Hà Nội
23°C / 22-25°C

Phải đổi mới tư duy dân số gần 60 năm qua đã “ăn sâu” trong đời sống

Thứ ba, 07:00 04/06/2019 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Công tác dân số ở nước ta khởi đầu từ năm 1961, nhưng chỉ sau Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4, Ban Chấp hành Trung ương khóa VII (NQTƯ 4) năm 1993 về Chính sách DS-KHHGĐ mới có sự thay đổi về chất và đạt được những thành tựu ấn tượng.


Chính sách DS-KHHGĐ có sự thay đổi về chất và đạt được những thành tựu ấn tượng. Ảnh: Chí Cường

Chính sách DS-KHHGĐ có sự thay đổi về chất và đạt được những thành tựu ấn tượng. Ảnh: Chí Cường

Để giải quyết khó khăn và đạt được mục tiêu về dân số trong tình hình mới, Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 21-NQ/TƯ. Tuy nhiên, sau hai năm thực hiện, việc triển khai Nghị quyết 21-NQ/TƯ vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập. Nếu không có sự thay đổi, việc đạt được những mục tiêu mà Nghị quyết này đề ra đến năm 2030 vẫn còn là một câu hỏi lớn.

Từ sinh sản bản năng đến “sinh đẻ có kế hoạch”

Mức sinh sau nhiều thập kỷ giảm chậm, nhiều kỳ Đại hội Đảng không đạt được mục tiêu thì sau Nghị quyết TƯ 4 đã giảm nhanh và hiện nay đã đạt và duy trì được mức sinh thay thế.

Nếu trước đây, trung bình mỗi phụ nữ hết tuổi sinh đẻ có khoảng 7 con thì từ năm 2005 đến nay, chỉ tiêu này chỉ còn khoảng 2 con. Mô hình “gia đình 2 con” đã trở nên phổ biến. Mục tiêu mà chính sách DS-KHHGĐ theo đuổi suốt nửa thế kỷ qua đã đạt được, sớm hơn 10 năm so với thời điểm năm 2015 mà Nghị quyết TƯ 4 đề ra. Kết quả giảm sinh của nước ta đã vượt trội so với trình độ phát triển.

Năm 2005, số con trung bình của một bà mẹ ở các nước đang phát triển là 2,8, các nước kém phát triển nhất là 4,3, cao hơn nhiều so với Việt Nam. Từ sinh sản bản năng, tự nhiên, đến nay người Việt Nam đã làm chủ trong lĩnh vực này, tức là “sinh đẻ có kế hoạch”, chủ động và có trách nhiệm, chú trọng chất lượng hơn số lượng. Đây là bước chuyển có tính cách mạng trong lĩnh vực sinh sản. Thành tựu nói trên tác động to lớn và tích cực đến tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường; góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống, gia đình hạnh phúc. Chính vì vậy, ngay từ năm 1999 Liên Hợp Quốc đã tặng Giải thưởng Dân số cho Việt Nam. Đó là sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế về thành công của Chương trình DS-KHHGĐ ở nước ta.

Có thể rút ra những bài học kinh nghiệm chủ yếu từ chính sách giảm sinh thành công của Việt Nam. Một là, có Nghị quyết chuyên đề về công tác dân số của Đảng và quan trọng hơn là cụ thể hóa Nghị quyết này thông qua luật pháp, Chiến lược, Chương trình, Dự án về dân số. Hai là, xây dựng bộ máy độc lập, chuyên trách làm công tác DS-KHHGĐ. Đến nay, nước ta đã 8 lần thay đổi mô hình bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ. Nhưng giai đoạn (1992-2002), Việt Nam xây dựng bộ máy độc lập, chuyên trách làm công tác DS-KHHGĐ, mức sinh giảm tới 11,8%o. Đây là giai đoạn mức sinh giảm mạnh nhất (các giai đoạn khác, cũng 10 năm, mức sinh giảm tối đa chỉ có 3,8%o). Ba là, đảm bảo đủ kinh phí, quản lý kinh phí theo Chương trình mục tiêu Quốc gia và tập trung kinh phí cho địa phương. Bốn là, giải pháp cơ bản để thực hiện công tác DS-KHHGĐ ở Việt Nam không phải là hành chính, mệnh lệnh, ép buộc mà là vận động, tuyên truyền và giáo dục. Năm là, cung cấp phương tiện, dịch vụ KHHGĐ đa dạng, đa kênh, đa hình thức (miễn phí, bán rẻ, bán theo giá thị trường) và theo phương châm “Đưa dịch vụ KHHGĐ đến tận người dân”.

Nghị quyết 21-NQ/TƯ chỉ rõ thách thức và giải pháp

Bước sang thế kỷ 21, ngoài đạt được mức sinh thay thế từ năm 2005, dân số nước ta xuất hiện nhiều đặc điểm mới: Mất cân bằng giới tính khi sinh ở mức nghiêm trọng; hình thành cơ cấu dân số vàng; dân số già hóa nhanh; phân bố dân số ngày càng không đồng đều, dân số có xu hướng tập trung vào thành phố và một số vùng; chất lượng dân số tăng lên nhưng chưa cao.

Chính vì vậy, Nghị quyết số 21-NQ/TƯ ngày 25/10/2017 về “Công tác dân số trong tình hình mới” của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa 12 đã đề ra mục tiêu: “Duy trì vững chắc mức sinh thay thế; đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên; tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hoá dân số; phân bố dân số hợp lý; nâng cao chất lượng dân số, góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững”. Mục tiêu này được cụ thể hóa thành 24 chỉ tiêu cần đạt được vào năm 2030. Trong khi đó, trước đây, NQTƯ 4 về “Chính sách DS-KHHGĐ” năm 1993 chỉ đề ra 1 mục tiêu cụ thể: “Mỗi cặp vợ chồng có 1 hoặc 2 con”.

Điều này cho thấy công tác dân số đến năm 2030 và từ đó trở đi, như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trong lời khai mạc Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII là: “Vấn đề rất lớn và khó, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, liên quan đến việc bảo vệ, phát triển giống nòi, quốc gia, dân tộc”.

Những quan điểm mới, mục tiêu mới và hệ thống giải pháp của công tác dân số ở nước ta đã được soi sáng trong Nghị quyết 21-NQ/TƯ của Hội nghị Trung ương Đảng. Tuy nhiên, việc triển khai Nghị quyết này gần 2 năm qua cho thấy công tác dân số đang đứng trước những thách thức lớn.

Đẩy mạnh triển khai Nghị quyết 21-NQ/TW vào cuộc sống

Trước hết, để thực hiện chính sách dân số mới mà trọng tâm là “Dân số và Phát triển” phải đổi mới tư duy về chính sách dân số. Điều này không đơn giản, nhất là khi tư duy dân số chỉ là giảm sinh, là KHHGĐ, gần 60 năm qua đã “ăn sâu” trong tâm trí người dân và cán bộ quản lý. Vì vậy, giải pháp then chốt, đi trước là đẩy mạnh truyền thông, vận động về Dân số và Phát triển, về Nghị quyết 21-NQ/TƯ. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, hoạt động này chưa đủ mạnh nên nhiều cán bộ quản lý, thậm chí là trong ngành dân số cũng chưa thật hiểu thấu đáo Nghị quyết quan trọng này.

Thứ hai, là chậm cụ thể hóa Nghị quyết 21-NQ/TƯ. Ngay sau khi có Nghị quyết này, Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động và giao các Bộ, Ủy ban xây dựng 42 Đề án để thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TƯ. Nhiều Đề án được yêu cầu trình trong năm 2018 và 2019 nhưng đến nay chưa Đề án nào đáp ứng được yêu cầu này. Cần lưu ý rằng, trước đây chỉ sau NQTƯ4 hơn 5 tháng, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định phê duyệt “Chiến lược ds-khhgđ đến năm 2000”.

Thứ ba, về mô hình tổ chức bộ máy làm công tác dân số, Nghị quyết số 21-NQ/TW yêu cầu phải “phù hợp với trọng tâm công tác dân số trong từng thời kỳ”. Trọng tâm của thời kỳ này là “dân số và phát triển” nhưng tổ chức bộ máy hiện nay chưa thống nhất, đang đi theo hướng tinh gọn, “y tế hóa” có thể không phù hợp với “trọng tâm công tác dân số” hiện nay. Việc các đơn vị dân số từ Trung ương đến cơ sở trực thuộc cơ quan y tế cùng cấp, với nhân sự ngày càng “mỏng dần”; có thể quản lý các lĩnh vực mang tính chuyên môn nghiệp vụ y tế, như: KHHGĐ, sàng lọc trước sinh và sơ sinh... nhưng khó khăn trong việc điều phối các lĩnh vực “Dân số và Phát triển” khác, như: Tận dụng cơ cấu dân số vàng; thích ứng với già hóa dân số; di cư và phân bố dân cư hợp lý... Tổ chức bộ máy quản lý dân số thay đổi nhiều nên cán bộ không yên tâm với công việc, một số địa phương không giữ được cán bộ cán bộ có năng lực, có kinh nghiệm trong công tác.

Thứ tư, về kinh phí cho công tác dân số. Trước đây chỉ thực hiện một mục tiêu, một chỉ tiêu giảm sinh nhưng ngay sau khi NQTƯ 4 được ban hành, đầu tư từ ngân sách Trung ương cho công tác dân số năm 1993 so với năm 1992, tăng gần 3 lần, còn năm 2012 tăng gấp 36 lần, đạt 970 tỷ! Hiện nay, giải quyết những vấn đề Dân số và Phát triển, với mục tiêu cụ thể gồm 24 chỉ tiêu, Nghị quyết số 21-NQ/TƯ yêu cầu “Nhà nước ưu tiên bố trí ngân sách” và “bảo đảm nguồn lực cho công tác dân số” nhưng ngân sách của Trung ương lại giảm mạnh, thậm chí, năm 2018 chỉ còn 289 tỷ, tức là chỉ gần 30% so với năm 2012. Kinh phí không chỉ giảm mà còn được cấp rất chậm đã tạo ra cú sốc lớn trong việc thực hiện chính sách dân số rộng lớn. Bên cạnh đó, nguồn tài trợ quốc tế và huy động nguồn lực xã hội cho công tác này gần như không đáng kể.

Thiếu kinh phí, ngay các tỉnh miền núi, vốn được ưu tiên bố trí nguồn lực, nhiều hoạt động của công tác dân số phải cắt; phương tiện tránh thai, phương tiện dùng cho các dịch vụ nâng cao chất lượng dân số... luôn thiếu hoặc chậm đã hạn chế kết quả của công tác này.

Nếu không có sự thay đổi, khó đạt mục tiêu Nghị quyết đề ra

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4, Ban Chấp hành Trung ương khóa VII năm 1993 về Chính sách DS-KHHGĐ với những giải pháp quyết liệt, thể hiện trong 5 bài học kinh nghiệm đã trình bày ở trên, đã đạt được mục tiêu sớm 10 năm. Với những khó khăn, thách thức trong 2 năm thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TƯ vừa qua, nếu không có sự thay đổi, việc đạt được những mục tiêu mà Nghị quyết này đề ra đến năm 2030 vẫn còn là một câu hỏi lớn. Rõ ràng, “đưa công tác dân số, đặc biệt là nâng cao chất lượng dân số thành một nội dung trọng tâm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền các cấp” như Nghị quyết 21-NQ/TƯ yêu cầu là một đòi hỏi cấp bách hiện nay.

GS.TS Nguyễn Đình Cử

GS.TS Nguyễn Đình Cử (Nguyên Viện trưởng Viện Dân số và Các vấn đề xã hội, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hai con sinh đôi không giống nhau, bố lập tức đi xét nghiệm ADN

Hai con sinh đôi không giống nhau, bố lập tức đi xét nghiệm ADN

Dân số và phát triển - 5 giờ trước

Thấy con trai song sinh không giống nhau, anh Kiên đi xét nghiệm ADN, kết quả được chuyên gia đánh giá cực hiếm gặp.

Người yêu cũ mang con đến nhà, người đàn ông quyết đi xét nghiệm ADN: Kết quả được hé lộ

Người yêu cũ mang con đến nhà, người đàn ông quyết đi xét nghiệm ADN: Kết quả được hé lộ

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Người đàn ông tên Dũng (*) đã quyết định đến Trung tâm Phân tích ADN và Công nghệ di truyền để xét nghiệm quan hệ huyết thống cùng đứa trẻ được người yêu cũ đặt trước cửa nhà anh.

Thói quen của hàng triệu nam giới Việt có hại cho chuyện sinh con

Thói quen của hàng triệu nam giới Việt có hại cho chuyện sinh con

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Bên cạnh làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch hay ung thư, hút thuốc lá còn tác động tiêu cực lên khả năng sinh sản của nam giới và bộ gene của tinh trùng.

Bài tập xua tan nỗi lo mất ngủ, khó ngủ

Bài tập xua tan nỗi lo mất ngủ, khó ngủ

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Mất ngủ, khó ngủ thường gây cảm giác khó chịu, lo lắng... ảnh hưởng tới năng suất lao động và học tập. Thực hiện một số bài tập hiệu quả dưới đây giúp bạn ngủ nhanh và thức dậy sảng khoái hơn.

Ung thư vú tiến triển như thế nào?

Ung thư vú tiến triển như thế nào?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Cho dù đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú, việc tìm hiểu tất cả thông tin có sẵn có thể khiến người bệnh hiểu hơn. Dưới đây là tổng quan đơn giản về ung thư vú và các giai đoạn bệnh, phân tích về cách ung thư vú lây lan, chẩn đoán và điều trị.

Người phụ nữ ở Đồng Nai nặng 100kg mang thai bé 4,6kg, nhập viện với nhiều biến chứng nguy hiểm

Người phụ nữ ở Đồng Nai nặng 100kg mang thai bé 4,6kg, nhập viện với nhiều biến chứng nguy hiểm

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Một bệnh viện ở Đồng Nai đã tiếp nhận trường hợp đặc biệt của sản phụ 35 tuổi, nặng 100 ký, thai trên 38 tuần, em bé to, nặng 4,6kg.

Biện pháp điều trị nấm Candida âm đạo

Biện pháp điều trị nấm Candida âm đạo

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nấm Candida âm đạo gây kích ứng, ngứa dữ dội và tiết dịch nhiều ở âm đạo và âm hộ, bệnh rất dễ tái phát.

Phổ biến kiến thức về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cán bộ y tế, dân số

Phổ biến kiến thức về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cán bộ y tế, dân số

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 20/3, ông Phan Nam Bình, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Quảng Bình cho biết, đơn vị vừa tổ chức hội nghị tập huấn về chương trình sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho đội ngũ cán bộ y tế, dân số cơ sở tại huyện Lệ Thủy.

Bị dị tật tử cung đôi có sinh con được không?

Bị dị tật tử cung đôi có sinh con được không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã phẫu thuật cho một bé gái có 2 buồng tử cung, 2 cổ tử cung. Đây là dị tật bẩm sinh cơ quan sinh dục hiếm gặp nhưng có ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản của người phụ nữ.

Chi trăm triệu đồng sinh con đầu lòng

Chi trăm triệu đồng sinh con đầu lòng

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chịu áp lực tài chính không nhỏ khi nuôi con tại thành phố lớn, nhiều gia đình tiết kiệm hơn trăm triệu đồng mới dám sinh con.

Top