Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nợ xấu như... “cục máu đông”

Thứ năm, 08:20 08/06/2017 | Xã hội

GiadinhNet - Ngày 7/6, khi bàn về dự thảo nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng, có đại biểu Quốc hội ví nợ xấu như “cục máu đông” rất nguy hiểm có thể gây “đột quỵ cho nền kinh tế”. Nhiều ý kiến khác gắn với thực tiễn dân sinh liên quan đến nợ xấu cũng được đại biểu đưa ra.

Đại biểu cho ý kiến vào dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng tại Hội trường. Ảnh: Đình Nam
Đại biểu cho ý kiến vào dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng tại Hội trường. Ảnh: Đình Nam

Xử lý nợ xấu để tạo niềm tin và ổn định lòng dân

Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương, đoàn Quảng Bình, bày tỏ sự đồng tình cao với việc ban hành nghị quyết về xử lý nợ xấu. Đây là giải pháp tốt nhất để thực hiện chủ trương của Đảng, của Quốc hội, của Chính phủ trong việc xử lý nợ xấu; Là việc làm để ổn định được lòng dân, tạo niềm tin của người dân trước tình hình nợ xấu mà báo chí đã đưa tin rất nhiều. Đại biểu Phương cho rằng, nợ xấu ví như "cục máu đông" rất nguy hiểm, một là gây “đột quỵ”, hai là “tính mạng” bị đe dọa ngay trước mắt. Nợ xấu làm cho nền kinh tế kém hiệu quả, cạnh tranh thấp. Thời gian qua có nhiều văn bản giải pháp để xử lý tuy nhiên việc triển khai thực hiện chưa hiệu quả. Ở một số nước kinh tế phát triển họ có thể tung gói cứu trợ như Mỹ hoặc Trung Quốc. Ở Việt Nam, ngân hàng tích cực làm nhưng dựa vào khoản quỹ dự phòng của ngân hàng để trích cho Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) nên khó xử lý, trong đó có những nguyên nhân là chính sách pháp luật chưa thống nhất, chưa hoàn thiện, chưa bảo vệ được quyền hợp pháp của các tổ chức tín dụng. Pháp luật quy định xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ có nhiều bất cập làm hạn chế đến kết quả xử lý nợ xấu dẫn đến có nhiều vướng mắc và kéo dài.

“Tôi lấy một ví dụ rất đơn giản, tài sản đã thế chấp thống nhất với ngân hàng nhưng khi xử lý phải có bàn bạc, hiệp thương với tổ chức tín dụng, với người cho vay. Nếu không thống nhất phải đem ra tòa án, quy trình xảy ra rất dài và không xử lý được. Ngoài ra ý thức của người dân trong quá trình vay vốn không thực hiện đúng mục đích vay vốn và thậm chí kinh doanh mạo hiểm, sai mục đích, mua xe sang để đi. Xã hội có câu vui là “tiền thì tiền ngân hàng, người thì người trại giam” nên cứ vay vốn mua xe sang để đi. Chưa nói đến chuyện là một số chủ trương cho vay có chỉ đạo như mía đường một thời kỳ, nuôi tôm... hay như vừa rồi chúng ta chỉ đạo việc cho vay theo Nghị định 67, tình hình thời sự chính trị có những tác động để ngân hàng buộc phải cho vay và điều này cũng có những hậu quả không tốt mà ngân hàng, tổ chức tín dụng phải chịu trách nhiệm” – đại biểu Phương chỉ rõ.

Đại biểu Phương cũng đưa ra một số bất hợp lý cần bàn bạc, đó chính là việc xác định thời hạn hiệu lực xử lý nợ xấu là 5 năm thì không hợp lý. Theo đại biểu, nợ xấu có thể giải quyết trong thời hạn 5 năm hoặc là ngắn hơn 5 năm. Nếu như chưa đến 5 năm nhưng có luật được ban hành thì điều chỉnh bằng luật, nghị quyết mất hiệu lực. Còn trong thời gian 5 năm đó mà nợ xấu vẫn tiếp tục thì phải dùng nghị quyết để điều chỉnh nếu chưa có luật.

Đừng biến tổ chức tín dụng thành cơ quan công quyền

Cũng theo đại biểu Nguyễn Ngọc Phương, để xử lý được nợ xấu thì phải xác định được rõ quyền của tổ chức tín dụng trong việc xác định tài sản thế chấp. Đây là nút thắt quan trọng nhất trong xử lý nợ xấu, không để tổ chức tín dụng cho vay rồi lại phải mất thời gian đòi nợ và cam kết, phải liên hệ hợp tác rồi phải ra Tòa án để xử lý thì không được. Nghị quyết cần phải làm rõ, người vay phải hiểu được rằng vốn tín dụng là tiền của người dân, huy động từ người dân và ngân hàng chỉ là trung gian tài chính để lưu thông tiền tệ, phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, trách nhiệm của người vay và người sử dụng có hiệu quả phải chấp nhận xử lý tài sản sau khi vi phạm hợp đồng. Cùng nói về mấu chốt là quyền của tổ chức tín dụng đối với tài sản thế chấp, đại biểu Phạm Hồng Phong, đoàn Hậu Giang cho rằng, một số điều trong dự thảo chưa phù hợp và có mâu thuẫn với luật hiện hành và không khả thi khi áp dụng. Theo đại biểu, về quyền thu giữ tài sản bảo đảm nghĩa là các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nhà nước, tổ chức mua bán xử lý nợ xấu được quyền thu giữ tài sản bảo đảm, nguyên tắc này là trái với Khoản 2, Điều 14 của Hiến pháp năm 2013, "quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật, trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng an, ninh quốc gia, trật tự xã hội, đạo đức, sức khỏe của cộng đồng" không đúng với Điều 301 của Bộ luật Dân sự năm 2015 về giao tài sản bảo đảm để xử lý.

Trong Bộ luật Dân sự năm 2015 chỉ sử dụng cụm từ "giao tài sản" để xử lý mà không sử dụng cụm từ là "thu giữ tài sản bảo đảm" bởi lẽ hợp đồng tín dụng trong đó có giao dịch bảo đảm là quan hệ dân sự được xác lập trên cơ sở bình đẳng thỏa thuận giữa các bên và bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. Do đó, giao quyền thu giữ tài sản là biện pháp hành chính được giao cho các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nhà nước, tổ chức mua bán xử lý nợ xấu hiển nhiên đã trở thành cơ quan công an, cơ quan quản lý hành chính nhà nước, cơ quan tòa án và thi hành án. Trong thực tế sẽ xảy ra nhiều trường hợp bên giữ tài sản bảo đảm sẽ không giao tài sản bằng nhiều hình thức như đưa người già yếu, người ốm đau và cả bàn thờ để cản trở việc thu giữ tài sản thì cơ quan nào thực hiện cưỡng chế, nếu không khéo sẽ gây bất ổn trật tự, an toàn tại địa phương.

Chống đối quyết liệt khi bị thi hành án

Đại biểu Hoàng Thị Thu Trang, đoàn Nghệ An cho rằng, cơ chế thu hồi về xử lý tài sản, việc xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ là một quá trình hết sức khó khăn, phức tạp do luôn gặp sự chống đối quyết liệt của người có tài sản và những người có liên quan thực hiện công tác thi hành án dân sự cho thấy có những trường hợp tấn công người thi hành án, người thi hành công vụ hoặc tự thiêu, tạt axit... Họ phải trực tiếp tổ chức thu giữ, xử lý tài sản hay được phép thuê một lực lượng khác để “bảo kê” thu giữ, xử lý tài sản này? Quốc hội phải có một cơ chế rõ ràng để xử lý nhất là đối với trường hợp chi nhánh ngân hàng nước ngoài tiến hành thu giữ, xử lý tài sản của người Việt Nam, nếu không sẽ không lường được những hậu quả, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn, trật tự xã hội.

Minh Anh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Truy tìm tài xế xe đầu kéo trong vụ tai nạn khiến 2 thiếu niên tử vong

Truy tìm tài xế xe đầu kéo trong vụ tai nạn khiến 2 thiếu niên tử vong

Xã hội - 4 phút trước

Ngày 30-4, toàn quốc xảy ra 61 vụ tai nạn giao thông, làm chết 27 người, bị thương 45 người, tất cả đều là tai nạn giao thông đường bộ, theo báo cáo của Văn phòng Bộ Công an

Rắn hổ mang nặng 3kg vào khu đô thị ở Hà Nội ‘dạo chơi’

Rắn hổ mang nặng 3kg vào khu đô thị ở Hà Nội ‘dạo chơi’

Đời sống - 12 phút trước

Trong lúc đi tập thể dục buổi tối tại công viên trong khu đô thị The Manor Central Park, người dân phát hiện con rắn hổ mang nặng 3kg.

Bị phạt lỗi độ xe, thiếu niên 17 tuổi nói ‘vác mía 15 ngày mới đủ tiền đóng’

Bị phạt lỗi độ xe, thiếu niên 17 tuổi nói ‘vác mía 15 ngày mới đủ tiền đóng’

Xã hội - 39 phút trước

Bị CSGT xử phạt do không có giấy phép lái xe, sử dụng xe độ chế,... thiếu niên 17 tuổi ở Phú Yên nói "phải đi vác mía 15 ngày mới đủ tiền đóng".

Tin sáng 1/5: Loạt chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 5/2024, Công an lên tiếng về thông tin 'Đà Lạt xảy ra biến lớn'

Tin sáng 1/5: Loạt chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 5/2024, Công an lên tiếng về thông tin 'Đà Lạt xảy ra biến lớn'

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Nhiều chính sách liên quan kinh tế sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 5/2024. Cơ quan Công an đang điều tra, xác minh các trường hợp lan truyền, phát tán thông tin sai sự thật và sẽ xử lý nghiêm.

Hàng nghìn người dân đổ về trung tâm TPHCM xem pháo hoa

Hàng nghìn người dân đổ về trung tâm TPHCM xem pháo hoa

Xã hội - 9 giờ trước

Nhiều tuyến ở đường trung tâm TPHCM ùn tắc kéo dài vì người dân đổ về khu vực bờ sông Sài Gòn (quận 1) xem pháo hoa chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Tránh nóng, người dân đổ xô đến các Trung tâm Thương mại trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Tránh nóng, người dân đổ xô đến các Trung tâm Thương mại trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Đời sống - 10 giờ trước

GĐXH - Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, tại Hà Nội, do nắng nóng oi bức, nhiều người dân đã đổ xô đến các trung tâm thương mại, siêu thị... thay vì đến các điểm vui chơi, giải trí ngoài trời.

Nam Định: 'Ám ảnh' vỏ thuốc bảo vệ thực vật vứt tràn lan bờ ruộng, kênh mương

Nam Định: 'Ám ảnh' vỏ thuốc bảo vệ thực vật vứt tràn lan bờ ruộng, kênh mương

Đời sống - 11 giờ trước

GĐXH - Việc lạm dụng thuốc diệt cỏ, trừ sâu để bảo vệ cây trồng cũng là tác nhân gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường và sức khỏe con người. Vì vậy, cần tuyên truyền người dân thực hiện phong trào thu gom, xử lý bao bì, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng để bảo vệ môi trường, sức khỏe con người.

Những khuyến cáo đối với người dân vào trung tâm TP.HCM xem pháo hoa tối 30/4

Những khuyến cáo đối với người dân vào trung tâm TP.HCM xem pháo hoa tối 30/4

Xã hội - 14 giờ trước

Nhiều tuyến đường trung tâm TP.HCM sẽ bị hạn chế, phân luồng và cấm xe nhằm phục vụ chương trình bắn pháo hoa trong tối nay (30/4). Do đó, Phòng Cảnh sát giao thông - Công an TP.HCM vừa đưa ra một số khuyến cáo đề nghị người dân.

Đi trên đường, người phụ nữ bị sét đánh tử vong

Đi trên đường, người phụ nữ bị sét đánh tử vong

Đời sống - 15 giờ trước

GĐXH - Đang đi trên đường, người phụ nữ ở Thừa Thiên Huế bị sét đánh trúng vào người rồi tử vong.

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Ba ngày 30/4/2024

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Ba ngày 30/4/2024

Xã hội - 15 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Ba ngày 30/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Những trường hợp không có tên trong di chúc nhưng vẫn được hưởng tài sản thừa kế, mọi người dân nên biết để tránh bị thiệt thòi

Những trường hợp không có tên trong di chúc nhưng vẫn được hưởng tài sản thừa kế, mọi người dân nên biết để tránh bị thiệt thòi

Pháp luật

GĐXH - Theo chuyên gia, pháp luật hiện nay có quy định về những trường hợp tuy không có tên trong di chúc nhưng vẫn được hưởng tài sản thừa kế. Việc không phụ thuộc hoàn toàn vào nội dung của di chúc giúp bảo vệ quyền lợi của những người thừa kế, đặc biệt là khi di chúc có thể không được lập một cách công bằng và minh bạch.

Top