Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ông chủ mỹ nghệ “gieo” giấc mơ cho thanh niên tộc người Đan Lai

Thứ ba, 06:55 26/01/2021 | Sản phẩm - Dịch vụ

GiadinhNet - Không chỉ biến cây tre thành những sản phẩm mỹ nghệ, tạo nguồn kinh tế mà chàng trai trẻ Thái Đăng Tiến (SN 1986, trú xã Châu Khê, huyện Con Cuông, Nghệ An) còn cưu mang một số nhân công tàn tật của tộc người Đan Lai. Anh luôn tâm niệm phải có cách giúp người Đan Lai đi ra thế giới bên ngoài để tạo dựng cuộc sống mới vững vàng hơn…

Ông chủ mỹ nghệ “gieo” giấc mơ cho thanh niên tộc người Đan Lai - Ảnh 1.

Anh Tiến hướng dẫn tỉ mỉ cho anh La Văn Vinh tạo hình sản phẩm tre. Ảnh: Vũ Đồng

Biến tre thành đồ mỹ nghệ

Cuối năm, xưởng sản xuất đồ mỹ nghệ của anh Tiến ở xã Châu Khê không ngơi nghỉ tiếng máy. Người cưa ống tre, người ngồi máy xử lý thân tre, người tạo hình sản phẩm. Riêng anh Tiến là người phải di chuyển nhiều nhất trong xưởng, bởi anh vừa chọn các phần của tre để công nhân xử lý, rồi lại đứng hướng dẫn cho anh La Văn Vinh (SN 1983, người Đan Lai - một người bị tật nguyền) tạo hình ưng ý nhất cho sản phẩm. Anh Tiến nói: "Muốn có các sản phẩm mỹ nghệ đẹp, mình phải tỉ mỉ. Hỏng một khâu là coi như dây chuyền bị bỏ. Xưởng mới thành lập nên tôi luôn phải hướng dẫn cụ thể từng người một. Nhất là các công nhân người Đan Lai không được lành lặn, lại chưa hề tiếp xúc với máy móc và em Lô Văn Bằng (SN 1996) bị thiểu năng trí tuệ".

Người "thai nghén" cho xưởng sản xuất đồ mỹ nghệ bằng tre là anh Thái Đăng Dũng (SN 1990, em trai anh Tiến). Cách đây mấy năm, anh Dũng nhận được đơn hàng cung cấp tre, mét làm nguyên liệu cho nhiều sơ sở sản xuất đồ mỹ nghệ. Nhận biết đây là nghề có thể tạo sản phẩm kinh tế lại tạo công ăn việc làm cho lao động nhàn rỗi trong bản làng, anh Dũng bàn với anh Tiến: "Quê mình bạt ngàn tre, mét. Lợi thế như vậy sao ta không làm đồ mỹ nghệ? Sao cứ phải nai lưng vác từng cây tre bán giá bèo bọt? Phải tạo ra giá trị mới cho cây tre ở quê hương mình".

Ông chủ mỹ nghệ “gieo” giấc mơ cho thanh niên tộc người Đan Lai - Ảnh 2.

Anh Tiến giới thiệu về sản phẩm ấm trà đặc biệt được làm từ gốc tre.

Ý tưởng tạo giá trị mới cho cây tre được hai anh em bàn bạc, thống nhất với mục tiêu biến cây tre, cây mét thành sản phẩm mỹ nghệ. Nhưng cái khó là học việc ở đâu. Các khâu xử lý tre, mét thế nào cho hiệu quả. Không phải đơn giản cứ lấy tre về ngồi làm đồ mỹ nghệ được. Phải xử lý hàng chục khâu để các sản phẩm vừa đẹp, vừa không mối mọt, sử dụng được lâu dài.

Anh Tiến nghĩ thế rồi ra Thanh Hóa tìm một cơ sở sản xuất đồ mỹ nghệ uy tín để học việc. Nhiều tháng học hỏi, anh nắm vững được một số khâu xử lý tre, mét. Tuy nhiên, việc xử lý phía trong ống tre, mét vẫn là bài toán khó với anh. Đây là khâu quan trọng nhất, xử lý rất khó khi phía trong ống tre, mét mềm, nhiều nước. Khâu này các cơ sở sản xuất thường giấu bởi đây bí quyết nghề nghiệp.

Khó nhưng anh Tiến không chịu lùi bước. Anh xách ba lô đến các cơ sở sản xuất khác quyết tâm học hỏi. Rồi anh cũng dần biết được mẹo mực xử lí bài toán khó này. Anh nói: "Một số cơ sở dùng giấy nhám đánh kỹ phía trong ống tre. Việc này khiến người thợ mất rất nhiều thời gian. Tôi nghĩ ra cách dùng máy áp lực thổi cát vào trong các ống tre. Việc này vừa làm khô bên trong ống tre, vừa nhanh, lại hiệu quả, ít chí phí".

Ông chủ mỹ nghệ “gieo” giấc mơ cho thanh niên tộc người Đan Lai - Ảnh 3.
Ông chủ mỹ nghệ “gieo” giấc mơ cho thanh niên tộc người Đan Lai - Ảnh 4.

Các sản phẩm mỹ nghệ được làm từ tre của miền Trà Lân.

Giải quyết được khâu khó bậc nhất này hai anh em rất vui. Nhưng các khâu khác cũng rất quan trọng. Tre mua về phải luộc với muối 2 ngày để diệt khuẩn, triệt tiêu lượng đường trong cây tre để chống mối mọt. Sau đó đến công đoạn sấy, tạo hình. Khi đã hình thành sản phẩm ưng ý, công nhân phải cho sản phẩm sấy lại để độ ẩm dưới 10% rồi sơn lớp sơn an toàn xong phải sấy lại lần cuói. Từ đó, sản phẩm mới đến tay người tiêu dùng. Quá trình sản xuất, anh Tiến cho thấy, những bộ phận của cây tre Trà Lân đều trở thành nguyên liệu tốt cho các sản phẩm đa dạng. Thân tre để làm cốc, ấm, bình đựng hoa, đồ trang trí… cành thì làm tay cầm, vòi nước. Gốc tre sẽ để làm những ấm trà đặc biệt nhưng để khoét lõi đòi hỏi sự khéo léo, cẩn trọng bởi chỉ cần lưỡi dao đi chệch một tí thì coi như bỏ. Các sản phẩm chế tác từ phần gốc, rễ của cây tre dù cùng chủng loại cũng không thể giống nhau mà sẽ mang nét riêng biệt.

Tuy vừa mới đi vào sản xuất, nhưng sản phẩm của xưởng mỹ nghệ này đã được một số công ty du lịch đặt hàng. Anh Tiến vui nói: "Nhận được điện thoại đến xem hàng rồi các công ty du lịch đặt vấn đề cung ứng các sản phẩm này cho họ, tôi mừng phát khóc. Anh em công nhân có những ngày phải làm việc suốt đêm để có hang bàn giao cho họ. Bước đầu tuy vất vả nhưng được khách hàng tín nhiệm, đánh giá cao sản phẩm, chúng tôi vui lắm".

Những người thợ Đan Lai

Ông chủ mỹ nghệ “gieo” giấc mơ cho thanh niên tộc người Đan Lai - Ảnh 5.

Những người thợ miệt mài tạo ra những sản phẩm mỹ nghệ từ tre độc đáo.

Một niềm vui nữa đối với anh Tiến là những người thợ Đan Lai không được lành lặn đã dần làm quen với máy móc công nghiệp. Họ đã nói chuyện cởi mở hơn, làm việc thuần thục hơn. Quan trọng nhất là họ có niềm tin vào cuộc sống.

Thắc mắc vì sao xưởng mới thành lập nhưng anh Tiến lại chọn 4 công nhân "đặc biệt" với 3 người Đan Lai không được lành lặn, một người bị thiểu năng trí tuệ. Anh kể: "Một chuyến đi từ thiện vào vùng lõi vườn quốc gia Pù Mát - nơi có đông tộc người Đan Lai sinh sống, tôi thấy cuộc sống của họ đang còn khốn khó. Tộc người lại sống khép kín nên rất lạc hậu. Lúc đó, tôi để ý thấy 3 người Đan Lai bị dị tật ở chân nhưng đôi bàn tay của họ rất khéo léo đang ngồi đan rổ rá. Tôi liền thuyết phục họ mạnh dạn thoát khỏi "chốn thâm sơn cùng cốc", ra xưởng của tôi làm việc, ra với thế giới văn minh để có cuộc sống tốt hơn. Phải đến 4-5 lần ngồi thuyền máy ngược dòng sông Giăng vào tận bản thuyết phục thì họ mới đồng ý".

Ông chủ mỹ nghệ “gieo” giấc mơ cho thanh niên tộc người Đan Lai - Ảnh 6.

Anh La Văn Vinh đã thành thạo sử dụng máy móc trong công việc.

Giờ những người thợ Đan Lai đã dần quen với máy móc, đã tự tay làm được những sản phẩm mỹ nghệ độc đáo. Theo anh La Văn Vinh - một thanh niên người Đan Lai: "Nếu cứ ở trong bản, tôi chẳng bao giờ biết đến máy móc, làm ăn kinh tế là gì. Có cái máy thì công việc sẽ nhanh hơn. Tôi đang học việc nhưng mỗi tháng cũng được trả công 3 - 4 triệu đồng. Đây là số tiền rất lớn đối với dân làng chúng tôi. Cứ có dịp về bản là tôi khuyên bà con hãy ra bên ngoài lao động mới thay đổi bản làng".

Điều anh Tiến tự hào nhất là em Lô Văn Bằng dù bị thiểu năng trí tuệ nhưng sau một thời gian làm thợ đã hòa nhập được với mọi người. Trước đây Bằng ít nói, lầm lì ngại tiếp xúc nhưng khi về xưởng thì rất thích nhìn anh Tiến sử dụng máy phun cát bằng áp lực hơi. Bởi vậy, anh Tiến bày luôn cho Bằng sử dụng máy này. "Giờ Bằng đã thành thạo kỹ thuật này. Tôi không ngờ Bằng bị thiểu năng trí tuệ lại là người xử lý khâu quan trọng nhất để hình thành nên sản phẩm mỹ nghệ", anh Tiến vui vẻ kể.

Ông Nguyễn Đình Hùng - Bí thư Huyện uỷ Con Cuông cho biết: “Việc làm của anh Tiến rất đáng hoan nghênh, vừa tạo ra sản phẩm mỹ nghệ mang nét riêng của tre, mét, lại vừa bảo vệ môi trường, tạo công ăn việc làm cho người dân. Đặc biệt, việc kêu gọi, thuyết phục, “gieo” giấc mơ biến tre, mét thành sản phẩm kinh tế cho người dân Đan Lai mang ý nghĩa cao quý. Huyện sẽ hỗ trợ hết sức cho những thanh niên có ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn, điển hình là công ty mỹ nghệ của anh em anh Tiến với những sản phẩm mỹ nghệ rất bắt mắt”.

Vũ Đồng

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cùng một tên gọi, chợ Việt Nam chỉ bán vài trăm nghìn, Nhật Bản bán tới 130 triệu/kg, thậm chí mua cả con tốn hơn 8 tỷ đồng: Biết tại sao sẽ phải gật gù ‘đắt xắt ra miếng’

Cùng một tên gọi, chợ Việt Nam chỉ bán vài trăm nghìn, Nhật Bản bán tới 130 triệu/kg, thậm chí mua cả con tốn hơn 8 tỷ đồng: Biết tại sao sẽ phải gật gù ‘đắt xắt ra miếng’

Giá cả thị trường - 4 giờ trước

Nhật Bản nổi tiếng với những món ăn đắt đỏ, thực phẩm chất lượng đến từ quy trình sản xuất tỉ mỉ đến từng chi tiết. Vì thế, mức giá của chúng cũng khiến nhiều người phải ngỡ ngàng.

Loại hạt là quà vặt miễn phí của học trò xưa nay bỗng thành đặc sản, giá nửa triệu/kg vẫn tranh mua

Loại hạt là quà vặt miễn phí của học trò xưa nay bỗng thành đặc sản, giá nửa triệu/kg vẫn tranh mua

Giá cả thị trường - 8 giờ trước

GĐXH - Hạt bàng - thứ quà vặt dễ tìm, miễn phí của học trò thời xưa nay được chế biến thành đặc sản bán với giá cả nửa triệu đồng/kg.

Vụ bán 500.000 đồng/3 dứa ở phố cổ Hà Nội: Người phụ nữ bán hàng rong bị oan, Công an chính thức thông tin vụ việc

Vụ bán 500.000 đồng/3 dứa ở phố cổ Hà Nội: Người phụ nữ bán hàng rong bị oan, Công an chính thức thông tin vụ việc

Bảo vệ người tiêu dùng - 10 giờ trước

GĐXH - Theo Công an quận Hoàn Kiếm, thông tin xôn xao về người phụ nữ bán 500.000 đồng/3 quả dứa cho nữ du khách nước ngoài là chưa đúng. Sự thật là 50.000 đồng/túi dứa chín đã gọt sẵn.

Giá vàng hôm nay: Vàng nhẫn Bảo Tín Minh Châu bất ngờ giảm, vàng thế giới 'lao dốc' không phanh

Giá vàng hôm nay: Vàng nhẫn Bảo Tín Minh Châu bất ngờ giảm, vàng thế giới 'lao dốc' không phanh

Giá cả thị trường - 12 giờ trước

GĐXH - Giá vàng nhẫn của Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá nhẫn tròn 74,38 - 75,98 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra, giảm 300.000 đồng/lượng so với sáng qua.

Vùng đất hiếm ở Tây Bắc, người dân chia nhau 500 tỷ đồng nhờ 1 loại quả

Vùng đất hiếm ở Tây Bắc, người dân chia nhau 500 tỷ đồng nhờ 1 loại quả

Xu hướng - 16 giờ trước

Được thiên nhiên ưu đãi về thổ nhưỡng, khí hậu nên nông dân huyện Yên Châu tập trung làm giàu nhờ trồng mận hậu. Cả huyện thu từ khoảng 500 tỷ đồng mỗi năm từ trái mận.

Cẩn trọng với thức ăn đường phố mùa lễ 30/4-1/5

Cẩn trọng với thức ăn đường phố mùa lễ 30/4-1/5

Sản phẩm - Dịch vụ - 16 giờ trước

GĐXH - Dịp lễ 30/4 – 1/5, nhiều người đã tận dụng kỳ lễ này để đi du lịch. Thời tiết nắng nóng là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển dẫn đến mất ATTP. Du khách cần cẩn trọng với thức ăn đường phố, ẩm thực du lịch.

Gỏi gà măng cụt lại sốt, bà nội trợ chen nhau lên chợ mạng gom măng cụt xanh

Gỏi gà măng cụt lại sốt, bà nội trợ chen nhau lên chợ mạng gom măng cụt xanh

Giá cả thị trường - 1 ngày trước

Măng cụt xanh giá 100.000 đồng/kg khoảng 9-10 trái, loại gọt vỏ sẵn đến 600.000 đồng/kg nhưng vẫn được chốt đơn ào ào bởi món gỏi gà măng cụt đã sốt trở lại.

Cơm nắm 'mồ hôi' nặn bằng nách cô gái trẻ, giá cao gấp 10 lần thông thường

Cơm nắm 'mồ hôi' nặn bằng nách cô gái trẻ, giá cao gấp 10 lần thông thường

Sản phẩm - Dịch vụ - 1 ngày trước

Cơm nắm thấm mồ hôi nách của các cô gái trẻ Nhật Bản, giá cao gấp 10 lần thông thường, hiện là món ăn gây tranh cãi trên mạng xã hội.

Nhà riêng giá dưới 4 tỷ đồng ở Hà Nội, TPHCM có giao dịch tốt

Nhà riêng giá dưới 4 tỷ đồng ở Hà Nội, TPHCM có giao dịch tốt

Xu hướng - 1 ngày trước

So với chung cư và đất nền, nhà riêng là loại hình có mức độ quan tâm tìm kiếm khá ổn định, kể cả giai đoạn trầm lắng nhất của thị trường.

Giá xăng dầu làm tăng chỉ số tiêu dùng tháng 4 và 'cú' bùng nổ giá vé máy bay

Giá xăng dầu làm tăng chỉ số tiêu dùng tháng 4 và 'cú' bùng nổ giá vé máy bay

Giá cả thị trường - 1 ngày trước

GĐXH - Theo Tổng cục Thống kế, giá xăng dầu tăng theo giá nhiên liệu thế giới là nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2024 tăng 0,07% so với tháng trước; trong 8 nhóm hàng hóa dịch vụ, nhóm giao thông có chỉ số giá tăng cao nhất.

Top