Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nổ ngực vì bơm silicon dạo

Thứ sáu, 07:00 12/05/2017 | Sống khỏe

Sau khi bơm silicon dạo để nâng ngực, chị D. bị nổ bộ ngực. Khi đòi bồi thường, chị lại bị côn đồ giam lỏng nhiều tháng.

Sau khi sinh con đầu lòng, vợ chồng chị T.T.D. (sinh năm 1988, nhà ở Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) xảy ra nhiều mâu thuẫn. Qua các cuộc cãi vã, chị D. ngày càng tự ti với cơ thể “xuống cấp” của mình. Chị dần không tự tin với vòng ngực và những nơi khác trên cơ thể.

Với mức lương làm công nhân, lại có thêm con nhỏ, chị không đủ tiền để đi đến các cơ sở thẩm mỹ. Vì vậy, khi được bạn bè giới thiệu đến gặp người phụ nữ tên Nguyễn Thị Diệu Hiền (58 tuổi) chuyên đi thẩm mỹ dạo, chị D. như bắt được vàng.

Ban đầu, chị còn ngần ngại, nhưng khi thấy em gái mình bị hở hàm ếch được người phụ nữ này làm phẫu thuật đắp da vết mổ sẹo thì chị D. quyết định bơm silicon.

Chị D. nhớ lại: “Khi bà Hiền gặp tôi, bà cũng tư vấn nhiều thứ. Trước khi bơm ngực, tôi cũng được bà xăm mắt, môi, sửa mũi. Thấy an toàn, tôi cũng yên tâm nhờ bà bơm ngực.

Tôi không biết bà Hiền truyền cái gì, nhưng đó là một chai chất lỏng màu vàng nhạt, truyền trực tiếp vào hai bên ngực. Tổng cộng, bà lấy 5 triệu đồng. Ngoài ra, bà Hiền còn mượn tôi thêm 5 triệu khác vì bà cần tiền gấp”.

Nhớ lại quy trình bơm silicon vào ngực, chị D. run sợ. Sau khi truyền chất lỏng màu vàng được một ngày thì chị thấy da ngực mình bị bong lên, đen lại, chất lỏng hai bên ngực đều dồn vào giữa khiến chị đau nhức và hoảng sợ.

Chị D. lập tức điện thoại báo tin cho bà Hiền. Nghe tin, bà Hiền hứa hẹn sẽ đến nhà khám lại cho chị D. Hứa lòng vòng, rồi bà Hiền thay đổi ý định và yêu cầu chị phải xuống nhà bà để điều trị miễn phí. Nếu chị D. tự ý đi bệnh viện thì mọi chi phí phải tự lo.


Bơm silicon gặp biến chứng, cả vùng ngực của chị D. bị nổ, bong tróc và hoại tử.

Bơm silicon gặp biến chứng, cả vùng ngực của chị D. bị nổ, bong tróc và hoại tử.

Để chị D. yên tâm, bà Hiền đã làm một bản viết tay để cam kết chịu trách nhiệm vì phẫu thuật không thành công khiến chị D. bị nổ ngực. Chị D. hết tiền nên cũng đánh liều bắt xe đến địa chỉ bà Hiền cho.

"Không ngờ, tôi bị bà ấy giam lỏng. Tôi mốn đến cơ sở thẩm mỹ gần đó sửa lại, bà khóa cửa, đi đâu bà cũng bắt tôi phải đi theo. Lúc ngực tôi bị chảy máu, bà ấy vá mạch máu, cho uống thuốc giảm đau.

Quá đau đớn, tôi làm dữ, nhất định đòi đi thì có vài người đàn ông đến ham dọa. Họ nói nếu tôi đi thì sẽ có chuyện. Tôi bị giam lỏng 3 tháng trời”, chị D. vẫn còn hoảng hốt khi nhớ lại.

Sợ truy đuổi, nạn nhân xuất viện chạy trốn

Đến khi có một nạn nhân khác ở Cà Mau muốn gặp bà Hiền để làm thẩm mỹ, bà Hiền cũng bắt chị D. đi cùng. Thời gian này, chị gần như kiệt sức nhưng bà Hiền vẫn yêu cầu phải đi nếu… muốn sống.

Trên đường đi đến Cà Mau, ngực của chị D. lại bị chảy máu liên tục. Bà Hiền đưa cho chị bông, băng yêu cầu phải ôm kín vào người để những hành khách khác không biết.

Đến nhà trọ, bà Hiền liền khâu mạch máu cho chị. Tuy nhiên, máu vẫn chảy không ngừng. Bbà Hiền cho phép chị D. ở nhà một ngày, không phải theo bà đến nhà "khách hàng".

Quê chồng chị D. cũng ở Cà Mau nên chị gọi cho chồng mình cầu cứu. Chồng chị D. biết chuyện liền đưa chị đến Bệnh viện đa khoa Cái Nước cấp cứu. Tại đây, bệnh viện chẩn đoán chị D. bị vết thương hở vùng ngực, bị nhiễm trùng sau bơm silicon.

Khi về nhà, bà Hiền không thấy chị D. đâu nên điện thoại la mắng, yêu cầu chị D. phải quay lại để bà khâu mạch máu, nếu không thì bà hết trách nhiệm.

Sợ bà Hiền phát hiện, chị D. nằm Bệnh viện đa khoa Cái Nước chưa tròn tháng đã xin xuất viện. Suốt một thời gian, để bà Hiền không tìm được, chị D. đi điều trị ở khắp nơi, chứ không dám cố định ở bất kỳ bệnh viện nào.

Thế nhưng, vết thương ngày càng lở loét, hành hạ, sức khỏe gần như suy kiệt, chị D. đánh liều đến Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM để cầu cứu bác sĩ.

Suýt mất mạng vì ngực nổ tung

Theo bác sĩ Ngô Đức Hiệp, Trưởng khoa Phỏng - Tạo hình, Bệnh viện Chợ Rẫy, chị D. nhập viện trong tình trạng u mủ nổi khắp nơi, chỗ tiêm bị áp xe, nhiễm trùng, hoại tử nặng nề vùng ngực, phản ứng viêm toàn thân.

Bác sĩ Hiệp xác định chất lỏng truyền vào ngực chị D. quá nhiều khiến ngực chị D. bị nổ, hoại tử là silicon dạng lỏng. Silicon cũng đã theo máu đi khắp cơ thể nên bác sĩ không thể giải quyết hậu quả triệt để được.

Các bác sĩ chỉ có thể theo dõi lượng silicon này vón cục tạo thành u ở nơi nào trong cơ thể chị D. thì phẫu thuật và giải quyết ở đó.

Điều này khiến tâm lý chị D. bị ảnh hưởng nặng nề, không muốn tiếp xúc bất kỳ ai. Thời gian đầu, các bác sĩ phải làm bác sĩ tâm lý suốt một thời gian mới có thể điều trị cho chị D.

Bác sĩ Ngô Đức Hiệp cho biết: “Ngoài bơm silicon vùng ngực, bệnh nhân còn thực hiện ở khá nhiều nơi trên cơ thể, như vùng cổ, má hiện silicon tại đây đã lan tới hố mắt. Bụng, đùi, thậm chí vùng kín cũng được tiêm silicon lỏng này.

Bệnh nhân bơm nhiều, sâu vào trong cơ, đến bệnh viện quá muộn nên silicon lỏng di chuyển khắp cơ thể. Bởi vậy chúng tôi không thể giải quyết bệnh triệt để được lượng silicon này".

Tuy chị D. đã được phẫu thuật trên 10 lần, thời gian tới bệnh nhân còn phải tiếp tục phẫu thuật để giải phóng lượng silicon, đặc biệt phải phối hợp liên khoa để thực hiện phẫu thuật vùng cổ.

Vì silicon gây hoại tử nhiều nơi, chị D không còn da lành để tái tạo những bộ phận bị hoại tử.

Theo PNO

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Biện pháp đánh bại căng thẳng khi đi du lịch

Biện pháp đánh bại căng thẳng khi đi du lịch

Sống khỏe - 2 phút trước

Những chuyến du lịch có thể gây căng thẳng, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần do nhiều nguyên nhân. Khi tình trạng này xuất hiện, bạn có thể thực hiện một số bài tập thở đơn giản và hiệu quả để giữ bình tĩnh cũng như kiểm soát căng thẳng.

Trời nóng dễ đổ mồ hôi nhưng bác sĩ nhắc nhở 7 kiểu này là bệnh, gồm cả ung thư

Trời nóng dễ đổ mồ hôi nhưng bác sĩ nhắc nhở 7 kiểu này là bệnh, gồm cả ung thư

Sống khỏe - 58 phút trước

Đổ mồ hôi không đơn giản là do nóng hay “cơ địa”. Đôi khi, đó là những dấu hiệu bệnh tật mà nếu bỏ qua bạn sẽ rất hối hận.

Thanh niên 24 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp, phải cắt toàn bộ tuyến giáp vì mắc 1 sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Thanh niên 24 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp, phải cắt toàn bộ tuyến giáp vì mắc 1 sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 1 giờ trước

GĐXH - Thanh niên bị ung thư tuyến giáp do đến viện muộn nên khối u đã di căn. Bác sĩ khuyến cáo cần có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ và siêu âm tuyến giáp khoảng 6 - 12 tháng 1 lần để phòng tránh tốt nhất.

6 bước cứu người say nắng, say nóng

6 bước cứu người say nắng, say nóng

Sống khỏe - 2 giờ trước

Người lớn tuổi, người lao động ngoài trời là nhóm người dễ bị say nóng, say nắng nhất chỉ số nhiệt tăng cao.

10 điều có thể xảy ra với cơ thể khi ăn quá nhiều muối

10 điều có thể xảy ra với cơ thể khi ăn quá nhiều muối

Sống khỏe - 4 giờ trước

Ăn nhiều muối có thể tàn phá sức khỏe một cách âm thầm. Theo thời gian mức độ ăn mặn thường có xu hướng tăng lên và gánh nặng bệnh tật đe dọa.

Rùng mình nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ thức ăn đường phố trong những ngày nắng nóng

Rùng mình nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ thức ăn đường phố trong những ngày nắng nóng

Sống khỏe - 6 giờ trước

Loạt cảnh tượng mất an toàn thực phẩm từ thức ăn đường phố trong những ngày nắng nóng dưới đây, có lẽ sẽ khiến bạn phải suy nghĩ lại về chuyện ăn uống bất chấp của mình.

Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?

Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?

Bệnh thường gặp - 9 giờ trước

Rối loạn tiền đình đi kèm với một vài bệnh lý như thiếu máu não, đái tháo đường, tăng huyết áp có thể là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, đe dọa tính mạng người bệnh. Việc điều trị sớm giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm.

Mùa hè, uống mật ong theo cách này tốt hơn thuốc bổ, nhưng nếu có dấu hiệu này cần dừng ngay!

Mùa hè, uống mật ong theo cách này tốt hơn thuốc bổ, nhưng nếu có dấu hiệu này cần dừng ngay!

Sống khỏe - 10 giờ trước

GĐXH - Uống mật ong vào mùa hè nên kết hợp với các loại quả có nhiều vitamin C như chanh, cam, quýt... hoặc các loại trà để giải nhiệt, chống say nắng, tăng cường sức đề kháng.

Tối đi ngủ đừng chĩa quạt vào người, đây mới là mẹo dùng quạt chuẩn chuyên gia, chống nóng ‘siêu đỉnh’

Tối đi ngủ đừng chĩa quạt vào người, đây mới là mẹo dùng quạt chuẩn chuyên gia, chống nóng ‘siêu đỉnh’

Sống khỏe - 20 giờ trước

Buổi đêm khi trời đỡ nóng, bạn có thể không cần dùng tới điều hòa nhiệt độ mà chỉ cần quạt. Nếu vậy, hãy thử mẹo dùng quạt này để tối ưu hiệu quả làm mát của quạt.

7 thực phẩm giá rẻ, tốt nhất nên ăn vào ban đêm để giảm cân

7 thực phẩm giá rẻ, tốt nhất nên ăn vào ban đêm để giảm cân

Sống khỏe - 22 giờ trước

GĐXH - Nhiều người đang thực hiện chế độ ăn kiêng giảm cân, thậm chí nhịn đói ngay trước khi đi ngủ để giảm cân. Nhưng điều này lại có hại, hãy chọn những thực phẩm lành mạnh, giá vừa túi tiền dưới đây để ăn vào ban đêm trước khi đi ngủ.

Top