eMagazine

Khi bệnh nhân thứ 16 khỏi COVID-19 đang được tặng hoa và nhận những lời chúc mừng thì ở đằng xa, người phụ nữ chạc tuổi tứ tuần trong chiếc áo blouse trắng đang rơm rớm nước mắt vì hạnh phúc…


Nhìn bệnh nhân, nước mắt rơi


Nam bệnh nhân N.V.V (55 tuổi) là trụ cột của một gia đình “đặc biệt” ở Sơn Lôi (Bình Xuyên, Vĩnh Phúc). Cả gia đình ông, 4 thành viên đều nhiễm COVID-19. Ông V cũng là bệnh nhân cuối cùng được công bố khỏi COVID-19, tại Phòng khám đa khoa khu vực Quang Hà, tính đến thời điểm 10h15 phút, ngày 26/2.

Ở khoảng sân lớn của Phòng khám đa khoa khu vực Quang Hà, khi 3 thành viên trong gia đình ông V đang nhận bó hoa tươi thắm, cùng những lời chúc mừng khỏi COVID-19 của đội ngũ y, bác sĩ, thì ở phía bậc thềm khu nhà hành chính, nước mắt đang lăn dài trên đôi gò má của một người phụ nữ khoác trên mình chiếc áo blouse trắng.

Chị là Nguyễn Thị Hồng Nhung (SN 1983) - nữ điều dưỡng viên đã đồng hành cùng những bệnh nhân nhiễm COVID-19 từ khi Việt Nam có ca nhiễm đầu tiên.

Khẽ lau giọt nước mắt đang lăn vội trên má, chị Nhung thổ lộ: "Vui và hạnh phúc lắm em ạ! Không nghĩ là thành công lại đến sớm như vậy. Vì những ngày đầu năm, tình hình dịch ở Trung Quốc căng thẳng, ai cũng lo, nhất là Việt Nam có 16 ca nhiễm".

Nữ điều dưỡng ở tâm dịch COVID-19 và những ngày chỉ được hôn gió con từ xa - Ảnh 1.

Điều dưỡng viên Nguyễn Thị Hồng Nhung (bên trái) cùng đồng nghiệp tự tin chăm sóc cho các ca bệnh nhiễm COVID-19.


"Nhớ con lắm!"


Sau khoảng thời gian ít ỏi trò chuyện bên ngoài bậc thềm khu nhà hành chính, tôi được chị dẫn vào một căn phòng. Bên ngoài cửa, tấm biển nền xanh ghi dòng chữ trắng "Kho thuốc".

Trong không gian chỉ có 2 người, chị Nhung kể cho tôi nghe về những ngày chăm sóc, lo lắng cho bệnh nhân, cùng những câu bông đùa để động viên bệnh nhân đỡ căng thẳng, nhớ nhà hay đơn giản là đưa cho bệnh nhân những quả cầu lá để đá trong khu cách ly…

Khi nhắc đến gia đình, nữ Điều dưỡng viên chạc tuổi tứ tuần im lặng.

"Em ơi, chị nhớ con lắm!", chị thốt lên sau vài giây.

Chị tâm sự: "Chị nhớ nhà, nhớ con lắm! Con lớn nhà chị bảo là con chỉ sợ mẹ về không nấu ăn ngon như trước nữa".

Cho tôi xem bức ảnh con gái 7 tuổi chị kể: "Chúng nó thích ăn đồ chua ngọt em ạ. Nhất là đứa lớn nhà chị, thích ăn sườn chua ngọt, thịt kho tàu, ngô chiên, chuối chiên… ăn cơm rang thập cẩm chị làm, chúng nó bảo mẹ nấu ngon hơn ở ngoài hàng".

Chị kể, từ ngày có dịch (4/2), chị đã không về nhà. "Không phải mình chị, mà tất cả các bác sĩ và chị em điều dưỡng đều thế. Đều chung cảnh nhớ con. Có những chị điều dưỡng ở đây vất vả lắm, con mới chỉ hơn tuổi, vừa dứt sữa là phải xa con rồi. Tối đến, các chị quây quần với nhau chỉ để ngắm con qua ảnh, con chưa ngủ thì còn được nghe tiếng bập bẹ của con qua màn hình gọi về nhà".

Mặc dù không tránh khỏi cảm giác lo lắng, nhưng khi nhận được tin nhắn động viên từ chính bệnh nhân mình chăm sóc, chị Nguyễn Thị Hồng Nhung và đồng nghiệp như được tiếp thêm sức mạnh trong cuộc chiến đẩy lùi COVID-19.

Cùng chung cảnh chăm sóc bệnh nhân nhưng chị Nhung thấy mình may mắn hơn những anh, chị, em bác sĩ tăng cường. Nhà gần Phòng khám nên 2 lần mỗi ngày, vào trưa và tối, chị Nhung đều nhận được những suất cơm nóng hổi từ gia đình và những khi nhớ con, chị được hôn gió, được nhìn con từ xa.

Chị bảo: "Muốn ôm chúng nó lắm! Hôm qua, mấy chị em điều dưỡng có nhà ở gần đây cũng được người nhà đưa con đến gần phòng khám. Nhìn các con mà ứa nước mắt, mà muốn ôm thì phải chờ hết cách ly 14 ngày…!".


Đau đáu nỗi đau mảnh đất mẹ


Là người sinh ra và lớn lên ở Bình Xuyên, từ những ngày ngồi trên ghế nhà trường, chị Nhung đã nuôi giấc mơ làm bác sĩ ngay trên mảnh đất này. Cho đến nay, chị Nhung đã có 14 năm công tác tại Phòng khám đa khoa khu vực Quang Hà với vai trò điều dưỡng viên.

Cũng bởi là người con của mảnh đất này nên từ khi Vĩnh Phúc có ca nhiễm COVID-19 đầu tiên, chị Nhung không khỏi đau đáu. Với chị, những bệnh nhân ở Sơn Lôi chẳng khác nào là anh em, máu mủ nên khi có ca bệnh đầu tiên, chị xác định những điều mình cần làm cho chính những "anh chị em" của mình. Mở to đôi mắt thâm quầng vì ít ngủ, chị nói: "Họ cũng được sinh ra trên mảnh đất Vĩnh Phúc này, khoảng cách địa lý nhà họ đến nhà tôi có người chỉ tính bằng phút".

"Chuyên môn của mình là chăm sóc bệnh nhân, không chỉ là vấn đề sức khỏe, thể chất mà còn cả tinh thần của bệnh nhân". Với chị, chăm sóc bệnh nhân là chuyên môn nhưng đối với bệnh nhân COVID-19, họ ở đây vừa cách ly, vừa được điều trị căn bệnh mới này không khỏi có những tâm trạng buồn, lo lắng. Bác sĩ, điều dưỡng ở đây không chỉ điều trị, chăm sóc bệnh nhân mà còn giúp họ khoẻ mạnh cả về tinh thần.

Ngày của nghề:

Vui nhất là nhận tin nhắn của bệnh nhân!


Những ngày đầu, các bệnh nhân trở về từ Vũ Hán (Trung Quốc) được cách ly để theo dõi sức khỏe tại Phòng khám đa khoa khu vực Quang Hà. Sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính COVID-19, các bệnh nhân lần lượt được chuyển đến Bệnh viện Nhiệt đới TƯ điều trị.

Nói về những bệnh nhân được điều trị tại đây, chị Nhung cho biết cả Phòng khám và bệnh nhân đều rất yên tâm, tin tưởng vì có những bác sĩ giỏi chuyên môn, cùng sự hỗ trợ của các bệnh viện tuyến trên và tuyến Trung ương. Đặc biệt là ở đây còn có những điều dưỡng viên – những người đã và đang ngày đêm mang trên mình sứ mệnh không chỉ chăm sóc về mặt thể chất, mà còn chăm sóc cả tinh thần cho bệnh nhân.

Nữ điều dưỡng ở tâm dịch COVID-19 và những ngày chỉ được hôn gió con từ xa - Ảnh 3.

Chị Nhung bảo: "Vui nhất là khi nhận được tin nhắn động viên của chính bệnh nhân mình chăm sóc".

Chị bảo, "mình động viên, an ủi bệnh nhân đã đành, đằng này, bệnh nhân còn động viên ngược lại mình. Như bệnh nhân Y (SN 1955 – là hàng xóm của bệnh nhân N.T.D ở xã Sơn Lôi), mặc dù đã được chuyển đến BV Nhiệt đới TƯ để điều trị sau khi có kết quả âm tính nhưng bệnh nhân Y rất quan tâm bác sĩ, điều dưỡng, thường xuyên nhắn tin động viên chúng tôi là "các cháu cố gắng ăn uống, phải khỏe mạnh để còn chăm các cô và những bệnh nhân như cô". Ấm lòng lắm em ạ! Làm nghề, chỉ cần nhận được những tin nhắn này là mình thấy có động lực lắm".

Nhấp vội ngụm nước lọc, chị Nhung kể: "Hôm vừa rồi, khi mà chưa bị chuyển đi, bệnh nhân Y pha nước cam và bảo: Cô rất muốn mời cháu uống nước, đêm hôm, các cháu đã vất cả với cô và người bệnh… nhưng tiếc là không được".

Điện thoại trong ngăn bàn rung lên, chị Nhung mở tin nhắn, đôi mắt lấp lánh: "Tin nhắn chúc mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam. Bận quá quên mất". Chị bảo: "Ngày này năm nay, các chị lại ngắm nhìn con qua ảnh và tự chúc mừng, an ủi nhau thôi".

Nữ điều dưỡng ở tâm dịch COVID-19 và những ngày chỉ được hôn gió con từ xa - Ảnh 4.

Điều dưỡng viên Nguyễn Thị Hồng Nhung nở nụ cười viên mãn bên cạnh hai mẹ con bà N.T.T (49 tuổi) cùng con gái N.T.T.D (16 tuổi) - cùng ở xã Sơn Lôi (Bình Xuyên, Vĩnh Phúc) đã chữa khỏi COVID-19.

Trong suốt khoảng thời gian trò chuyện, chị Nhung tuyệt nhiên không nhắc đến những khó khăn trong việc chăm sóc bệnh nhân COVID-19. Nhưng khi nhắc đến "ngày của nghề", nhìn những thành viên gia đình bệnh nhân đang toàn tụ thì tôi biết, trong lồng ngực của người "chiến sĩ" ấy là một dòng xúc cảm đang dâng trào mãnh liệt. Chị cũng giống như bao chị em điều dưỡng khác, dù hoàn thành sứ mệnh chăm sóc bệnh nhân nhưng lúc nào cũng canh cánh suy nghĩ "con đang thiếu đôi bàn tay chăm sóc mình". Chị thèm khát một buổi tối ấm cúng, bên mâm cơm gia đình và tiếng gọi mẹ của các con…


“Anh quên cả vợ con rồi...”

Là bác sĩ được tăng cường điều trị bệnh nhân tại Phòng khám đa khoa khu vực Quang Hà nên từ khi Vĩnh Phúc có những ca nhiễm COVID-19, ThS.BS Nguyễn Văn Tuấn, Phó Trưởng Khoa Viêm gan (Bệnh viện Nhiệt đới TƯ) cũng xa nhà gần 30 ngày.

Trong khoảng thời gian đó, người lo lắng cho BS Tuấn nhất, không ai khác, chính là mẹ và người vợ tần tảo sớm hôm vừa lo việc nước, vừa lo chăm sóc hai con nhỏ.

BS Tuấn chia sẻ: "Mình ở Hà Nội, lên đây công tác từ sau Tết Nguyên đán. Mặc dù là bác sĩ nhưng chúng tôi lại thuộc đối tượng có nguy cơ lây nhiễm, nên phải tự cách ly minh gia đình, người thân".

Mặc dù xa gia đình và hai con nhỏ đã gần 30 ngày nhưng BS Tuấn luôn cảm thấy an tâm bởi anh có hậu phương vững chắc thường xuyên liên hệ, nói chuyện bằng Face-time.

Cũng cùng cảnh xa gia đình như bao bác sĩ khác, BS Tuấn cũng không tránh khỏi những cảm xúc rất riêng dành cho gia đình.

Vừa nói, anh vừa chỉ tay vào dòng tin nhắn của vợ có nội dung "Anh quên cả vợ con rồi" và bảo: "Vợ tôi đấy. Đang trêu người bận rộn đây mà. Có vợ và mẹ cùng chăm các con, tôi yên tâm phần nào. Dù không được ôm chúng vào lòng nhưng mỗi tối, trước khi đi ngủ, chúng tôi nói chuyện với nhau, tâm sự cùng nhau…. Tối qua nói chuyện, con trai lớn 7 tuổi của tôi bảo "con nhớ bố lắm". Làm mình thêm nhớ…".

BẢO LOAN


2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 1 giờ trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 12 giờ trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 5 ngày trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Top