Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nỗ lực ngăn ngừa và xóa bỏ bệnh tan máu bẩm sinh

Thứ ba, 08:17 08/05/2018 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Thalassemia là bệnh thiếu máu do tan máu bẩm sinh, là một trong những rối loạn di truyền đơn gene phổ biến nhất thế giới. Đây là một bệnh di truyền lặn, không phụ thuộc vào giới tính. Nếu cả bố và mẹ đều mang gene bệnh Thalassemia, khi có thai xác suất trẻ sinh ra mắc bệnh và mang gene bệnh tới 75%; nếu hoặc bố hoặc mẹ mang gene bệnh, xác suất trẻ sinh ra mang gen bệnh là 50%.


Phát hiện và điều trị bệnh Thalassemia sớm giúp trẻ có chất lượng cuộc sống tốt hơn.     Ảnh: TL

Phát hiện và điều trị bệnh Thalassemia sớm giúp trẻ có chất lượng cuộc sống tốt hơn. Ảnh: TL

Có thể hạn chế được 90 - 95% số mắc mới

Nghiên cứu cho thấy, tần suất người mang gene bệnh Thalassemia ở Việt Nam khá lớn trong cộng đồng, phân bố ở khắp các tỉnh thành trong cả nước và khác nhau tùy theo từng địa phương, từng nhóm dân tộc. Các đột biến gene Thalassemia xảy ra với tần suất cao ở những vùng dịch tễ sốt rét… đặc biệt là đồng bào dân tộc Mường, Thái, Tày, Nùng… Ở miền núi phía Bắc, tỷ lệ này lên tới 12-23%.

Tan máu bẩm sinh là bệnh lý của tế bào hồng cầu trong máu, kéo dài suốt đời. Chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản rằng, tế bào hồng cầu có khả năng tồn tại khoảng 120 ngày, sau đó vỡ ra. Đối với người bị bệnh tan máu bẩm sinh thì tế bào hồng cầu vỡ ra sớm hơn và nhiều hơn người bình thường, nên gây thiếu máu và gây ứ đọng sắt trong cơ thể. Tủy xương phải làm việc nhiều hơn để sản xuất hồng cầu. Chính sự hoạt động quá sức này càng làm cho xương biến dạng nhiều hơn, do đó, những người bệnh thường có vẻ mặt có đặc điểm giống nhau như trán dồ lên, xương sọ u ra, mũi tẹt, xương hàm trên nhô ra.

Tan máu bẩm sinh là một trong những rối loạn di truyền đơn gene phổ biến nhất thế giới. Theo báo cáo năm 2008 của Liên đoàn Thalassemia và của Tổ chức Y tế thế giới WHO, có khoảng 7% dân số trên thế giới mang gene bệnh, 71% các nước trên thế giới bị ảnh hưởng, có trên 330.000 trẻ em sinh ra hàng năm bị mắc bệnh; 1,1% các cặp vợ chồng sinh ra nguy cơ con mang bệnh. Tại Việt Nam, ước tính có khoảng 10 triệu người mang gene bệnh, tỷ lệ gặp cao ở một số tỉnh, thành phố và ở một số dân tộc như: Dân tộc Kinh có 2-4%, dân tộc Mường, Tày 22%, dân tộc Ê đê 40%, dân tộc Thái 22%.

Kinh nghiệm của thế giới cho thấy, có thể hạn chế được 90 - 95% số mắc mới Thalassemia nếu được tiến hành các biện pháp dự phòng thông qua hạn chế việc kết hôn giữa người mang gene bệnh (dự phòng cấp 1); đồng thời tiến hành tầm soát, chẩn đoán trước sinh (dự phòng cấp 2) sẽ góp phần phát hiện thêm các trường hợp mắc bệnh ở thai nhi để tư vấn chỉ định đình chỉ thai nghén với các trường hợp mắc bệnh thể nặng. Tuy nhiên, việc tầm soát, chẩn đoán trước sinh rất tốn kém và khó khăn hơn nhiều so với dự phòng cấp 1 vì phải đầu tư cho các cơ sở y tế các loại trang thiết bị, máy móc chuyên dụng, đắt tiền; hơn nữa cần phải có sự phối hợp giữa các chuyên gia thuộc lĩnh vực sản phụ khoa và lĩnh vực y học phân tử. Việc sàng lọc, chẩn đoán bệnh ở giai đoạn sơ sinh (dự phòng cấp 3) dường như ít có giá trị thực tiễn, bởi nếu đứa trẻ có được phát hiện mắc bệnh thì cũng chỉ là để biết sớm và chuẩn bị cho việc điều trị sau này.

Truyền thông, vận động - giải pháp quan trọng

Trên cơ sở hiệu quả của Chương trình phòng bệnh Thalassemia, từ năm 2009, Tổng cục DS-KHHGĐ đã đầu tư từ nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu Quốc gia DS-KHHGĐ để triển khai các hoạt động về “Nghiên cứu, ứng ứng giảm tỉ lệ mắc bệnh Thalassemia” tại Bệnh viện Nhi Trung ương và tỉnh Hòa Bình.

Đến năm 2012, mô hình “Giảm tỷ lệ người mắc bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) tại cộng đồng” được thực hiện tại 144 xã (72%) thuộc 11 huyện/thành phố (100%) của tỉnh Hòa Bình. Qua 3 năm triển khai, mô hình thí điểm đã đạt được một số kết quả quan trọng, bước đầu đã chuyển đổi được hành vi của người dân trong phòng chống mắc mới bệnh Thalassemia tại cộng đồng, thu hút được đông đảo người dân tại địa bàn tham gia xét nghiệm máu để phát hiện người mang gene bệnh trước kết hôn, các thai phụ tham gia sàng lọc, chẩn đoán trước sinh. Các nội dung phòng bệnh đã được đưa vào nội dung sinh hoạt của các câu lạc bộ (CLB) dân số và người dân đã tự tìm được đến địa chỉ tư vấn, khám phòng bệnh…

Năm 2013, ngoài tỉnh Hòa Bình triển khai trên diện rộng với quy mô toàn tỉnh, Tổng cục DS-KHHGĐ đã quyết định mở rộng phạm vi triển khai mô hình này tại 5 tỉnh là: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Thái Nguyên và Thanh Hóa. Đồng thời ngoài Bệnh viện Nhi Trung ương, Trường ĐH Y Dược Huế triển khai thí điểm sàng lọc trước sinh bệnh Thalassemia cho các cặp vợ chồng đến thăm khám tại Trung tâm Sàng lọc - Chẩn đoán trước sinh và sơ sinh.

Các tỉnh triển khai tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng báo đài, các phóng sự trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, các buổi giao lưu văn nghệ lồng ghép các thông điệp truyền thông tại các CLB ở xã, phường… Nội dung tuyên truyền, giáo dục được tập trung vào: Nguyên nhân, biểu hiện, cách phòng tránh bệnh tan máu bẩm sinh tại cộng đồng. Qua đó, tổ chức tuyên truyền vận động được 11 buổi với 10.000 lượt người tham dự; phát thanh trên hệ thống loa truyền thanh của huyện đến các thôn bản về nội dung về bệnh tan máu bẩm sinh được 1.050 buổi; cấp phát được 33.500 tờ rơi, nhân bản 1.270 đĩa DVD truyền thông về bệnh tan máu bẩm sinh và cách phòng tránh bệnh… Duy trì sinh hoạt 780 CLB, tổ chức được 810 buổi với 940 lượt người tham gia sinh hoạt.

Bệnh viện Nhi Trung ương đã phối hợp với các tỉnh, thành phố có địa bàn triển khai thực hiện mô hình Tổ chức tập huấn về kiến thức kỹ năng truyền thông tư vấn; kỹ năng xây dựng điều hành CLB và mạng lưới truyền thông xã để đáp ứng nhu cầu cần được thông tin, tư vấn về phòng tránh bệnh tan máu bẩm sinh và chăm sóc SKSS/KHHGĐ cho vị thành niên, thanh niên chuẩn bị kết hôn, nhằm cung cấp kiến thức về bệnh tan máu bẩm sinh: Nguyên nhân, hậu quả, cách phòng tránh bệnh. Từng bước chuyển giao kỹ thuật xét nghiệm sàng lọc, chẩn đoán bệnh tan máu bẩm sinh cho cán bộ y tế các cấp cở sở của tỉnh Hòa Bình.

Trong 5 năm qua, đã tổ chức tập huấn kỹ năng tư vấn được 42 lớp cho 1.727 cán bộ cấp xã phường; tập huấn được 6 lớp cho 474 cán bộ cấp huyện thị... Khám sàng lọc và lấy máu xét nghiệm cho nam nữ trong độ tuổi vị thành niên và thanh niên trong các trường THCS và THPT, những người trước kết hôn và người trong gia đình có người bị bệnh được 22.759 trường hợp, số người mang gene bệnh là 3.124. Lấy máu xét nghiệm cho đối tượng phụ nữ đang mang thai được 5.227 trường hợp, phân tích kết quả cho thấy đã phát hiện được 914 trường hợp mang gene bệnh chiếm tỷ lệ 17,5%.

Từ những kết quả trên, nhiều người dân đã tự nguyện tham gia sàng lọc, chẩn đoán phát hiện sớm người mang gene bệnh tại cộng đồng; được tư vấn di truyền tiền hôn nhân nhằm hạn chế việc kết hôn giữa những người mang gene bệnh; tự nguyện tham gia sàng lọc, chẩn đoán trước sinh... Việc tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức chuyển đổi hành vi của người dân thời gian qua của ngành Dân số là giải pháp quan trọng nhất góp phần làm giảm tỷ lệ mắc mới bệnh Thalassemia trong cộng đồng.

Cách phòng ngừa bệnh Thalassemia

- Đối với trẻ bệnh: Gia đình cần biết đây là bệnh di truyền, bệnh nhân thể trung gian và nặng cần được theo dõi suốt đời để được điều trị đúng mức.

- Gia đình có trẻ bệnh nên làm điện di Hb (xét nghiệm máu để tìm xem trong máu có sự hiện diện của những loại Hemoglobin bất thường hay không) tại bệnh viện cho tất cả các thành viên để phát hiện thể nhẹ.

- Các cặp vợ chồng thể nhẹ cần được theo dõi khi có thai vì có nguy cơ sinh trẻ bệnh thể nặng là 1/4 (cứ 4 trẻ thì có thể 1 trẻ bị thể nặng).

Bệnh thalassemia có nhiều mức độ biểu hiện khác nhau, tùy thuộc vào thời gian xuất hiện các triệu chứng. Có 3 mức độ biểu hiện bệnh: Nặng - trung bình - nhẹ.

- Mức độ nặng: Biểu hiện thiếu máu ngay sau khi mới sinh ra đời, thường rõ ràng nhất khi trẻ được 4-6 tháng tuổi và ngày càng nặng hơn với các triệu chứng như: Trẻ xanh xao, da và củng mạc mắt vàng, chậm phát triển thể chất, sốt tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa. Đối với trẻ em 10 tuổi, có những biểu hiện do tăng sinh hồng cầu và ứ đọng sắt như biến dạng xương: Mũi tẹt, răng vẩu, hộp sọ to, 2 gò má cao, lách to, gan to; dậy thì muộn đối với nữ; đối với bệnh nhân 20 tuổi, thường có thêm các biến chứng suy tim, rối loạn nhịp tim, đái tháo đường.

- Mức độ trung bình: Biểu hiện thiếu máu xuất hiện muộn hơn so với mức độ nặng, khoảng 4 - 6 tuổi trẻ mới cần truyền máu. Tuy nhiên, nếu không điều trị đầy đủ và kịp thời cũng dẫn đến biến chứng như lách to, gan to, sỏi mật, sạm da. Đến độ tuổi trung niên thì mắc các bệnh như đái tháo đường, suy tim, xơ gan. Nếu người bệnh được truyền máu và thải sắt đầy đủ thì phát triển bình thường và không có biến chứng.

- Mức độ nhẹ: Chỉ người mang gene bệnh giống như một người bình thường. Chỉ biểu hiện khi cơ thể có nhu cầu về máu tăng.

Mai Anh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Các bác sĩ vừa xử trí cấp cứu 2 phụ nữ bị vòng tránh thai lạc chỗ trong ổ bụng.

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Có lẽ chỉ những người mẹ phải trải qua tình cảnh này mới có thể thấu hiểu được.

Mắc bệnh lậu nên ăn và nên tránh thực phẩm nào?

Mắc bệnh lậu nên ăn và nên tránh thực phẩm nào?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Ăn thực phẩm lành mạnh, bổ dưỡng giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch, thúc đẩy quá trình điều trị bệnh lậu.

Hoàn Kiếm (Hà Nội) phát động chiến dịch truyền thông, vận động lồng ghép chăm sóc sức khỏe sinh sản

Hoàn Kiếm (Hà Nội) phát động chiến dịch truyền thông, vận động lồng ghép chăm sóc sức khỏe sinh sản

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH – Đây là một hoạt động thường niên nằm trong chuỗi những hoạt động cung cấp kiến thức, các dịch vụ chất lượng cao về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nam và nữ giới tại cộng đồng trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.

5 dấu hiệu cảnh báo sớm rối loạn cương dương và cách cải thiện

5 dấu hiệu cảnh báo sớm rối loạn cương dương và cách cải thiện

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Rối loạn cương dương ảnh hưởng đến cuộc sống và mối quan hệ của cặp đôi. Nam giới có thể khắc phục được nếu không bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo sớm và giải quyết ngay ở giai đoạn đầu.

5 biện pháp tự nhiên giúp hỗ trợ cân bằng nội tiết tố nữ

5 biện pháp tự nhiên giúp hỗ trợ cân bằng nội tiết tố nữ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Suy giảm nội tiết tố là mối bận tâm lớn của phụ nữ tuổi trung niên vì nó kéo theo nhiều vấn đề sức khỏe. Thay vì cố tìm phương cách sử dụng các chất bổ sung để cân bằng nội tiết tố, trước tiên chị em nên điều chỉnh trong lối sống và chế độ ăn uống.

Bà mẹ 35 tuổi ở Hà Nội 'đẻ rớt' con 4kg ngay tại nhà gửi xe bệnh viện

Bà mẹ 35 tuổi ở Hà Nội 'đẻ rớt' con 4kg ngay tại nhà gửi xe bệnh viện

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Thai phụ chuyển dạ và hạ sinh ngay tại nhà gửi xe bệnh viện, may mắn được các bác sĩ cấp cứu kịp thời. Em bé nặng 4kg, hồng hào, khỏe mạnh.

Top