửi Cục Hàng hải Việt Nam về việc khai thác Cầu cảng số 3 và số 5 Bến cảng tổng hợp Nghi Sơn. Trong đó, đề nghị Cục Hàng hải Việt Nam xem xét chỉ đạo việc tàu SWANSEA, trọng tải toàn phần DWT 63,310 MT. Tiếp nhận thông tin, ngày 21/04/2017, Cục Hàng Hải Việt Nam đã có văn bản hướng dẫn khai thác bến cảng, cầu cảng khu vực Nghi Sơn. Tuy nhiên, văn bản của Cục Hàng hải không chỉ đạo rõ là tàu SWANSEA có được phép, hay không được phép cập cảng mà chỉ hướng dẫn thực hiện theo các quy định của pháp luật.

Cuối buổi họp, các phóng viên đã đặt câu hỏi, tại sao Cục Hàng Hải không ban hành một văn bản cụ thể hơn trả lời cho Doanh nghiệp, hoặc chỉ đạo rõ ràng cho Cảng vụ Thanh Hóa mà lại ban hành một văn bản rất chung chung, khiến Doanh nghiệp đã phải mất hơn 100.000 USD tiền phạt, và trách nhiệm thuộc về ai? Ông Đỗ Hồng Thái đã lảng tránh, không trả lời trực tiếp về vấn đề này.

Trúc Linh – Giao Tân

Đỗ Lực
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hành trình truy bắt kẻ ra tay sát hại họ hàng rồi 'trốn nã' hơn 20 năm

Hành trình truy bắt kẻ ra tay sát hại họ hàng rồi 'trốn nã' hơn 20 năm

Pháp luật - 35 phút trước

GĐXH - Vì mâu thuẫn, Chí lên kế hoạch rồi ra tay sát hại người họ hàng. Sau khi gây án đối tượng này dùng nhiều phương thức để lẩn trốn ở nhiều địa phương suốt 25 năm.

Mua bán hóa đơn trái phép, hai nữ giám đốc bị khởi tố

Mua bán hóa đơn trái phép, hai nữ giám đốc bị khởi tố

Pháp luật - 38 phút trước

GĐXH - Trong quá trình điều tra mở rộng vụ án nhận hối lộ xảy ra tại Chi cục Đăng kiểm số 11, cơ quan công an phát hiện 2 nữ giám đốc công ty liên quan đến việc mua bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng với đơn vị này.

Giả danh nữ tu sĩ lừa quyên góp từ thiện để chiếm đoạt hàng tỷ đồng

Giả danh nữ tu sĩ lừa quyên góp từ thiện để chiếm đoạt hàng tỷ đồng

Pháp luật - 1 giờ trước

Hải tạo các tài khoản mạng xã hội mạo danh nữ tu sĩ ở Huế để kêu gọi quyên góp cho những hoàn cảnh ngặt nghèo ở Đà Nẵng. Bằng cách này, Hải đã chiếm đoạt số tiền lên tới hàng tỷ đồng.

Bé gái sinh năm 2011 bị 3 thiếu niên thay nhau 'làm chuyện người lớn'

Bé gái sinh năm 2011 bị 3 thiếu niên thay nhau 'làm chuyện người lớn'

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Bé gái 12 tuổi tới nhà bạn quen qua mạng xã hội chơi thì bị 3 nam thiếu niên 15 tuổi kéo vào trong rồi thay nhau thực hiện hành vi hiếp dâm.

Chú rể bị bắt vì sử dụng ma túy trong ngày cưới

Chú rể bị bắt vì sử dụng ma túy trong ngày cưới

Pháp luật - 1 giờ trước

Trong ngày cưới, chú rể Phùng Văn Chung (quê huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa) cùng nhóm mua ma túy về tổ chức sử dụng.

Gã đàn ông lang thang giết người vì bị đánh

Gã đàn ông lang thang giết người vì bị đánh

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Sau khi bị đánh, Giang đem lòng ấm ức và ra tay sát hại người này

Giả danh Trung tướng công an lừa đảo hàng trăm triệu đồng

Giả danh Trung tướng công an lừa đảo hàng trăm triệu đồng

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Lê Văn Sự tự "khoe" với nhiều người rằng, bản thân có nguồn tiền lớn muốn chuyển từ nước ngoài về và cần tài khoản ngân hàng ở Việt Nam để nhận. Nếu giao dịch thành công chủ tài khoản hưởng 0,5% hoa hồng...

Vụ nữ sinh lớp 11 ở Gia Lai bị đâm tử vong: Lúc gây án mới biết mặt nhau

Vụ nữ sinh lớp 11 ở Gia Lai bị đâm tử vong: Lúc gây án mới biết mặt nhau

Pháp luật - 2 giờ trước

Liên quan vụ nữ sinh lớp 11 tại Gia Lai bị đâm tử vong, Cơ quan điều tra cho biết, 2 nữ sinh này học tại 2 trường khác nhau, không quen biết nhau mà chỉ trao đổi qua mạng xã hội.

Lừa đảo đưa 9 người dân ở Bắc Kạn sang Úc làm việc, một đối tượng quê Hải Dương bị bắt

Lừa đảo đưa 9 người dân ở Bắc Kạn sang Úc làm việc, một đối tượng quê Hải Dương bị bắt

Pháp luật - 14 giờ trước

GĐXH - Do nợ nần, Đoàn Văn Trung quê ở Hải Dương lập tài khoản zalo thường xuyên đăng tải hình ảnh về công việc ở Úc với mức thu nhập cao. Khi nạn nhân tin tưởng và chuyển tiền thì chiếm đoạt.

Bắc Kạn: Vận chuyển pháo hoa thuê với giá 2,2 triệu đồng, một đối tượng bị phạt 5 năm tù

Bắc Kạn: Vận chuyển pháo hoa thuê với giá 2,2 triệu đồng, một đối tượng bị phạt 5 năm tù

Pháp luật - 14 giờ trước

GĐXH - Vận chuyển pháo hoa với số lượng lớn từ Cao Bằng về Thái Nguyên với giá 2.200.000 đồng, một bị cáo bị xử phạt 5 năm tù giam.

Top