Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nông dân ngoại ô Sài Gòn trồng ớt thu gần nửa tỷ mỗi tháng

Chủ nhật, 08:44 20/05/2018 | Sản phẩm - Dịch vụ

Áp dụng công nghệ sản xuất nông nghiệp tiên tiến của Israel, vườn ớt của nữ nông dân ở TP.HCM cho năng suất trung bình 200 kg mỗi ngày, giúp bà có doanh thu gần nửa tỷ đồng/tháng.

Trong khi nông dân nhiều khu vực trên cả nước đang khóc ròng với giá ớt đột ngột giảm mạnh, chỉ ở mức 8.000 đồng/kg thì tại huyện Củ Chi, TP.HCM, vườn ớt rộng 3 ha của bà Nguyễn Thị Kim Xuân (52 tuổi, xã Trung Lập Thượng) lại luôn bán được giá ngất ngưỡng 60.000 đồng/kg. Mỗi ngày vườn ớt của người phụ nữ này cho thu hoạch 200 kg, tổng thu nhập mỗi tháng gần nửa tỷ đồng.

Bỏ thiết kế về làm nông dân

Nổi bật giữa các cánh đồng lúa bạt ngàn và những thửa ruộng trồng cỏ làm thức ăn cho bò dọc tuyến đường tỉnh lộ 2, huyện Củ Chi là vườn ớt của bà Xuân. Vườn ớt 3 ha được bao phủ bằng hệ thống nhà lưới, khác biệt hẳn so với các mảng xanh xung quanh.

Bà Nguyễn Thị Kim Xuân bên cạnh vườn ớt được trồng theo công nghệ sản xuất nông nghiệp tiên tiến của Israel.
Bà Nguyễn Thị Kim Xuân bên cạnh vườn ớt được trồng theo công nghệ sản xuất nông nghiệp tiên tiến của Israel.

Bên trong nhà lưới, hàng nghìn cây ớt cao đến nửa người lớn đang cho trái. Ớt bà Xuân trồng từng cây vào các túi nylon, đặt cách nhau vài cm và chạy dọc theo từng hàng, thẳng tắp.

Vừa coi sóc, tỉa cành cho vườn ớt, bà Xuân cho hay chỉ mới bắt đầu “khởi nghiệp” hơn một năm nay. Người phụ nữ này trước đó chưa từng có kinh nghiệm về nghề trồng trọt cũng như canh tác nông nghiệp từ trước.

"Tôi có hơn chục năm làm thiết kế và sản xuất hàng may mặc cung cấp cho các siêu thị trong thành phố trước khi quyết định lui về làm nông dân. Hai công việc này vốn không hề liên quan nhau", bà Xuân cười.

Nói về quyết định đột ngột, chủ vườn ớt cho biết một người chị ruột của bà đang sống ở Australia có 17 năm kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp theo công nghệ tiên tiến của Israel. Nhờ công nghệ này mà nông sản cho năng suất, chất lượng vượt trội, đảm bảo an toàn sản xuất.

Khi nhìn thấy nông dân trong nước chủ yếu vẫn canh tác theo hình thức truyền thống mà chưa phát triển nhiều các mô hình tiên tiến, người chị đã khuyến khích bà Xuân mạnh dạn thay đổi.

Cây ớt được trong bầu giá thể và được cung cấp chất dinh dưỡng thông qua hệ thống nhỏ giọt. Ảnh: Phúc Minh.
Cây ớt được trong bầu giá thể và được cung cấp chất dinh dưỡng thông qua hệ thống nhỏ giọt. Ảnh: Phúc Minh.

Có được người đỡ đầu, bà Xuân thuê 3 ha đất trên địa bàn xã Trung Lập Thượng để trồng ớt và chính thức trở thành một nông dân công nghệ cao.

"Tôi may mắn được chị hướng dẫn ngay từ khi bắt đầu nên việc sản xuất cũng không gặp quá nhiều khó khăn. Các kỹ thuật, công nghệ và kinh nghiệm đều được chị chuyển giao. Tôi tiếp nhận và áp dụng cho phù hợp với điều kiện tài chính cũng như đất đai, khí hậu trong nước", nữ nông dân này chia sẻ.

Một người ở Australia, một người ở Việt Nam, do xa cách về địa lý nên hai chị em bà chủ yếu trao đổi thông tin trực tiếp với nhau trên mạng. Tuy chỉ mới bắt đầu trong một thời gian ngắn, đến nay bà Xuân đã rành rẽ, am hiểu về giống, kỹ thuật, cách chăm sóc theo mô hình nông nghiệp tiên tiến để cây ớt vừa cho năng suất tốt vừa đạt chất lượng cao.

Trồng ớt "không chạm đất"

Hiện bà Xuân đang tích cực chia sẻ lại kinh nghiệm sản xuất này cho những hộ nông dân khác trong vùng. Bà cho biết kể từ sau vụ ớt đầu tiên, nhiều nông dân trong và ngoài huyện Củ Chi đã đến tham quan, học hỏi về mô hình trồng ớt của gia đình bà.

Với giá bán 60.000 đồng/kg cho các siêu thị, vườn ớt rộng 3 ha giúp nông dân ở Củ Chi này thu nhập gần nửa tỷ mỗi tháng
Với giá bán 60.000 đồng/kg cho các siêu thị, vườn ớt rộng 3 ha giúp nông dân ở Củ Chi này thu nhập gần nửa tỷ mỗi tháng

Theo bà, điểm khác biệt của công nghệ sản xuất nông nghiệp tiên tiến từ Israel chính là việc cách ly hoàn toàn cây ra khỏi mặt đất. Để tiết kiệm chi phí đầu tư, bà dùng một lớp nylon trải lên mặt đất, sau đó đặt các bầu cây lên.

"Thay vì trồng trực tiếp, mỗi cây được sinh trưởng và phát triển trong một bầu giá thể độc lập. Bên trong mỗi bầu giá thể chỉ có xơ dừa và tro trấu, không có đất hay phân bón hữu cơ. Việc cách ly này nhằm không cho cây hút những tạp chất trong lòng đất như kim loại nặng, nhờ vậy cây ít bệnh tật hơn", bà vừa nói vừa chỉ vào những "bầu giá thể", nơi cây ớt được gửi vào.

Bà còn giới thiệu say sưa về hệ thống chứa dung dịch dinh dưỡng tại một góc vườn. Dung dịch này sẽ được dẫn đến từng gốc cây thông qua hệ thống tưới nhỏ giọt.

"Thay vì tưới nước, bón phân theo cách thông thường, hình thức này giúp chất dinh dưỡng được điều tiết chậm rãi, cân bằng, vừa đủ cho cây. Nhờ vậy, cây không bị dư độ đạm, phát triển đồng đều và cho trái quanh năm", bà Xuân giải thích nguyên nhân vườn ớt ra trái đều đặn, cho thu hoạch quanh năm của mình.

Ngoài ra để ngăn côn trùng, vườn được trang bị hệ thống nhà lưới. Nhà lưới giúp phân tán và chia đều hạt mưa cho từng cây ớt bên trong, để không bị úng cây hay trái. Sản xuất theo hình thức này nông dân cũng không sử dụng nhiều phân bón hóa học, thuốc trừ sâu nên nông sản làm ra sạch, an toàn cho sức khỏe con người.

Quá trình chăm sóc, hái trái và sơ chế được bà Xuân áp dụng kỹ lưỡng trước khi phân phối về siêu thị. Ảnh: Phúc Minh.
Quá trình chăm sóc, hái trái và sơ chế được bà Xuân áp dụng kỹ lưỡng trước khi phân phối về siêu thị. Ảnh: Phúc Minh.

Thu gần nửa tỷ mỗi tháng

Mỗi ngày vườn ớt 3 ha của bà Xuân đang cho hơn 200 kg trái. Giá các siêu thị thu mua là 60.000 đồng/kg. Như vậy, mỗi tháng thu nhập cũng gần nửa tỷ. Sau khi trừ hết chi phí, nhân công, vợ chồng bà còn lời hơn 100 triệu đồng.

"Tôi vừa là nông dân, vừa là chủ vườn và kiêm luôn nhiệm vụ giao hàng. Buổi sáng sau khi lăng xăng ở vườn, phụ mọi người hái ớt và sơ chế là vắt chân lên chạy đôn chạy đáo đi phân phối từ siêu thị này đến siêu thị khác. Vậy mà còn không đủ cung cấp", bà cười nói và nhanh tay phụ chồng chuyển ớt ra xe.

Đều đặn mỗi ngày từ vườn ớt này, nhân công sẽ tập trung hái trái chín và sơ chế tại chỗ. Sau đó, ớt được cho vào từng túi nhỏ theo trọng lượng khoảng 100 gr trước khi mang đến siêu thị.

Ông Võ Đức Huy, Chủ tịch Hội nông dân xã Trung Lập Thượng, huyện Củ Chi, cho biết đây là mô hình trồng ớt ứng dụng công nghệ sản xuất nông nghiệp tiên tiến từ Israel đầu tiên trên địa bàn.

“Với chi phí đầu tư ban đầu gần 3 tỷ đồng, trong đó tốn kém nhất là hệ thống và dung dịch tưới nhỏ giọt, mô hình trồng ớt của bà Xuân được đánh giá rất cao về năng suất, chất lượng cũng như hiệu quả kinh tế”, ông Huy nói.

Ông cũng thông tin thêm bà Xuân đã nhiều lần giới thiệu kỹ thuật trồng và chăm sóc cho bà con nông dân tại địa phương, để cùng nâng cao năng suất và chất lượng cây ớt. Nông dân nhiều tỉnh thuộc khu vực Nam Trung Bộ, đồng bằng Sông Cửu Long cũng đến tìm hiểu, học hỏi về mô hình này.

Tuy nhiên, ông Huy cho rằng do chi phí ban đầu của mô hình khá cao nên nhiều nông dân vẫn chưa mạnh dạn đầu tư.

Theo Zing

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
Từ nỗ lực tự chủ vaccine, 100% người Việt Nam được dùng vaccine 'Made in Việt Nam' như thế nào?

Từ nỗ lực tự chủ vaccine, 100% người Việt Nam được dùng vaccine 'Made in Việt Nam' như thế nào?

Bảo vệ người tiêu dùng - 13 giờ trước

GĐXH - Với sự nỗ lực nghiên cứu, sản xuất "Made in Việt Nam", người Việt Nam không còn phải chứng kiến những em bé chân đi tập tễnh do hậu quả của bại liệt; các bệnh dịch như sởi, rubella đã giảm hàng trăm lần, giảm được gánh nặng bệnh tật, gánh nặng kinh tế cho mỗi gia đình và toàn xã hội…

Giá chung cư cũ Hà Nội hạ nhiệt

Giá chung cư cũ Hà Nội hạ nhiệt

Giá cả thị trường - 14 giờ trước

Giá căn hộ chung cư cũ Hà Nội liên tục tăng từ đầu năm nay, lượng quan tâm đạt đỉnh vào tháng 3.

Nghề đẽo đá 'ra tiền' của những người phụ nữ vùng biển

Nghề đẽo đá 'ra tiền' của những người phụ nữ vùng biển

Sản phẩm - Dịch vụ - 15 giờ trước

Trưa hè nắng như đổ lửa, những người phụ nữ miền biển ở Hà Tĩnh vẫn cặm cụi gõ “cóc cóc cóc” vào bãi đá, miệt mài mưu sinh với nghề đục hàu.

Bất động sản phân khúc biệt thự, liền kề khu vực nào của Hà Nội có giá đắt nhất?

Bất động sản phân khúc biệt thự, liền kề khu vực nào của Hà Nội có giá đắt nhất?

Sản phẩm - Dịch vụ - 18 giờ trước

GĐXH - Đầu năm 2024, thị trường bất động sản sôi động trở lại. Khác với phân khúc chung cư tăng nhanh giảm nhanh, phân khúc biệt thự, liền kề có sức mua ổn định.

Giá vàng hôm nay 18/5/2024

Giá vàng hôm nay 18/5/2024

Sản phẩm - Dịch vụ - 18 giờ trước

GĐXH - Giá vàng hôm nay 18/5/2024 trên thị trường thế giới tăng vượt mốc 2.414 USD/ounce, kéo giá vàng miếng SJC tăng 400.000 đồng mỗi lượng lên 90,4 triệu đồng/lượng.

Thu nhập 40 triệu/ tháng, trả góp mua nhà tới 20 triệu nhưng vẫn còn tiền dư - Tiêu sao hay vậy?

Thu nhập 40 triệu/ tháng, trả góp mua nhà tới 20 triệu nhưng vẫn còn tiền dư - Tiêu sao hay vậy?

Xu hướng - 22 giờ trước

Nhờ biết hạ mức sống phù hợp với thu nhập, cặp đôi này vẫn còn dư tiền tiết kiệm hàng tháng dù đang phải trả góp mua nhà.

Giá xe Vision mới nhất tháng 5 giảm kỷ lục, rẻ hơn cả Future, khách ùn ùn chốt đơn

Giá xe Vision mới nhất tháng 5 giảm kỷ lục, rẻ hơn cả Future, khách ùn ùn chốt đơn

Giá cả thị trường - 23 giờ trước

GĐXH - Giá xe Vision tại đại lý đang ở mức thấp chưa từng có khiến người mua xôn xao, tình trạng đội giá cao gần như đã không còn.

Giao dịch nhà trong ngõ nóng sốt trở lại: Đúng khẩu vị của khách hàng muốn 'ăn chắc mặc bền', thích ở 'nhà mặt đất'

Giao dịch nhà trong ngõ nóng sốt trở lại: Đúng khẩu vị của khách hàng muốn 'ăn chắc mặc bền', thích ở 'nhà mặt đất'

Bảo vệ người tiêu dùng - 1 ngày trước

Theo báo cáo thị trường thổ cư Hà Nội Quý I/2024 từ Trung tâm Nghiên cứu thị trường và Am hiểu khách hàng OneHousing, xu hướng quan tâm tới bất động sản trong ngõ tăng đột biến, đặc biệt ở các khu vực quận ngoài trung tâm Hà Nội như Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Đông, Long Biên,...

Hà Nội công bố 3 đồ án quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn

Hà Nội công bố 3 đồ án quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn

Sản phẩm - Dịch vụ - 1 ngày trước

GĐXH - Mới đây, UBND TP Hà Nội và các Sở ban ngành đã phê duyệt quy hoạch 3 phân khu đô thị Sóc Sơn, diện tích hơn 1.600 ha.

Từ ngày 20/5, hoạt động kinh doanh vàng, tiền tệ qua biên giới sẽ kiểm soát chặt chẽ như thế nào?

Từ ngày 20/5, hoạt động kinh doanh vàng, tiền tệ qua biên giới sẽ kiểm soát chặt chẽ như thế nào?

Bảo vệ người tiêu dùng - 1 ngày trước

GĐXH - Ngày 17/5, Tổng cục Hải quan có văn bản gửi các đơn vị về kế hoạch kiểm soát, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép vàng, tiền tệ qua biên giới từ ngày 20/5/2024 đến 20/5/2026.

Top