Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những xóm làng xô dạt vì sông

Thứ hai, 10:39 09/12/2013 | Xã hội

GiadinhNet - Có những xã đảo đặc biệt, theo thời gian dạt từ bờ này sang bờ kia. Có những xóm làng đặc biệt, hàng nghìn năm như con thuyền chòng chành neo giữa sông…

Những xóm làng xô dạt vì sông 1
Không riêng gì những ngôi làng cổ, hàng nghìn ngôi nhà kiên cố mới mọc lên trong hành lang thoát lũ khó mà di dời.
Ảnh: Hà Phương.
Theo thống kê của UBND TP Hà Nội, hiện có 251 khu dân cư với 6.744 hộ gia đình cùng 30.177 nhân khẩu nằm trong phạm vi bảo vệ đê điều đang sử dụng 244,04ha đất phải di dời trong tương lai. Thế nhưng, bài toán di dời quá nan giải và xa vời.

Xã dạt từ bờ phải sang bờ trái

Xóm chài Tân Tiến, xã Cổ Đô, huyện Ba Vì (Hà Nội) nằm khiêm nhường bên dòng sông Hồng nơi khúc gấp của sông đoạn bãi nổi Tân Đức chia dòng làm hai nhánh. Theo những người dân Tân Tiến thì ngày trước, nhánh sông chính, nơi lưu lượng nước chính của sông Hồng là ở bên phía bờ Bắc, bãi nổi Tân Đức nằm sát xóm chài này cách chỉ mấy con sào. Nhưng hiện tại, nhánh sông phụ ngày xưa ấy đang ngày một cách xa họ hơn.

Những người dân ở đây vẫn biết mình sống trong hành lang thoát lũ, vẫn biết hiểm nguy, nhưng đó lại là mảnh đất ông cha, không “cắm” lại thì ở đâu. Ông Lê Văn Núi, một người làng kể, thuở trước xóm Tân Tiến và bãi nổi Tân Đức là một. Sau này khi bãi nổi bị nước “đẩy” ra giữa sông thì Tân Đức trở thành một “xã đảo” riêng, còn Tân Tiến về với Cổ Đô. Bấy lâu nay, Tân Đức bị coi là một “xã đảo” nằm cô lập giữa sông Hồng. Những năm 1960 trở về trước, xã Tân Đức nằm sát bờ hữu sông Hồng (thuộc huyện Ba Vì, Hà Tây cũ) nhưng trải qua nhiều năm bị xói lở và bồi lấp, xã này dần dần bị “dạt” sang bên tả ngạn.

Người Tân Đức vẫn sống trên sông, cũng nghe đến việc thành phố đang có phương án di dời dân ra khỏi vùng thoát lũ, nhưng đối với ông Núi và người dân nơi đây, chưa thể một sớm một chiều bỏ đi chiếc thuyền, con đò. “Việc di dời khỏi hành lang thoát lũ tôi đã nghe. Thậm chí nghe từ hàng chục năm trước. Trước mắt vẫn phải sống nhưng nghĩ về tương lai cả làng phải di dời đi chỗ khác, mờ mịt quá”, ông Núi cho hay.

Làng nghìn năm nổi theo nước

Cũng giống với bãi nổi Tân Đức, mùa nước lên Bãi giữa sông Hồng như một hòn đảo tròng trành giữa những đợt lũ. Bãi giữa nằm ngay dưới chân cầu Long Biên nhưng ít ai biết rằng nơi đây từng là mảnh đất sinh sống của một ngôi làng được hình thành từ thời Lý. Nơi đây có một làng chài, gồm chừng hai chục mái nhà được dựng sơ sài, nhưng tập trung những người vô gia cư tứ xứ chứ không phải cư dân gốc của bản địa. Tồn tại âm thầm cùng cây cầu thế kỷ, rẻo đất giữa sông Hồng ngày một đông đúc dân cư. Đặc biệt, phía ngoài chân đê những tòa nhà kiên cố vẫn không ngừng mọc lên, len dần ra phía bờ sông.

Vào mùa nước lên, làng chài nổi lên, mép nước vào tận móng những ngôi nhà xây dựng trên bờ. Trong vài năm trở lại đây, một vài căn nhà bị cuốn trôi nhưng bài học đắt giá đó vẫn bị người ta thờ ơ. Có những người cố tình lấn chiếm hành lang thoát lũ, nhưng cũng có những con người bám trụ để giữ đất ông cha.

Ông Nguyễn Thụy, người đã qua ngưỡng tuổi “xưa nay hiếm” ở Bãi giữa cho biết: “Nhà tôi trước kia ở chính mảnh đất này. Gia đình chúng tôi đã có đến 5 đời sống trên đất Bãi giữa”. Để chứng minh cho sự sống đã tồn tại từ lâu, ông Thụy dẫn chúng tôi đến xem đoạn kè được xây dựng thời Pháp thuộc. “Con kè ấy bao nhiêu năm nay đã giương mình đỡ những đợt lũ xói vào bãi này”, ông Thụy bảo.

Qua nhiều lần dịch chuyển của dòng chảy sông Hồng, xã Phúc Xá chỉ còn Bãi giữa và Bắc Biên, song do Bãi giữa chịu nhiều tác động của lũ lụt nên những bộ phận dân cư chủ yếu của xã Phúc Xá đều chuyển dần về Bắc Biên. Đặc biệt, vào cuối thập niên 10, đầu thập niên 20 của thế kỷ XX, nhiều đợt giải toả những khu nhà tranh trong nội thành (Ngũ Xã, Cửa Bắc, Đồn Thuỷ), nhiều gia đình nghèo chuyển cư ra Bãi giữa, song vì hàng năm bị lụt lội nên những gia đình khá giả tậu đất xây nhà kiên cố ở Bắc Biên. Còn nhớ, sau trận lụt thảm khốc năm 1971, đến năm 1975, để giải phóng dòng chảy sông Hồng, dân Bãi giữa phải chuyển đi, nhưng được một thời gian lại có người đến ở.

Hàng trăm nghìn tỷ cũng bó tay

Bãi bồi Tân Tiến và Bãi giữa là hai trong số rất nhiều khu quần cư tồn tại lâu năm dọc hai bờ sông Hồng chỉ tính đoạn chảy qua Thủ đô Hà Nội. Theo TP Hà Nội, số lượng dân sống tại các khu dân cư đã tồn tại lâu đời (có khu dân cư tồn tại 300-400 năm) nằm trong phạm vi bảo vệ đê điều, trong hành lang thoát lũ dọc các tuyến sông của thành phố hiện nay khoảng 159.744 người, chiếm 2,5% dân số thành phố. Các khu dân cư này đều tồn tại từ trước những năm 1954 và hầu hết đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở.

Theo Nghị định số 113/2007/NĐ-CP ngày 28/6/2007 của Chính phủ, thời gian phải tổ chức di dời công trình, nhà ở trong phạm vi bảo vệ đê tối đa là 2 năm; ở bãi sông không phù hợp với quy hoạch thì tối đa là 5 năm, kể từ khi Luật Đê điều có hiệu lực ngày 1/7/2007. Như vậy, Luật Đê điều có hiệu lực đến nay đã hơn 6 năm nhưng việc di dời công trình, nhà ở trong phạm vi bảo vệ đê điều và ở bãi sông ở Hà Nội vẫn chưa thực hiện được.

Trong  “Quy hoạch phòng chống lũ chi tiết của tuyến sông có đê trên địa bàn TP Hà Nội” có lên kế hoạch sẽ di dời 22.358 hộ dân nằm trong hành lang thoát lũ và tốn khoản kinh phí 73.505 tỷ đồng (khoảng 3,5 tỷ USD theo tính toán năm 2009). Ngoài số tiền khổng lồ trên, chưa kể nếu di dời như vậy sẽ gây xáo trộn về dân sinh, xã hội, phần nào ảnh hưởng đến an ninh chính trị, an toàn trật tự xã hội của Thủ đô.

Mới đây, UBND TP Hà Nội lại yêu cầu Sở VH, TT&DL phối hợp các sở, ngành liên quan khẩn trương xác định phố cổ, làng cổ và hướng xử lý đối với các khu dân cư sống lâu đời nằm trong phạm vi bảo vệ đê, bãi sông trên địa bàn thành phố. Để giải quyết được vấn đề di dời quả là bài toán không hề đơn giản đối với các cơ quan chức năng.
 
Hà Phương
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phát hiện thi thể nữ giới trên sofa tại căn hộ chung cư Hà Nội

Phát hiện thi thể nữ giới trên sofa tại căn hộ chung cư Hà Nội

Thời sự - 2 giờ trước

Chiều 26/4, ban quản lý tòa nhà ở phường Tây Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội, cùng lực lượng chức năng phát hiện thi thể một nữ giới nằm tại ghế sofa. Tình trạng của tử thi này đã "khô".

Chật vật rời Thủ đô: Về trước nửa ngày vẫn bị nhồi trên xe gần trăm người

Chật vật rời Thủ đô: Về trước nửa ngày vẫn bị nhồi trên xe gần trăm người

Xã hội - 2 giờ trước

"Đông khủng khiếp. Xe giường nằm nhưng trên xe phải chứa gần 100 người", chị Ngọc Mai (ở Bỉm Sơn, Thanh Hóa) chưa hết bàng hoàng khi nhắc về chuyến xe bão táp về quê chiều 26/4.

Vụ cá chết hàng loạt ở khe Rào Trường: Xử phạt chủ trang trại heo 155 triệu đồng vì gây ô nhiễm môi trường

Vụ cá chết hàng loạt ở khe Rào Trường: Xử phạt chủ trang trại heo 155 triệu đồng vì gây ô nhiễm môi trường

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Ông Phạm Ngọc Lợi, chủ trại heo công nghệ cao tại thôn Rào Trường, xã Vĩnh Hà, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) vừa bị xử phạt 155 triệu đồng do xả thải gây ra sự cố môi trường.

Tin sáng 27/4: Giá vé máy bay Hà Nội - TPHCM giảm mạnh; Chỉ đạo của phòng GD-ĐT huyện vụ nam sinh lớp 6 đọc, viết chưa thạo

Tin sáng 27/4: Giá vé máy bay Hà Nội - TPHCM giảm mạnh; Chỉ đạo của phòng GD-ĐT huyện vụ nam sinh lớp 6 đọc, viết chưa thạo

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Các hãng hàng không tăng cường chuyến bay khiến giá vé máy bay chặng Hà Nội - TPHCM bắt đầu 'hạ nhiệt'; Sau sự việc học sinh lớp 6 đọc viết chưa thạo, phòng GD-ĐT huyện Minh Hóa đã yêu cầu trường tiểu học báo cáo kết quả học tập của học sinh này từ lớp 1 đến lớp 5...

Thủ đoạn 'gọi vốn' bất động sản của siêu lừa đất Cảng

Thủ đoạn 'gọi vốn' bất động sản của siêu lừa đất Cảng

Pháp luật - 13 giờ trước

GĐXH - Để lừa các nhà đầu tư chuyển tiền, Hòa đã đưa các thông tin gian dối về việc Công ty TNHH Pros Land có hợp tác với các chủ dự án lớn, mua được các suất bất động sản với giá ưu đãi, suất đối ngoại. Đây chính là cái bẫy khiến gần 40 nạn nhân bị lừa.

Tài xế ô tô đạp nhầm chân ga, húc đổ trụ bơm xăng cùng nhiều xe máy

Tài xế ô tô đạp nhầm chân ga, húc đổ trụ bơm xăng cùng nhiều xe máy

Đời sống - 13 giờ trước

Đổ xăng xong, tài xế H. lái xe đi nhưng đạp nhầm chân ga dẫn đến chiếc xe mất kiểm soát, gây tai nạn liên hoàn.

Vụ nam sinh lớp 6 đọc, viết chưa thạo: Rà soát học sinh toàn huyện

Vụ nam sinh lớp 6 đọc, viết chưa thạo: Rà soát học sinh toàn huyện

Giáo dục - 13 giờ trước

Sau khi một học sinh lớp 6 đọc, viết chưa thạo được phát hiện, Phòng GD-ĐT huyện Minh hoá đã chỉ đạo các trường tiểu học, THCS rà soát chất lượng học sinh yếu kém.

Hà Nội: Xót xa hàng loạt cây xanh bị tỉa trơ trụi

Hà Nội: Xót xa hàng loạt cây xanh bị tỉa trơ trụi

Đời sống - 15 giờ trước

GĐXH - Hàng loạt cây xanh ở ngõ 86 và 15 phố Duy Tân (phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội) bị cắt trụi cành lá dù thời điểm này chuẩn bị bước vào nắng nóng đỉnh điểm, khiến người dân tiếc nuối.

Chiêu trò 'hút' hàng nghìn tỷ đồng của Công ty Tâm Lộc Phát

Chiêu trò 'hút' hàng nghìn tỷ đồng của Công ty Tâm Lộc Phát

Pháp luật - 15 giờ trước

GĐXH - Chỉ trong một thời gian ngắn, Tâm Lộc Phát từ một công ty "bé xíu" bỗng nhiên "nổi đình, nổi đám" trên khắp các trang mạng xã hội bởi khả năng thu hút các nhà đầu tư trong việc huy động vốn...

Án mạng đau thương ở Lai Châu: Dùng dao sát hại mẹ con của người tình

Án mạng đau thương ở Lai Châu: Dùng dao sát hại mẹ con của người tình

Pháp luật - 15 giờ trước

GĐXH - Cho rằng mẹ người tình ngăn cấm chuyện tình cảm, Hồ đã dùng dao sát hại người phụ nữ này. Trong cơn say máu, Hồ sát luôn người yêu rồi dùng dao tự đâm vào bụng mình để tự sát.

Top