Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nồng độ cồn trong máu là bao nhiêu sẽ gây ngộ độc, tử vong?

Thứ ba, 12:09 22/08/2023 | Sống khỏe

Mỗi người có khả năng dung nạp rượu rất khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Không có một con số cụ thể có thể áp dụng cho tất cả mọi người. Và, uống rượu luôn luôn không được khuyến khích bởi những tác hại của nó mang lại.

Bởi, nếu uống quá nhiều rượu trong một thời gian ngắn làm tăng nồng độ cồn trong máu có thể gây nguy hiểm tính mạng.

1. Ngưỡng nồng độ cồn trong máu có thể gây nguy hiểm, chết người

Nồng độ cồn là lượng cồn (hay còn gọi là ethanol ) có trong máu. Đây là một thước đo quan trọng để đánh giá mức độ ảnh hưởng của cồn đối với cơ thể. Nồng độ cồn trong máu càng cao, tác động của cồn càng mạnh, có thể dẫn đến tình trạng bất ổn, thay đổi ý thức, gây nguy hiểm khi tham gia giao thông hoặc thực hiện các hoạt động đòi hỏi tập trung và phản xạ.

Khi nồng độ cồn trong máu tăng cao hơn mức tối đa cho phép, có thể gây ngộ độc. Các triệu chứng của ngộ độc rượu bao gồm mất phương hướng, khó thở, giảm thân nhiệt hoặc thậm chí có thể rơi vào trạng thái hôn mê, tử vong.

Nồng độ cồn trong máu, bao nhiêu có thể gây ngộ độc chết người - Ảnh 1.

Nồng độ cồn là lượng cồn (hay còn gọi là ethanol) có trong máu.

Nồng độ cồn trong máu thường được đo bằng đơn vị là BAC (Blood Alcohol Concentration) là số gam cồn nguyên chất trên một lít máu (hoặc miligam trên 100 ml máu). Nồng độ cồn trong máu cũng được đo bằng miligam cồn trên một lít khí thở ra. Một gam cồn nguyên chất trên một lít máu tương đương với nửa miligam trên một lít khí thở ra.

Ví dụ: Ngưỡng nồng độ cồn trong máu BAC là 0,05% có nghĩa là trong 100 mililit máu, có 50 miligram cồn, tương đương 0,25 mg mỗi lít khí thở ra (khi được đo bằng máy phân tích hơi thở).

Mức BAC càng cao, càng tăng nguy cơ xảy gây nguy hiểm, cụ thể:

BAC là 0%, đây là trạng thái tỉnh táo. BAC 0,08% bắt đầu ngưỡng say rượu. Khi đạt đến 0,14%, tác dụng ức chế của rượu bắt đầu có hiệu lực, khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi, lo lắng hoặc bồn chồn. Việc đi, đứng trở nên khó khăn, loạng choạng và bắt đầu buồn nôn .

BAC là 0,2% sẽ gây mất phương hướng, buồn nôn, nôn, và có khả năng gây ra hiện tượng choáng váng. Ở mức 0,25% nhiều người bất tỉnh. Ở 0,3% có nguy cơ ngộ độc rượu và tử vong cao. Khi đạt đến 0,35% BAC trở lên, tim và phổi sẽ hoạt động chậm lại và có thể rơi vào trạng thái hôn mê . Đối với hầu hết mọi người, nồng độ cồn trong máu là 0,45% sẽ gây tử vong.

Tuy nhiên, nồng độ cồn trong máu gây nguy hiểm có thể khác nhau đối với từng người tùy thuộc vào nhiều yếu tố như chiều cao và cân nặng, giới tính sinh học, tuổi tác, tốc độ tiêu thụ… Vì vậy, đừng dại dột, mà thử thách ngưỡng chịu đựng của cơ thể.

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ cồn trong máu

Mỗi cá nhân có khả năng chịu đựng rượu khác nhau. Điều quan trọng là lắng nghe cơ thể và biết khi nào nên dừng lại.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ cồn trong máu, bao gồm:

- Trọng lượng : Nếu hai người tiêu thụ cùng một lượng rượu, thì người nặng cân hơn thường có nồng độ cồn trong máu thấp hơn.

- Giới tính : Do sự khác biệt về cấu tạo cơ thể, đàn ông thường chuyển hóa rượu với tốc độ nhanh hơn phụ nữ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ có ít enzym dùng để chuyển hóa rượu hơn. Với cân nặng ngang nhau, phụ nữ phản ứng mạnh hơn với rượu, đặc biệt là vì họ có nhiều mô mỡ hơn, nên rượu khuếch tán nhanh hơn.

Ước tính, phụ nữ uống trung bình một ly tương đương với nam giới uống một ly rưỡi. Ngoài ra, khả năng chuyển hóa rượu của phụ nữ có thể bị ảnh hưởng bởi chu kỳ kinh nguyệt do nồng độ estrogen cao hơn. Tất cả những yếu tố này góp phần làm tăng nồng độ cồn trong cơ thể của phụ nữ ngay cả khi uống cùng một lượng như nam giới.

- Thuốc : Một số loại thuốc có thể làm tăng nồng độ cồn trong máu bằng cách ức chế hoạt động của các enzyme liên quan đến việc chuyển hóa cồn trong cơ thể. Ví dụ, có một số loại thuốc chữa bệnh tim mạch hoặc đái tháo đường có khả năng tương tác với enzyme chuyển hóa cồn, khiến cho việc loại bỏ cồn khỏi cơ thể trở nên chậm hơn, dẫn đến tăng nồng độ cồn trong máu.

Ngoài ra, một số loại thuốc có thể gây tác động đến gan và làm giảm khả năng gan chuyển hóa cồn, như thuốc giảm đau hạ sốt paracetamol dẫn đến tăng nồng độ cồn trong máu. Vì vậy, cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế trước khi kết hợp bất kỳ loại thuốc nào với rượu, vì tương tác có thể tạo ra phản ứng không mong muốn và gây hại đến sức khỏe.

- Tốc độ uống : Làm tăng đáng kể rủi ro khi uống rượu. Càng uống nhiều trong một khoảng thời gian ngắn, càng có nhiều khả năng cơ thể sẽ không thể chuyển hóa rượu.

- Thức ăn : Uống rượu khi bụng đói sẽ kích thích hệ tiêu hóa, khiến rượu hấp thụ nhanh hơn và dễ bị say. Ước tính khi bụng đói, nồng độ cồn trong máu đạt tối đa 30 phút sau khi uống.

Do mỗi cá nhân là duy nhất và phản ứng khác nhau với rượu, điều bắt buộc là phải nhận thức được những rủi ro mà rượu gây ra. Luôn luôn tuân thủ luật pháp và hạn chế việc tiêu thụ đồ uống có cồn để đảm bảo an toàn cho bản thân và người khác.

DS. Vũ Thuỳ Dương
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Đau bụng, đi khám phát hiện mắc 2 bệnh ung thư

Đau bụng, đi khám phát hiện mắc 2 bệnh ung thư

Sống khỏe - 19 phút trước

Sau biểu hiện đau bụng, người phụ nữ đi khám phát hiện mắc ung thư buồng trứng và trực tràng hiếm gặp.

Nếu 5 dấu hiệu này xuất hiện khi đang ngủ nghĩa là lượng đường trong máu của bạn đang cao, cảnh giác bệnh tiểu đường

Nếu 5 dấu hiệu này xuất hiện khi đang ngủ nghĩa là lượng đường trong máu của bạn đang cao, cảnh giác bệnh tiểu đường

Sống khỏe - 1 giờ trước

Dấu hiệu tăng đường huyết có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, kể cả khi bạn đang ngủ.

Hạn chế ăn trứng khi đang có bất ổn đường ruột

Hạn chế ăn trứng khi đang có bất ổn đường ruột

Sống khỏe - 2 giờ trước

Ăn trứng nhiều khiến bạn đầy bụng, no nhanh, không muốn ăn thêm các loại thực phẩm chứa chất xơ, dễ gây táo bón.

Thực hư cơm nguội tốt cho người bệnh tiểu đường, đây là tất cả những điều cần biết khi ăn

Thực hư cơm nguội tốt cho người bệnh tiểu đường, đây là tất cả những điều cần biết khi ăn

Sống khỏe - 2 giờ trước

GĐXH - Nhiều người cho rằng, ăn cơm nguội tốt cho người bệnh tiểu đường (đái tháo đường), thực hư về điều này vẫn được nhiều người quan tâm.

Vấp phải dây điện hở, bé 9 tuổi nguy kịch

Vấp phải dây điện hở, bé 9 tuổi nguy kịch

Y tế - 3 giờ trước

Bé trai 9 tuổi (quê Tuyên Quang) chơi đá bóng tại nhà, không may vấp phải dây điện máy bơm bị hở, thời điểm người nhà phát hiện ra, trẻ đã ở trong tình trạng hôn mê.

Chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy... thận trọng với nhiễm trùng đường tiêu hóa

Chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy... thận trọng với nhiễm trùng đường tiêu hóa

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

Bệnh liên quan đến đường tiêu hóa có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, mùa hè nắng nóng là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn phát triển mạnh so với thời tiết bình thường, điều này sẽ làm gia tăng tỉ lệ mắc bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa.

Loại ung thư phổ biến ở nam giới nhưng chỉ 4% số ca được phát hiện sớm

Loại ung thư phổ biến ở nam giới nhưng chỉ 4% số ca được phát hiện sớm

Sống khỏe - 5 giờ trước

Ung thư hạ họng không có triệu chứng rõ rệt nên chỉ 4% số ca được phát hiện sớm. Từ 60 tới 80% số trường hợp phát hiện bệnh khi đã có di căn hạch cổ.

Ngứa da uống thuốc dị ứng không đỡ, cẩn thận với nhiễm giun đũa chó mèo

Ngứa da uống thuốc dị ứng không đỡ, cẩn thận với nhiễm giun đũa chó mèo

Y tế - 8 giờ trước

Giun đũa chó mèo (Toxocara) là loại ký sinh trùng ở chó mèo, thường có trong đất hoặc nước bị nhiễm phân chó mèo. Ghi nhận thực tế có bệnh nhân tiêu chảy, ngứa 10 năm không biết mình nhiễm giun đũa chó, mèo. Vậy chẩn đoán căn bệnh này thế nào?

Cô gái tử vong trước ngày cưới vì chọn giảm cân, làm đẹp theo cách này

Cô gái tử vong trước ngày cưới vì chọn giảm cân, làm đẹp theo cách này

Bệnh thường gặp - 10 giờ trước

GĐXH - Một cô gái 33 tuổi đã tử vong sau khi thực hiện thủ thuật đặt bóng hơi vào dạ dày để giảm cân trước ngày cưới.

Những người nên hạn chế ăn bún

Những người nên hạn chế ăn bún

Sống khỏe - 11 giờ trước

Bún rất phổ biến nhưng tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm. Bởi vậy, bạn phải lưu ý cách chọn bún để đảm bảo không ảnh hưởng sức khỏe.

Top