Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nước gừng nóng có thể chữa 12 loại bệnh, ai cũng nên lưu lại dùng khi cần

Thứ ba, 11:23 05/03/2019 | Sống khỏe

Đông y có nhiều bài thuốc vô cùng hữu ích nhưng lâu nay chúng ta đang bỏ quên hoặc chưa tận dụng hết giá trị tuyệt vời của nó. Đây là cách dùng nước gừng chữa 12 bệnh bạn nên biết.

Gừng là một loại thực phẩm quen thuộc trong bếp của mỗi gia đình, nó không chỉ là một gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn mà còn là một vị thuốc quý trong Đông y.

Theo các tài liệu Đông y Trung Hoa, nhiều người biết đến bài thuốc nổi tiếng khi đau bụng kinh thì uống nước gừng đường nâu. Trên thực tế, tác dụng của nước gừng nóng không dừng lại ở đó.

Các tài liệu Đông y ghi chép rằng, gừng còn có thể giúp điều trị 12 loại bệnh phổ biến khác trong đời sống hàng ngày mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải ở một thời điểm nào đó như loét miệng, sâu răng, đau nửa đầu và say rượu.

Thỉnh thoảng, bạn có thể lại bị một căn bệnh nhỏ nào đó tấn công gây khó chịu, trong nhiều trường hợp phổ biến, đừng vội dùng thuốc điều trị mà hãy thử dùng nước gừng nóng, nhiều tình trạng bệnh đơn giản có thể được giải quyết, chữa khỏi.

12 chứng bệnh phổ biến có thể dùng nước gừng nóng để điều trị

1. Loét miệng:

Sử dụng nước gừng nóng để thay thế trà, uống khoảng 2 - 3 lần/ngày, thường là uống khoảng 6 - 9 lần, bạn sẽ có cảm giác bề mặt vết loét có thể khô lại và biến mất, tình trạng da miệng sẽ dần hồi phục.

2. Sâu răng:

Trong trường hợp bạn bị sâu răng tấn công, nếu phát hiện sớm, hãy cố gắng súc miệng bằng nước gừng nóng mỗi ngày vào buổi sáng và tối. Nếu tình trạng cần phải xử lý nhanh chóng thì có thể uống nhiều lần trong ngày thay cho trà.

Phương pháp này không chỉ có hiệu quả trong việc bảo vệ răng, mà còn có thể giúp bạn ngăn ngừa và điều trị sâu răng.

3. Đau nửa đầu:

Khi cơn đau nửa đầu tấn công, bạn có thể ngâm hai bàn tay của mình vào nước gừng nóng, ngâm trong khoảng 15 phút, cơn đau sẽ giảm bớt hoặc thậm chí biến mất.

4. Say rượu:

Dùng nước gừng nóng để uống thay trà có thể giúp cơ thể tăng tốc độ lưu thông máu và tiêu hóa, phân giải và loại bỏ rượu. Bạn cũng có thể thêm một lượng mật ong thích hợp vào nước gừng nóng để giảm bớt hoặc loại bỏ cơn say nhanh chóng hơn.

5. Viêm nha chu:

Khi phát hiện bạn bị bệnh viêm nha chu, đau vùng chân răng, điều đầu tiên bạn nên làm là hãy sử dụng nước gừng nóng để uống thay thế trà vào mỗi buổi sáng và buổi tối.

Nếu cổ họng bị ngứa, hãy dùng nước gừng nóng và một chút muối để uống như trà, chỉ cần thực hiện đều đặn 2 - 3 lần một ngày là tình trạng sưng viêm sẽ giảm nhẹ.

6. Mụn trứng cá trên mặt:

Nhiều người bị nổi mụn trứng cá khá nhiều trên mặt, đặc biệt là thanh thiếu niên. Trong trường hợp này, bạn có thể thử áp dụng bài thuốc từ nước gừng bằng cách rửa mặt bằng nước gừng nóng mỗi ngày vào sáng và tối, kiên trì trong khoảng 60 ngày, mụn sẽ biến mất.

Phương pháp này cũng có tác dụng trị liệu nhất định đối với tàn nhang và da khô.

7. Gàu:

Bị bị gầu gây ngứa và mất thẩm mĩ, đặc biệt ở nhóm người có làn da khô và xuất hiện nhiều hơn trong mùa đông. Trong trường hợp này, hãy nhẹ nhàng làm ẩm tóc rồi dùng nước gừng xòa đều lên đầu, sau đó gội đầu bằng nước gừng nóng, xả lại thật sạch để ngăn ngừa gàu.

Ngoài ra, nếu bạn thường xuyên gội đầu bằng nước gừng nóng, cũng có tác dụng trị liệu nhất định đối với chứng hói đầu.

8. Huyết áp cao:

Khi có các triệu chứng huyết áp cao xuất hiện, bạn có thể ngâm chân bằng nước gừng nóng trong khoảng 15 phút. Nước gừng nóng làm ướt chân, ngâm như vậy có thể khiến các mạch máu giãn ra và khiến huyết áp hạ dần xuống đến mức cân bằng.

9. Đau lưng eo và vai:

Đầu tiên, sau khi xuất hiện các triệu chứng đau, bạn có thể thêm một chút muối và giấm vào nước gừng nóng, sau đó sử dụng một chiếc khăn ngâm trong nước và áp (đắp) nó vào khu vực bị đau, thực hiện nhiều lần.

Phương pháp này có thể làm cho các cơ thay đổi từ từ từ, chúng được thư giãn, giảm căng thẳng và thư giãn, thả lỏng các cơ, việc này có thể làm giảm đau rất nhiều.

10. Bệnh giun đũa:

Trước khi đi ngủ mỗi ngày, rửa hậu môn và vùng xung quanh bằng nước gừng nóng, sau đó uống 1 - 2 cốc nước gừng nóng trong khoảng 10 ngày để loại bỏ chứng giun đũa.

11. Mùi hôi chân:

Mùi hôi chân có thể khiến bạn mất tự tin, làm phiền những người xung quanh. Nếu bị triệu chứng này, bạn nên áp dụng bài thuốc chữa hôi chân bằng cách sau đây.

Nhúng ngâm chân vào nước gừng nóng, thêm một chút muối và giấm khi ngâm. Duy trì việc ngâm chân khoảng 15 phút, lau khô, sau đó có thể bôi chút phấn rôm lên chân, mùi hôi có thể được nhanh chóng loại bỏ.

12. Đau đầu, cảm lạnh:

Ngâm chân trong nước gừng nóng, để mực nước cao ở mức có thể được làm ngập xương mắt cá chân. Khi ngâm, thêm muối và giấm vào nước gừng nóng, và thêm nước nóng liên tục, ngâm cho đến khi chân có màu hồng đỏ. Phương pháp này có tác dụng đáng kể đối với các chứng bệnh phát sinh do cảm lạnh , đau đầu và ho.

Trên đây là 12 bài thuốc quý từ nước gừng nóng, bạn có thể lưu lại và chia sẻ cho bạn bè, rất hữu ích nếu một ngày nào đó không may bị các chứng bệnh thông thường đó tấn công bạn.

Theo Trí thức trẻ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 5 phút trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Người đàn ông có mạch máu vôi hóa như ruột bút chì, qua đời vì mê 1 thực phẩm

Người đàn ông có mạch máu vôi hóa như ruột bút chì, qua đời vì mê 1 thực phẩm

Bệnh thường gặp - 21 phút trước

Bản thân ông Chen (Đài Loan, Trung Quốc) cũng sửng sốt khi nhìn kết quả hình ảnh X-quang chụp mạch máu bị vôi hóa, tắc nghẽn nghiêm trọng của mình.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 2 giờ trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam phối hợp tổ chức.

Uống sắt vào thời điểm nào trong ngày mới bơm máu vào cơ thể tốt nhất? Liều lượng sắt cần uống là bao nhiêu?

Uống sắt vào thời điểm nào trong ngày mới bơm máu vào cơ thể tốt nhất? Liều lượng sắt cần uống là bao nhiêu?

Sống khỏe - 2 giờ trước

Việc bổ sung sắt đúng thời điểm, đúng liều lượng sẽ giúp quá trình tạo máu diễn ra tốt nhất. Nếu không tuân thủ thì bạn có nguy cơ thiếu sắt hoặc thừa sắt, đều rất nguy hiểm cho sức khỏe.

Ăn rau đay giảm cholesterol xấu và nhiều lợi ích sức khỏe khác

Ăn rau đay giảm cholesterol xấu và nhiều lợi ích sức khỏe khác

Sống khỏe - 3 giờ trước

Rau đay là loại rau phổ biến, nhiều người rất mê rau đay nấu canh nhưng có những người không thích. Loại rau này có những lợi ích sức khỏe bất ngờ không phải ai cũng biết.

Chế độ ăn uống cho người bệnh sỏi thận

Chế độ ăn uống cho người bệnh sỏi thận

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

Có nhiều nguyên nhân gây hình thành sỏi thận, trong đó phổ biến là do lối sống và chế độ ăn uống không lành mạnh, ít uống nước. Do đó, khi bị sỏi thận, một trong những biện pháp quan trọng người bệnh cần làm là điều chỉnh chế độ dinh dưỡng.

Những tác hại khi bạn ăn quá nhanh

Những tác hại khi bạn ăn quá nhanh

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

Thời gian thích hợp cho một bữa ăn là 20-30 phút. Việc ăn quá nhanh khiến cơ thể khó hấp thu các chất dinh dưỡng, dễ dẫn đến tình trạng đầy bụng, khó tiêu.

Bác sĩ cảnh báo dấu hiệu đau đầu nguy hiểm cần đi bệnh viện

Bác sĩ cảnh báo dấu hiệu đau đầu nguy hiểm cần đi bệnh viện

Bệnh thường gặp - 10 giờ trước

Khoảng 50% người lớn có ít nhất một lần bị đau đầu trong năm, một số trường hợp thậm chí có thể đe dọa tính mạng. Vì thế, người dân nên biết các yếu tố cảnh báo nguy hiểm.

Đau đầu âm ỉ, người đàn ông 42 tuổi bất ngờ phát hiện viêm màng não vì ăn thịt lợn theo cách này

Đau đầu âm ỉ, người đàn ông 42 tuổi bất ngờ phát hiện viêm màng não vì ăn thịt lợn theo cách này

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân viêm màng não có tiền sử khỏe mạnh nhưng thường xuyên ăn nem chua, thịt lợn tái.

7 nguyên tắc quan trọng của chế độ ăn cho bệnh nhân suy tim

7 nguyên tắc quan trọng của chế độ ăn cho bệnh nhân suy tim

Sống khỏe - 12 giờ trước

Việc thay đổi lối sống, thực hiện chế độ ăn chuyên biệt có thể giúp bệnh nhân suy tim phòng ngừa tình trạng bệnh nặng hơn, ngăn chặn sự phát triển một số bệnh mạn tính và cải thiện sức khỏe tổng thể.

Top