Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nữ bác sĩ 72 tuổi tình nguyện đi chống dịch: ‘Không thể đứng ngoài cuộc chiến’

Thứ bảy, 09:41 18/09/2021 | Y tế

“Vào ngành y từ năm 1973, ở tuổi 72 không còn sức khỏe để đăng ký vào tuyến đầu chống dịch. Vì vậy tôi tình nguyện cùng đồng nghiệp giúp đỡ cộng đồng tại điểm tiêm chủng vắc xin Covid-19”, bà Nhung nói.

Nhiều tháng xa nhà hỗ trợ người dân tiêm chủng

Sau ca làm việc buổi sáng, tranh thủ thời gian nghỉ ít ỏi, bác sĩ Phạm Thị Nhung, nguyên Trưởng khoa gây mê hồi sức, BV Răng Hàm Mặt Trung ương, ăn vội suất cơm trưa. Chiều nay, 1h bà và các đồng nghiệp tiếp tục bắt tay vào công việc.

Từ tháng 6 đến nay, bác sĩ Nhung tình nguyện phụ trách chính tại điểm tiêm chủng Bệnh viện Mắt Hà Nội 2, một trong các điểm tiêm chủng của quận Đống Đa, Hà Nội. Ngoài điểm tiêm tại bệnh viện này, bà cũng hỗ trợ công tác tiêm chủng tại phường Láng Thượng, Láng Hạ, Ô Chợ Dừa… (quận Đống Đa) nhiều tháng qua.

Nữ bác sĩ 72 tuổi tình nguyện đi chống dịch: ‘Không thể đứng ngoài cuộc chiến’ - Ảnh 1.
Bác sĩ Phạm Thị Nhung, nguyên Trưởng khoa gây mê hồi sức, BV Răng Hàm Mặt Trung ương.

“Mỗi ngày, điểm tiêm của chúng tôi tiêm cho khoảng 800 người. Công việc bắt đầu từ 7h30 sáng, có hôm đến 7, 8h đêm mới kết thúc. Nhưng có những ngày, 11h đêm tôi vẫn phải kiểm tra lại công việc tiêm của ngày mai. Ở tuổi 72, với khối lượng công việc như vậy, nói không mệt là không đúng”, bác sĩ Nhung chia sẻ.

Ngoài tiêm, nữ bác sĩ còn phụ trách công tác điều động, cấp cứu sau tiêm cho người dân. Công việc quá bận, bệnh viện triển khai mô hình “4 tại chỗ” nên bà ở lại bệnh viện để thuận tiện cho công tác.

Ngày 2/9 vừa qua, có được một ngày nghỉ, bà về nhà để nghỉ ngơi. Nhưng đến chiều hôm sau, bệnh viện báo có đợt tiêm chủng mới, nữ bác sĩ lại rời nhà.

Mong muốn nhiều người dân được tiêm vắc xin

Bác sĩ Nhung nhấn mạnh, sàng lọc là công tác rất quan trọng trong tiêm chủng. Theo chủ trương Bộ Y tế, hiện tại, đối tượng tiêm chủng được mở rộng hơn. Thay vì tất cả mọi người phải đo huyết áp trước tiêm, nay các đối tượng như người cao tuổi (trên 65), có bệnh nền, có tiền sử huyết áp mới phải thực hiện khâu này.

Điểm tiêm ở Bệnh viện mắt Hà Nội 2 từng đón nhiều đối tượng là người cao tuổi. “Nhiều người do lo lắng, hồi hộp nên đến điểm tiêm huyết áp lên cao. Có cụ bệnh nền nặng như cụ đặt đến 3 stent động mạch vành, cụ có bệnh ung thư... Dù vậy chúng tôi vẫn cố gắng điều trị để họ có cơ hội được tiêm vắc xin, chỉ trừ trường hợp chống chỉ định tiêm theo phác đồ của Bộ Y tế”, bà Nhung nói.

Nữ bác sĩ 72 tuổi tình nguyện đi chống dịch: ‘Không thể đứng ngoài cuộc chiến’ - Ảnh 2.
Người cao tuổi đi tiêm vắc xin.

Theo bác sĩ Nhung, người cao tuổi dù thường xuyên ở nhà nhưng con, cháu ra ngoài có thể mang virus về nhà và lây nhiễm cho họ. Nếu mắc Covid-19 sẽ dễ diễn tiến nặng và nguy cơ tử vong.

Cũng theo bà Nhung, trước khi Hà Nội có chiến dịch đẩy mạnh việc tiêm chủng, một người đến được điểm tiêm phải qua cả chặng đường dài khi họ phải là đối tượng ưu tiên, phải khai báo, chờ đợi…Nếu trì hoãn, sau này, họ rất khó cơ hội tiêm lại.

“Khi một người được tiêm vắc xin nghĩa là chúng tôi đã đưa ra cộng đồng một người được bảo vệ. Nếu bạn ra cộng đồng không có vũ khí sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh và lây lan cho người khác. Vì vậy người tiêm chủng cố gắng đưa vào cộng đồng càng nhiều người được bảo vệ càng tốt”, bà nói thêm.

Với người già huyết áp cao, bác sĩ Nhung và nhân viên y tế ưu tiên cho họ được nghỉ ngơi, tạo tâm lý thoải mái. Sau đó, nữ bác sĩ phải dùng thuốc huyết áp cho người đến tiêm.

Nhiều người cao tuổi, đặc biệt là người có bệnh nền đã lộ rõ sự vui mừng, an tâm khi được tiêm vắc xin. “Họ mừng lắm, liên tục cảm ơn nhân viên y tế vì không nghĩ mình có thể được tiêm. Trong đó, có trường hợp một cụ ông 88 tuổi ở Hà Nội. Huyết áp cao, sau 3 tiếng đồng hồ can thiệp, ông mới có thể đủ điều kiện để tiêm”, bà Nhung kể.

Ở khâu sàng lọc, bà Nhung cũng nhấn mạnh sự cẩn thận, kỹ càng vì nhiều trường hợp muốn được tiêm nên không thành thật khi khai báo thông tin.

Nữ bác sĩ 72 tuổi tình nguyện đi chống dịch: ‘Không thể đứng ngoài cuộc chiến’ - Ảnh 3.
Bác sĩ Nhung khám sàng lọc cho người dân trước khi tiêm vắc xin.

Sau tiêm, việc theo dõi, xử lý các trường hợp sốc phản vệ cũng được chú trọng. Đội ngũ bác sĩ, y tá theo dõi rất sát người sau tiêm, khi có dấu hiệu biến chứng lập tức chuyển vào phòng cấp cứu riêng.

“Phản ứng đa phần là người tiêm vắc xin về nhà không ngủ được, hoa mắt, chóng mặt, chân tay tê, bủn rủn… Thậm chí, có người đơn giản chỉ là do lo lắng thái quá, liên tục gọi điện. Với những trường hợp này, tôi cũng cố gắng để trấn an và hướng dẫn họ xử lý các triệu chứng”, bà nói.

Theo bác sĩ Nhung, công việc của nhân viên y tế tại điểm tiêm chủng thời gian này khá vất vả. Có những điểm tiêm nóng bức, y bác sĩ đổ mồ hôi như tắm. Có những đêm, gọi điện cho đồng nghiệp, bà được biết họ vẫn đội mưa giữa đêm để đi tiêm chủng, lấy mẫu xét nghiệm cho người dân.

Các con đều đã lập gia đình, bác sĩ Nhung có thời gian dành hết cho việc chuyên môn. Con gái thứ 2 của bà cũng là một bác sĩ. Thỉnh thoảng, chị đến tham gia hỗ trợ tiêm chủng cùng mẹ và đồng nghiệp.

“Các con rất lo cho sức khỏe của mẹ, thỉnh thoảng lại mang đồ ăn đến điểm tiêm bồi dưỡng khi nhiều ngày mẹ chưa về nhà. Là một bác sĩ, khi dịch bệnh căng thẳng, tôi không thể đứng ngoài cuộc chiến này”, bà Nhung nói.

Theo VietNamNet

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thêm 1 người tử vong trong vụ tạt axit kinh hoàng tại TPHCM

Thêm 1 người tử vong trong vụ tạt axit kinh hoàng tại TPHCM

Y tế - 33 phút trước

Liên quan đến vụ việc tạt axit tại Quận 7 (TPHCM), thêm một nạn nhân tử vong sau thời gian suy hô hấp, toan hô hấp, bỏng hoá chất 15%.

3 bệnh nhân trong vụ cháy nhà trọ chuyển lên BV Bạch Mai, 1 người được đưa thẳng lên phòng ICU

3 bệnh nhân trong vụ cháy nhà trọ chuyển lên BV Bạch Mai, 1 người được đưa thẳng lên phòng ICU

Y tế - 36 phút trước

Theo thông tin mới nhất báo Sức khoẻ và Đời sống cập nhật từ TS.BS Bùi Sỹ Tuấn Anh - Giám đốc Bệnh viện Giao thông Vận tải cho biết đến 17h chiều nay đã có 3 nạn nhân của vụ cháy nhà trọ ở Trung Kính chuyển sang Bệnh viện Bạch Mai điều trị.

Hà Nội, sốt xuất huyết giảm, tay chân miệng tăng

Hà Nội, sốt xuất huyết giảm, tay chân miệng tăng

Y tế - 37 phút trước

Tin từ Sở Y tế Hà Nội, số ca mắc sốt xuất huyết trong tuần qua giảm nhưng ca tay chân miệng tăng.

Nữ điều dưỡng ép tim liên tục cứu sống bé trai đuối nước đang bị sơ cứu sai cách

Nữ điều dưỡng ép tim liên tục cứu sống bé trai đuối nước đang bị sơ cứu sai cách

Y tế - 11 giờ trước

Thấy trẻ đuối nước đang bị vác dốc ngược lên vai rồi chạy, điều dưỡng Dương Thị Hồng – Khoa Nội tiết Cơ xương khớp, Bệnh viện Lão khoa Trung ương quyết liệt yêu cầu đặt cháu bé xuống mặt phẳng cứng để tiến hành cấp cứu. Hành động này đã kịp thời giữ lại mạng sống cho cháu bé.

Bộ Y tế: Huy động thầy thuốc giỏi, bảo đảm đủ thuốc, phương tiện cấp cứu nạn nhân vụ cháy nhà trọ ở Trung Kính

Bộ Y tế: Huy động thầy thuốc giỏi, bảo đảm đủ thuốc, phương tiện cấp cứu nạn nhân vụ cháy nhà trọ ở Trung Kính

Sống khỏe - 14 giờ trước

SKĐS - Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế Hà Nội bảo đảm đủ thuốc, phương tiện cấp cứu; Bệnh viện Giao thông Vận tải theo dõi chặt chẽ người bệnh và người có nguy cơ tăng nặng là nạn nhân của vụ cháy nhà trọ phố Trung Kính (Hà Nội), sẵn sàng hội chẩn hoặc chuyển lên tuyến trên khi cần thiết...

Cập nhật mới nhất sức khoẻ, tình hình điều trị nạn nhân vụ cháy nhà trọ ở Trung Kính

Cập nhật mới nhất sức khoẻ, tình hình điều trị nạn nhân vụ cháy nhà trọ ở Trung Kính

Y tế - 21 giờ trước

6 nạn nhân của vụ cháy nhà trọ tại phố Trung Kính (Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội) đang điều trị tại Bệnh viện Giao thông vận tải, hiện có 1 nạn nhân nặng nhất đang điều trị hồi sức, các trường hợp khác đang theo dõi, cấp cứu. Chuyên gia của Bệnh viện Bạch Mai đã đến hỗ trợ điều trị.

Sức khoẻ của các bệnh nhân trong vụ tạt axit ở TPHCM hiện như thế nào?

Sức khoẻ của các bệnh nhân trong vụ tạt axit ở TPHCM hiện như thế nào?

Y tế - 22 giờ trước

4 nạn nhân trong vụ tạt axit tại Quận 7 (TPHCM) đang được điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Các bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nặng và được hội chẩn liên chuyên khoa.

Phó Chủ tịch Quốc hội và Bộ trưởng Bộ Y tế thăm, động viên nạn nhân vụ cháy Trung Kính

Phó Chủ tịch Quốc hội và Bộ trưởng Bộ Y tế thăm, động viên nạn nhân vụ cháy Trung Kính

Y tế - 23 giờ trước

Bệnh viện Giao thông Vận tải cho biết, bệnh viện đang tiếp nhận điều trị cho 3 nạn nhân trong vụ cháy xảy ra trong đêm tại phố Trung Kính.

Cứu sống bé sinh non có nội tạng nằm ngoài ổ bụng

Cứu sống bé sinh non có nội tạng nằm ngoài ổ bụng

Y tế - 2 ngày trước

Ngay từ khi sinh ra đã không có cân cơ, da thành bụng, nội tạng nằm hết bên ngoài khiến mọi người nghi ngờ sự sống của bé sơ sinh con chị T.N.Q.N (trú tại Hương Khê, Hà Tĩnh) khó có thể níu giữ.

Bố nữ bác sĩ bị kính đổ vào người ở The Coffee House: 'Tinh thần con rất tốt'

Bố nữ bác sĩ bị kính đổ vào người ở The Coffee House: 'Tinh thần con rất tốt'

Y tế - 2 ngày trước

“Chúng tôi chỉ tính ở những bước ngắn hạn, chưa thể nghĩ về tương lai xa. Tinh thần con rất tốt, tôi chỉ hy vọng duy trì được lâu dài. Tuy còn đau nhiều, con gái vẫn cố gắng trò chuyện với bố mẹ”, bố bác sĩ Hoàng Minh Lý chia sẻ.

Top