Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những vụ tai nạn đi vào lịch sử (3): Vụ chìm phà Le Joola nghiêm trọng hơn cả Titanic – Nỗi đau và vết nhơ không thể quên của ngành hàng hải

Chủ nhật, 07:30 10/10/2021 | Du lịch

GiadinhNet- Vụ chìm phà MV Le Joola ngoài khơi bờ biển Gambia đã cướp đi sinh mạng gần 2.000 hành khách. Nguyên nhân vụ chìm tàu là do thời tiết, tàu chở quá tải và sự vô trách nhiệm của nhà quản lý.


Những vụ tai nạn du lịch đi vào lịch sử (1): Lật lại sai lầm khiến tàu Titanic trở thành thảm họa ám ảnh nhất với ngành hàng hải thế giớiNhững vụ tai nạn du lịch đi vào lịch sử (1): Lật lại sai lầm khiến tàu Titanic trở thành thảm họa ám ảnh nhất với ngành hàng hải thế giới

GiadinhNet - Du ngoạn "nghịch mùa" vào thời tiết khắc nghiệt và đặc biệt của Bắc Đại Tây Dương, rất thuận tiện cho việc những tảng băng trôi xuất hiện ở vùng biển này được cho là có ảnh hưởng rất lớn đến vụ đắm tàu Titanic kinh hoàng hơn 100 năm trước.

Chở quá tải gấp hơn 3 lần

Ngày 26/9/2002 là một dấu mốc đáng quên trong lịch sử hàng hải thế giới khi phải chứng kiến thêm một thảm họa vô cùng tồi tệ tại Senegal. Đó là vụ chìm phà MV Le Joola ngoài khơi bờ biển Gambia, cướp đi sinh mạng gần 2.000 hành khách. 

Ngày 25/9 phà Joola khởi hành từ khu vực Ziguinchor ở vùng Casamance trong chuyến hành trình thường xuyên giữa miền Nam Senegal tới Thủ đô Dakar vào khoảng lúc 1 giờ 30 chiều. Mặc dù tàu Joola chỉ được thiết kế chở tối đa 580 người, nhưng ngày hôm đó con tàu đã chở quá tải nhiều lần.

Theo thống kê của nhà chức trách, có 1.034 người đã mua vé lên phà, nhưng số người đi lậu hoặc trẻ em không phải mua vé cũng ở mức gần tương đương, tức là tổng cộng có gần 2.000 người, bao gồm cả hành khách và các thành viên thủy thủ đoàn, có mặt trên tàu vào thời điểm đó, gấp hơn 3 lần so với quy định.

Những vụ tai nạn đi vào lịch sử (3): Vụ chìm phà Le Joola nghiêm trọng hơn cả Titanic – Nỗi đau và vết nhơ không thể quên của ngành hàng hải - Ảnh 2.

Phà Le Joola

Phà Le Joola là một con tàu được đóng ở Đức và thuộc sở hữu của Chính phủ Senegal. Con tàu này được đặt tên là Joola, theo tên người bộ tộc Joola ở miền Nam Senegal. Tàu dài 79m, rộng 12m, có 2 động cơ và có thể chở lượng hành khách và thủy thủ đoàn tối đa là 580 người. Con tàu cũng được trang bị một số thiết bị an toàn mới nhất vào thời điểm năm 2002. Thông thường, tàu Joola chạy mỗi tuần 2 chuyến và thường chở những phụ nữ buôn bán xoài và dầu cọ ở thị trường Thủ đô Dakar của Senegal. Tuy nhiên, trước thời điểm gặp nạn, con tàu đã phải nằm ụ gần 1 năm để sửa chữa và thay thế máy ở cửa bên mạn tàu.

Lúc 10h tối, cuộc gọi cuối cùng từ nhân viên phà Joola tới Trung tâm an ninh hàng hải ở Dakar cho biết chuyến đi đang diễn ra tốt đẹp. Tuy nhiên, chỉ 1 tiếng sau đó, mọi chuyện đột ngột diễn biến theo chiều hướng xấu khi con tàu gặp bão lớn ở ngoài khơi bờ biển Gambia. Do biển động dữ dội kèm theo gió mạnh, con tàu nhanh chóng bị tròng trành và lật nghiêng, hất văng hàng nghìn hành khách và lượng hàng hóa lớn xuống biển. Tai nạn xảy ra chỉ trong vòng chưa tới 5 phút.

Cứu hộ chậm trễ

Trong khi nhiều hành khách bị thiệt mạng trong lúc lật tàu hoặc ngay sau đó, một số đông vẫn sống sót và chỉ chết đuối trong khi chờ lực lượng cứu hộ. Trước khi các đội cứu hộ chính thức tới nơi, các ngư dân địa phương ở gần nơi xảy ra tai nạn nhanh chóng dùng những chiếc thuyền nhỏ của họ nỗ lực cứu vớt những người sống sót đang bơi hoặc bám vào những vật nổi trên biển. Họ đã cứu được một số người và vớt được nhiều xác chết trôi lềnh bềnh quanh tàu Joola. Khi đó, những người được cứu sống nói rằng nhiều người còn sống vẫn bị kẹt ở trong con tàu xấu số. Họ nói rằng, có những tiếng ồn và tiếng kêu la sợ hãi từ trong tàu vang ra.

Thế nhưng, các đội cứu hộ của chính quyền Senegal phải tới tận sáng hôm sau mới có mặt tại hiện trường thảm họa để triển khai công tác cứu hộ. Song, công tác cứu hộ diễn ra rất chậm trễ. 

Những vụ tai nạn đi vào lịch sử (3): Vụ chìm phà Le Joola nghiêm trọng hơn cả Titanic – Nỗi đau và vết nhơ không thể quên của ngành hàng hải - Ảnh 3.

Ảnh minh hoạ

Tàu Joola vẫn bị lật nhưng nổi trên mặt nước tới khoảng 3 giờ chiều 27/9, rồi cuối cùng chìm xuống dưới làn nước biển, kéo theo những người không thể thoát ra khỏi con tàu xấu số. Chỉ có khoảng 64 người sống sót. Trong số gần 700 hành khách nữ, chỉ có một phụ nữ đang mang thai được cứu sống. Đội thợ lặn đã lặn vào thăm dò khu vực tai nạn nhưng không gặp ai sống sót, mà chỉ thấy nhiều xác người. 300 thi thể bị mắc kẹt bên trong đã được đưa lên bờ. 100 thi thể khác chung quanh tàu cũng được vớt lên. Tổng cộng chỉ có 551 xác chết được vớt lên, trong khi nhiều nạn nhân thiệt mạng không được tìm thấy xác. 

Nhà chức trách cho biết, trong số những nạn nhân thiệt mạng có 1.201 nam giới và 682 nữ. Ngoài ra, còn có 70 nạn nhân không thể xác định giới tính. Những hành khách bị chết thuộc ít nhất 12 quốc gia, bao gồm Senegal, Cameroon, Guinea, Ghana, Nigeria, Pháp, Tây Ban Nha, Na Uy, Bỉ, Lebanon, Thụy Sĩ và Hà Lan.

Tai nạn do nhiều nguyên nhân

Thảm họa chìm phà Joola gây ra một cú sốc lớn đối với nhiều người ở Senegal. Chính phủ Senegal đã thành lập một ủy ban điều tra tai nạn. Các nhà điều tra kết luận, vụ tai nạn xảy ra do nhiều nguyên nhân. Ngoài tình trạng biển động và gió mạnh là nguyên nhân trực tiếp khiến tàu bị lật, thì một nguyên nhân khác là tàu này được đóng chỉ để chạy gần bờ, nhưng đã chạy ngoài khơi quá xa khi bị lật. Tình trạng quá đông người trên tàu cũng được cho là một trong những nguyên nhân gây tai họa. Do tình trạng nóng và kín ở dưới boong tàu nên nhiều hành khách thường đi lên boong trên, khiến cho con tàu bị tròng trành.

Không ai bị truy tố

Ban đầu, Chính phủ Senegal trả cho các gia đình có nạn nhân thiệt mạng một khoản tiền khoảng 22.000 USD cho mỗi nạn nhân và sa thải nhiều quan chức có trách nhiệm. Tuy nhiên, không có ai bị truy tố. Các quan chức, trong đó có các quan chức cấp cao của Lực lượng vũ trang Senegal bị chuyển sang công tác khác, bị cáo buộc không đáp ứng kịp thời công tác cứu hộ, nhưng không một ai phải chịu trách nhiệm về việc cho phép con tàu chở quá tải.

Thủ tướng Senegal khi đó là Mame Madior Boye đã bị Tổng thống Abdoulaye Wade bãi nhiệm cùng nhiều người trong nội các sau thảm kịch này, với lý do xử lý không tốt việc cứu hộ cứu nạn khẩn cấp.

Những vụ tai nạn đi vào lịch sử (3): Vụ chìm phà Le Joola nghiêm trọng hơn cả Titanic – Nỗi đau và vết nhơ không thể quên của ngành hàng hải - Ảnh 4.

Ảnh minh hoạ

Các nhà điều tra Pháp cũng tiến hành một cuộc điều tra kỹ về tai nạn này, vì có nhiều công dân Pháp trong số những nạn nhân thiệt mạng. Năm 2003, các gia đình của những nạn nhân người Pháp đã bác bỏ những gói bồi thường thiệt hại và tiếp tục kiện giới chức chính quyền Senegal ra các tòa án Pháp.

Ngày 12/9/2008, một thẩm phán Pháp đã công bố một cáo trạng buộc tội 9 quan chức Senegal, trong đó có cựu Thủ tướng Boye và cựu Tham mưu trưởng Quân đội Babacar Gaye. Tuy nhiên, phía Senegal đã bác bỏ và coi những cáo buộc trên là thái độ thù địch đến từ quyền lực thực dân cũ. Đến nay, thảm kịch này vẫn là một vết nhơ, đồng thời là nỗi đau không thể nào quên của ngành hàng hải Senegal nói riêng, cũng như hàng hải thế giới nói chung.

Vụ đắm tàu phà Joola được cho là một tai nạn tồi tệ thứ nhì trong ngành hàng hải dân sự tính về thiệt hại nhân mạng. Đứng số 1 là vụ đắm tàu Dona Paz năm 1987 khiến cho số người thiệt mạng ước tính lên tới trên 4.000. Tàu RMS Titanic, bị đắm năm 1912 làm chết 1.517 người là tai nạn hàng hải dân sự tồi tệ thứ ba, theo World Almanac (Niên giám thế giới) và báo New York Times.

Những vụ tai nạn đi vào lịch sử (2): Khi núi lửa thức giấcNhững vụ tai nạn đi vào lịch sử (2): Khi núi lửa thức giấc

GiadinhNet - Núi lửa Ontake hoạt động trở lại đúng vào thời điểm có nhiều du khách đang ăn trưa trên đỉnh núi hoặc đang lên xuống trên các con đường mòn ven triền núi giữa mùa cao điểm được coi là thảm họa núi lửa tồi tệ nhất ở Nhật Bản kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ Hai

T.Nguyên (Theo Hồ sơ và Sự kiện)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Du khách mê mẩn check-in mùa vàng trên Mù Căng Chải

Du khách mê mẩn check-in mùa vàng trên Mù Căng Chải

Đời sống - 1 năm trước

GiadinhNet - Khoảng 2 tuần nay, khi lúa vàng rực các đồi nương, du khách lại đổ về Mù Cang Chải, Yên Bái để check-in mùa vàng

Chật kín, quá tải khách du lịch đổ về Quảng Ninh, Hải Phòng nghỉ lễ 2/9

Chật kín, quá tải khách du lịch đổ về Quảng Ninh, Hải Phòng nghỉ lễ 2/9

Du lịch - 1 năm trước

GiadinhNet - Trong kỳ nghỉ lễ 2/9 năm nay, người lao động được nghỉ 4 ngày nên nhiều du khách đã chọn Quảng Ninh, Hải Phòng là điểm đến. Chính điều này khiến những khu du lịch nơi đây lúc nào cũng chật kín, quá tải.

Thảo nguyên Đồng Lâm 'thay áo mới' mùa nước nổi, đẹp như cổ tích

Thảo nguyên Đồng Lâm 'thay áo mới' mùa nước nổi, đẹp như cổ tích

Du lịch - 1 năm trước

Cách Hà Nội khoảng 120km, Đồng Lâm (Hữu Lũng, Lạng Sơn) là địa điểm lý tưởng cho một chuyến dã ngoại nhẹ nhàng những ngày cuối tuần.

Check-in những điểm ăn và chơi khó cưỡng ở Hải Phòng

Check-in những điểm ăn và chơi khó cưỡng ở Hải Phòng

Du lịch - 1 năm trước

GiadinhNet - Người đi du lịch rất thích Hải Phòng bởi giao thông thuận tiện, môi trường trong sạch, cảnh quan đẹp và nhiều món ăn ngon. Dưới đây là một số điểm check-in khó cưỡng ở Hải Phòng mà bạn cần khám phá.

Thông tin Ngọc Trinh mua 11 ha đất ở Bảo Lộc để xây dựng homestay là sai sự thật

Thông tin Ngọc Trinh mua 11 ha đất ở Bảo Lộc để xây dựng homestay là sai sự thật

Du lịch - 1 năm trước

GiadinhNet - Lãnh đạo UBND TP Bảo Lộc (Lâm Đồng) khẳng định thông tin Ngọc Trinh mua 11 ha đất ở Bảo Lộc để xây dựng homestay là sai sự thật.

Nghệ An: Hàng ngàn du khách đến thăm quê Bác

Nghệ An: Hàng ngàn du khách đến thăm quê Bác

Du lịch - 1 năm trước

GiadinhNet - Kỷ niệm 132 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Khu di tích Kim Liên (huyện Nam Đàn, Nghệ An) mở cửa liên tục cả ba khu vực: Làng Sen, Hoàng Trù và Khu mộ bà Hoàng Thị Loan phục vụ khách tham quan.

Ngô Thanh Vân và chồng trẻ Huy Trần du lịch Hội An sau lễ cưới

Ngô Thanh Vân và chồng trẻ Huy Trần du lịch Hội An sau lễ cưới

Du lịch - 1 năm trước

GiadinhNet - Sau lễ cưới vài ngày, vợ chồng Ngô Thanh Vân đã có chuyến đi nghỉ dưỡng cùng gia đình hai bên tại một khu nghỉ dưỡng cao cấp ở Hội An.

Đến Phú Thọ xem bán kết bóng đá nam SEA Games 31, nên tranh thủ đi chơi ở đâu?

Đến Phú Thọ xem bán kết bóng đá nam SEA Games 31, nên tranh thủ đi chơi ở đâu?

Du lịch - 1 năm trước

Trận bán kết môn bóng đá nam SEA Games 31 có sự góp mặt của tuyển U23 Việt Nam dự kiến được tổ chức tại sân vận động TP Việt Trì (Phú Thọ) vào ngày 19-5 tới. Vậy du khách tới Việt Trì xem bóng đá nên tranh thủ đi chơi ở đâu, khám phá gì?

Phát sốt với mẹ bầu xinh đẹp, sắp sinh vẫn đam mê du lịch

Phát sốt với mẹ bầu xinh đẹp, sắp sinh vẫn đam mê du lịch

Du lịch - 1 năm trước

GiadinhNet - Thường thì các mẹ bầu luôn ngại đi du lịch khi gần đến ngày sinh nở, nhưng mẹ bầu này lại có suy nghĩ khác khiến cộng đồng vô cùng thích thú.

Ký ức Hội An - "Bữa tiệc thị giác" khách du lịch không thể bỏ qua

Ký ức Hội An - "Bữa tiệc thị giác" khách du lịch không thể bỏ qua

Du lịch - 1 năm trước

GiadinhNet - Show diễn thực cảnh hoành tráng với sự quy tụ của 500 diễn viên đem lại những trải nghiệm khó quên đối với du khách từ khắp mọi miền tới Hội An

Top