Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nỗi sợ ở phòng lấy tinh trùng

Thứ ba, 15:11 22/03/2016 | Dân số và phát triển

Dù niềm khát khao có con vẫn cháy bỏng, nhưng rất nhiều người chồng vẫn kiên quyết không đi làm thụ tinh ống nghiệm (TTON) lần thứ hai mặc cho vợ hờn giận khóc than chỉ vì các anh sợ cái cảm giác phải một lần nữa bước chân vào… phòng lấy tinh trùng.

Không thể “xuất quân”

Lấy nhau được hai năm, vợ chồng anh NVT (Mễ Trì Thượng, Hà Nội) vẫn không có con. Khi đi khám, kết quả cho biết chứng hiếm muộn là do anh, nếu muốn có con anh chị chỉ có cách làm TTON. Thế là cuộc hành trình “tìm con” của anh T bắt đầu.

Khi tìm đến một bệnh viện nổi tiếng làm TTON ở Hà Nội, vợ chồng anh T thấy có rất nhiều người ngồi xếp lớp đợi chờ, họ còn rỉ tai nhau: “phải nộp hồ sơ mấy tháng rồi mới làm được đó”… vợ chồng anh nản quá đành quay về chữa thầy lang. Thế là một năm nữa trôi qua, dù đã uống bao nhiêu là thuốc, vợ chồng anh vẫn không có con. Quá sốt ruột, vợ anh nhất quyết: “phải vào bệnh viện làm TTON thôi”.

Ảnh minh hoạ: Internet
Ảnh minh hoạ: Internet

Sau một loạt thủ tục giấy tờ, cô y tá hờ hững đưa cho anh một chiếc lọ cùng vài câu dặn dò các bước phải làm trong phòng lấy tinh trùng với thái độ lạnh lùng và vô cảm. Đến khu vực lấy tinh, anh thấy có nhiều người đứng đợi trong không khí im lặng nặng nề, mặt ai cũng lộ vẽ căng thẳng và sốt ruột.

Trong khi những người chờ tới lượt mình cứ ngong ngóng xem những “chiến sỹ” vừa bước ra từ phòng lấy tinh có “hoàn thành nhiệm vụ” hay không, thì các “chiến sỹ” ấy lại biểu lộ một cảm xúc rất giống nhau là: luôn vội vàng, đầy ngượng ngùng và lúng túng dù cho chiếc lọ trên tay họ có đầy hay trống không!

Chứng kiến tình cảnh đó gần một tiếng thì anh T cũng được gọi vào phòng để làm “nghĩa vụ”. Sau gần 30 phút loay hoay với mấy tờ tạp chí khêu dâm cũ kỹ, còng queo cùng những đoạn phim cấp ba được phát trên chiếc tivi trong phòng, khốn khổ, anh T cứ cúi gằm mặt bước vội ra với chiếc lọ trống và nhận lấy câu chỉ dẫn nhát gừng: “Khó khăn thì xin về nhà trợ giúp!” từ cô y tá. Lần đó, anh đùng đùng về nói với vợ:“ Cái phòng đó chật chội và hôi hám như hộp giấy, bên trong làm gì chắc bên ngoài cũng nghe được hết. Anh sẽ không đi làm lần nữa đâu…” khiến vợ anh khóc ngất. Chỉ đến khi vợ đòi ly hôn còn cha mẹ cứ theo van nài thì anh mới chịu đi làm TTON lần nữa.

Nhưng lần này, thay vì vào phòng lấy tinh trùng của bệnh viện, anh T xin được mang lọ lấy tinh ra nhà nghỉ gần đó để làm. Có lẽ vì “xạ trường” được chuẩn bị tốt, tâm lý “tay súng” ổn định nên anh “bắn” thành công. Bây giờ, khi sắp làm bố, anh nói: “Cứ ngỡ cái khó nhất là chi phí và chất lượng tinh trùng của mình, nhưng hóa ra khâu bước vào phòng lấy tinh mới khổ sở, rắc rối nhất!”.

Nếu là người bình thường đi lấy tinh trùng làm TTON như anh T đã khổ một thì những người nổi tiếng được công chúng quen mặt biết tên như anh V (nổi tiếng trong giới truyền thông Sài Gòn) còn khổ gấp 10 lần.

Là người tây học nên anh rất thoáng trong suy nghĩ về phương pháp chữa hiếm muộn, nhưng khi đến một trung tâm làm TTON có tiếng ở Sài Gòn anh thấy e ngại khi nhận ra rằng, các y tá ở đây chủ yếu là nữ, họ đều khá trẻ và hầu như ai cũng nhận ra anh. Nên dù họ có nhẹ nhàng tử tế thì anh vẫn không được thoải mái, vẫn luôn cảm giác họ to nhỏ gì đó ở sau lưng mình! Nhưng đó chỉ là khúc dạo đầu, cho tới lúc một cô y tá cứ cúi mặt gằm gằm ra chiều e ngại khi đưa cho anh chiếc lọ như hộp sữa chua và chỉ anh vào phòng lấy tinh trùng thì anh mới bật ra câu thề: “không bao giờ quay vào đây lần thứ hai”.

Anh kể: “Phòng treo lơ lửng vài hình ảnh nam nữ đang làm tình, vài cuốn tạp chí cùng bộ tivi đầu đĩa để xem phim “mát” bên cạnh chiếc quạt máy chạy rè rè trong khi mùi hôi hám cứ bốc lên. Dường như “đạn” của các bệnh nhân trước vẫn còn “găm” trên tường làm tôi thật sự buồn nôn với cảm giác như đang bị đẩy vào chuồng xúc vật…”. Và thế là lần lấy tinh trùng đó của anh V đã không thành công. Giờ đây anh và vợ đang cân nhắc việc ra nước ngoài để làm TTON để được thoải mái hơn.

Sử dụng trợ giúp

Với những người hiếm muộn, tâm lý vốn đã ngần ngại, tự ti thì không gian phòng lấy tinh trùng không thuận lợi càng khiến họ thêm khó “xuất quân”. Theo tiến sĩ Lê Vương Văn Vệ (Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội) cho biết: “Ngày trước có rất nhiều hiện tượng bệnh nhân phải sử dụng nhà vệ sinh để lấy tinh. Nhưng giờ đây, phòng lấy tinh phải đạt tiêu chuẩn thông thoáng, vị trí yên tĩnh, sạch sẽ…”.

Nhưng thực tế, nhiều bệnh viện, nhiều trung tâm hiếm muộn hiện nay vẫn để bệnh nhân vào phòng lấy tinh chật chội, dớp bẩn, ồn ào… Để có thể đạt được kết quả tốt trong việc lấy tinh trùng điều trị hiếm muộn, bệnh nhân có thể lựa chọn những trợ giúp:

Lấy tinh ở ngoài rồi mang tới bệnh viện: Theo quy định của bệnh viện Phụ sản Từ Dũ (TP.HCM) thì mẫu tinh trùng cần: Còn nguyên vẹn, không rơi vãi; Sạch, không lẫn tế bào lạ; Không bị nhiễm khuẩn; Không tiếp xúc với chất diệt tinh trùng, bôi trơn. Do vậy phương pháp cơ bản được khuyến cáo là đàn ông phải “tự sướng” bằng thủ dâm. Sau khi lấy tinh ở nhà hoặc nhà nghỉ, bệnh nhân phải mang mẫu đến phòng bác sĩ trong vòng 30 phút.

Lấy tinh có sự trợ giúp từ vợ: Hiện nay, bệnh viện đã có loại bao cao su chuyên dụng cho việc lấy mẫu tinh với những người sử dụng trợ giúp của vợ. Tuy nhiên, với việc TTON thì vợ chồng cần tránh quan hệ trong kích thích buồng trứng thì sử dụng loại bao cao su này cần có tư vấn của bác sĩ.

Trữ lạnh tinh trùng: Do không phải lúc nào nam giới cũng “xuất quân” được trong phòng lấy tinh vào thời điểm yêu cầu, nên bệnh nhân có thể lấy tinh trùng ở thời điểm trước đó và trữ lạnh dự trữ.

Ngoài ra, tiến sĩ Vệ cũng khẳng định, việc chuẩn bị tâm lý thoải mái và sự nhiệt tình, cởi mở của y bác sĩ rất quan trọng với việc điều trị hiếm muộn. Do đó mỗi cặp vợ chồng cần tìm các địa chỉ uy tín để được chuẩn bị tâm lý trước khi điều trị.

Theo SKGĐ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
7 bệnh liên quan đến hen suyễn

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

Dân số và phát triển - 13 giờ trước

Hen suyễn là một tình trạng hô hấp phổ biến được đặc trưng bởi viêm và thu hẹp đường thở, nhưng nó thường tồn tại cùng với các bệnh khác, làm trầm trọng thêm các triệu chứng và khiến việc điều trị trở nên phức tạp hơn…

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất thiết yếu và hạn chế các thực phẩm có thể giúp phòng và điều trị khi bà mẹ cho con bú bị tắc tia sữa.

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Phần lớn mọi người nhận thức được căng thẳng có ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm lý, nhưng không ngờ rằng nó có thể tác động đến khả năng sinh sản ở cả nam lẫn nữ. Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng thụ thai khó khăn.

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Quá trình chuyển đổi mãn kinh tự nhiên là một quá trình diễn ra dần dần trong vài năm. Nó thường bắt đầu khi một người ở độ tuổi 40 - 50, với độ tuổi mãn kinh trung bình là 52 tuổi.

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Nhằm giúp các bạn trẻ có sự lựa chọn đúng đắn về hôn nhân cũng như quyết định mang thai và sinh ra những đứa con không mắc bệnh Thalassemia - tan máu bẩm sinh, việc khám sức khỏe tiền hôn nhân vô cùng quan trọng. Theo đó, công tác tuyên truyền, tư vấn về Thalassemia cần được triển khai rộng khắp, qua đó thay đổi nhận thức mỗi người, mỗi gia đình.

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Bệnh tan máu bẩm sinh (hay còn gọi bệnh Thalassemia) là một bệnh di truyền – bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính.

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Sáng ngày 6/5, tại Trạm y tế xã Hương Trạch, Trung tâm y tế huyện Hương Khê, Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã, Trạm y tế tổ chức Lễ phát động Chiến dịch truyền thông, cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, khám sàng lọc chăm sóc sức khỏe cho người dân và nâng cao chất lượng dân số năm 2024.

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Ngày Thalassemia thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày 8/5, giúp những người mắc bệnh này sống khỏe mạnh hơn, lâu hơn và hiệu quả hơn. Thông qua ngày Thalassemia người bệnh chia sẻ kiến thức, trao đổi thông tin, tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức có mục tiêu và giáo dục chất lượng về bệnh Thalassemia.

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ (quá trình chuyển sang mãn kinh) thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Giai đoạn này có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào từ cuối độ tuổi 30 đến 50 và kéo dài trung bình 4 năm, thậm chí kéo dài đến 8 năm.

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nghe có vẻ rất hiếm gặp nhưng trên thực tế có một số người bị dị ứng khi sử dụng bao cao su. Vậy thực chất hiện tượng này là gì và cách xử lý như thế nào?

Top