Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những vụ án liên quan đến quan chức, đại gia chấn động dư luận năm 2017

Thứ năm, 10:00 28/12/2017 | Pháp luật

GiadinhNet - Khi “lò đã nóng”, công cuộc phòng chống tham nhũng, tiêu cực không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Điển hình là hàng loạt quan chức, “đại gia” đã, đang và tiếp tục bị xử lý. Dưới đây là một số vụ việc điển hình theo bình chọn của Báo Gia đình & Xã hội.

Đại gia ngân hàng Trầm Bê xộ khám

Đầu tháng 8/2017, thông tin ông Trầm Bê bị Bộ Công an bắt giữ đã thu hút nhiều người quan tâm đặc biệt. Có thể nói, đại gia này không ít lần làm “sóng gió” dư luận quan tâm như vụ quý tử bị bắt cóc đòi chuộc 10 triệu USD, vụ mất 2 chiếc sừng tê giác hay chuyện ông xây chùa ghi tên mình ngay trên cổng...


Dinh thự nguy nga của gia đình đại gia Trầm Bê tại quê nhà Trà Vinh. Ảnh: TTT

Dinh thự nguy nga của gia đình đại gia Trầm Bê tại quê nhà Trà Vinh. Ảnh: TTT

Ông Trầm Bê sinh năm 1959 tại tỉnh Trà Vinh. Gia đình nghèo, có 4 anh em. Ông vươn lên bắt đầu từ nghề gỗ, rồi đến nhà đất, kinh doanh, ngân hàng…

Theo tài liệu điều tra, ông Trầm Bê bị cơ quan công an bắt giữ vì liên quan đến “đại án” Phạm Công Danh – Ngân hàng TMCP Xây Dựng VN – VNCB và đang điều tra một số hành vi khác gây thiệt hại hàng ngàn tỉ đồng.


Bị can Phan Huy Khang và Trầm Bê.

Bị can Phan Huy Khang và Trầm Bê.

Trong vụ án này, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an còn thi hành các quyết định và lệnh bắt đối bị can Phan Huy Khang (SN 1973, nguyên Tổng Giám đốc Sacombank). Hai người bị khởi tố bị can, bắt tạm giam cùng về hành vi cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Hiện các cơ quan chức năng đang khẩn trương điều tra mở rộng, thu hồi tài sản để xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

Hà Văn Thắm cùng 50 đồng phạm đại án OceanBank

Ngày 28/8, TAND TP Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Hà Văn Thắm, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Đại Dương (Oceanbank) cùng các đồng phạm về các tội: Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; Tham ô tài sản; Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản và vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Đây là phiên tòa giữ kỷ lục về số lượng người tham gia tố tụng từ trước đến nay lên tới 727 người, bao gồm các nhân chứng, giám định viên, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan… 57 luật sư đã đăng ký tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bị cáo tại phiên tòa.


Bị cáo Hà Văn Thắm được đưa đến phiên tòa. Ảnh: Phạm Duy

Bị cáo Hà Văn Thắm được đưa đến phiên tòa. Ảnh: Phạm Duy

Theo cáo trạng, Ngân hàng Đại Dương là ngân hàng cổ phần, trong đó Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam là cổ đông và đối tác chiến lược với số góp vốn 20% tương đương 800 tỷ đồng. Từ cuối năm 2009 đến cuối năm 2010, Nguyễn Xuân Sơn (nguyên Chủ tịch Tập đoàn dầu khí Việt Nam) đã bàn bạc và thống nhất với Hà Văn Thắm đề ra chủ trương thu thêm lãi suất vay tín dụng và chênh lệch tỷ giá dưới hình thức “thu phí” của khách hàng thông qua Công ty BSC, trái quy định của Ngân hàng Nhà nước. Nguyễn Xuân Sơn đã nhận tổng số tiền hơn 69 tỷ đồng từ Công ty BSC.

Đối với khoản tiền hơn 246 tỷ đồng của Ngân hàng Đại Dương, Nguyễn Xuân Sơn đã cùng Hà Văn Thắm bàn bạc và quyết định việc chi lãi suất ngoài hợp đồng. Mặc dù đã chuyển về làm lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí từ tháng 5/2011 nhưng Nguyễn Xuân Sơn vẫn chỉ đạo Nguyễn Minh Thu - Tổng Giám đốc Ngân hàng Đại Dương tiếp tục chăm sóc một số khách hàng là doanh nghiệp của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Lợi dụng uy tín, địa vị và cơ chế, chính sách chi lãi ngoài, bị cáo đã rút số tiền trên của Ngân hàng Đại Dương.


Trong số các bị can có hơn 30 người là lãnh đạo tại hội sở, chi nhánh, phòng giao dịch của Oceanbank trên toàn hệ thống.

Trong số các bị can có hơn 30 người là lãnh đạo tại hội sở, chi nhánh, phòng giao dịch của Oceanbank trên toàn hệ thống.

Các hành vi vi phạm pháp luật của Hà Văn Thắm và đồng phạm đã gây thiệt hại cho ngân hàng gần 2.000 tỷ đồng. Trong vụ án này, cơ quan tố tụng xác định, Hà Văn Thắm là chủ mưu, cầm đầu.

Căn cứ vào các tội danh, HĐXX tuyên phạt Hà Văn Thắm tổng hình phạt là tù chung thân; Nguyễn Xuân Sơn nhận mức án tử hình.

Chiếc Lexus biển xanh và "ngày về" của Trịnh Xuân Thanh

Ngày 16/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an, đã ra Quyết định khởi tố bị can đối với Trịnh Xuân Thanh (nguyên phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam) về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng quy định tại Điều 165 Bộ luật hình sự. Ông Trịnh Xuân Thanh đã bỏ trốn sang Đức sau đó về nước đầu thú.

Trong vụ án này, cơ quan Cảnh sát điều tra cũng quyết định khởi tố 4 bị can gồm Vũ Đức Thuận, nguyên ủy viên Hội đồng quản trị, kiêm Tổng giám đốc; Nguyễn Mạnh Tiến, Phó tổng giám đốc; Trương Quốc Dũng, nguyên Phó tổng giám đốc; Phạm Tiến Đạt, nguyên Kế toán trưởng Tổng công ty PVC.

Trước đó, cuối tháng 5/2016, dư luận trong nước xôn xao về chiếc xe ô tô Lexus LX570 có giá trị gần 6 tỷ đồng gắn biển kiểm soát công vụ 95A-0699 lưu thông trên nhiều khu phố của Cần Thơ. Cơ quan chức năng xác định, chiếc ô tô Lexus LX570 nói trên là phương tiện đi lại của ông Trịnh Xuân Thanh


Khởi nguồn cho các vụ điều tra PVC là việc lãnh đạo lắp biển xanh đi xe sang.

Khởi nguồn cho các vụ điều tra PVC là việc lãnh đạo lắp biển xanh đi xe sang.

Ngày 9/6/2016, Hội đồng Bầu cử Quốc gia công bố, ông Trịnh Xuân Thanh đã trúng cử đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang với tỷ lệ 75,28% phiếu tán thành.

Ngày 8/9, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Bí thư đã họp dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để xem xét thi hành kỷ luật ông Trịnh Xuân Thanh, Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Hậu Giang nhiệm kỳ 2011-2016.

Sau khi xem xét Báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, Ban Bí thư đã kết luận một số nội dung, biểu quyết 100% bằng phiếu kín quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng đối với Trịnh Xuân Thanh.

Ông Đinh La Thăng và em trai bị bắt cùng ngày

Ngày 8/12, Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) đã khởi tố, bắt tạm giam ông Đinh La Thăng - nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), nguyên đại biểu Quốc hội khóa XIV, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương.

Ông Đinh La Thăng liên quan đến 2 vụ án kinh tế nghiêm trọng mà cơ quan công an đang điều tra là:

1. Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 165 Bộ luật Hình sự); Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 280 Bộ luật Hình sự), gây thiệt hại 800 tỷ đồng trong việc góp vốn của PVN vào Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại dương (Oceanbank);

2. Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; Tham ô tài sản (Điều 278 Bộ luật Hình sự) xảy ra tại Tổng Công ty Xây lắp dầu khí (PVC) liên quan dự án Nhiệt điện Thái Bình 2.


Danh sách lãnh đạo PVN bị bắt vì dính sai phạm cùng ông Đinh La Thăng. Ảnh: Người lao động

Danh sách lãnh đạo PVN bị bắt vì dính sai phạm cùng ông Đinh La Thăng. Ảnh: Người lao động

Tiếp đó, ngay trong đêm 8/12, Cơ quan CSĐT đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Đinh Mạnh Thắng (SN 1962 - Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại Dầu khí Sông Đà) về hành vi Tham ô tài sản. Ông Đinh Mạnh Thắng là em trai của ông Đinh La Thăng.

Được biết, Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Dầu khí Sông Đà là doanh nghiệp liên doanh giữa PVN và Tổng Công ty Sông Đà. Đây cũng là những doanh nghiệp Nhà nước lớn mà ông Đinh La Thăng đã công tác và giữ trọng trách là người đứng đầu.

Ngày 8/1/2018 tới đây, TAND Hà Nội sẽ mở phiên sơ thẩm xét xử ông Đinh La Thăng và 21 đồng phạm trong vụ án xảy ra tại Tổng công ty PVC.

Khởi tố cựu lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí

Ngày 20/12/2017, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã tống đạt các quyết định tố tụng đối với bị can Phùng Đình Thực, nguyên Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam về tội: “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại Điều 165 Bộ luật Hình sự.

Ông Phùng Đình Thực (ảnh tư liệu)
Ông Phùng Đình Thực (ảnh tư liệu)

Qua điều tra vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; Tham ô tài sản”, xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam, ngày 19/12/2017, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với ông Phùng Đình Thực (SN1954, trú tại: Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội) về tội: “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại Điều 165 Bộ luật Hình sự, do những sai phạm của ông Thực trong quá trình chỉ đạo thực hiện dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2.

Các quyết định tố tụng đối với ông Thực đã được Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao phê chuẩn.

Truy nã Vũ “nhôm”, xử lý Út “trọc”

Ngày 22/12, Cơ quan công an đã phát lệnh truy nã đối với ông Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ “nhôm” – (SN 1975, Chủ tịch HĐQT Cty CP Xây dựng Bắc Nam 79, nguyên Chủ tịch HĐQT Cty CP Nova Bắc Nam 79 – nay là Cty CP Đầu tư và phát triển Chấn Phong). Ông Vũ “nhôm” bị truy tố vì đã có hành vi “Cố ý làm lộ tài liệu bí mật nhà nước”, phạm vào Điều 263 BLHS.

Ông Phan Văn Anh Vũ trú quận Hải Châu, là người rất nổi tiếng ở TP Đà Nẵng về sự giàu có. Ông Vũ xuất thân từ nghề nhôm kính và sau đó bắt đầu các mối quan hệ kinh doanh bất động sản. Cái tên Vũ “nhôm” gắn liền với nghề nghiệp đầu tiên mà ông này khởi nghiệp. Ở Đà Nẵng nói đến ông Vũ “nhôm” ai cũng biết, hay nghe qua một vài lần dù chưa được gặp mặt.

Ông Vũ sở hữu khá nhiều công ty như: Công ty Cổ phần 79, Công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Nam 79, Công ty TNHH I.V.C, Công ty TNHH Minh Hưng Phát và góp vốn vào một số công ty khác. Trong đó, Công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Nam 79 từng sở hữu 10% cổ phần của Ngân hàng Đông Á.


Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) đã phát lệnh truy nã Phan Văn Anh Vũ (còn gọi là Vũ “Nhôm”).

Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) đã phát lệnh truy nã Phan Văn Anh Vũ (còn gọi là Vũ “Nhôm”).

Mới đây, trong buổi gặp mặt các cựu tướng lĩnh quân đội đã nghỉ hưu trên địa bàn TP. Đà Nẵng nhân kỷ niệm 73 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa cũng xác nhận: Quân đội vừa xử lý, bắt “Út trọc”.

“Ở đây có Vũ “nhôm'” mà mọi người đang nói thì ở ngoài Bắc, trong quân đội có nói về Út ”trọc'”, cũng thượng tá cả. Quan điểm là người của ai thì đơn vị đó phải xử lý”, ông Nghĩa nhấn mạnh.

“Út trọc'” là biệt danh của ông Đinh Ngọc Hệ, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Phát triển đầu tư Thái Sơn. Công ty này nắm 40% cổ phần tại dự án BOT cầu Việt Trì. Dự án chính thức đi vào hoạt động từ tháng 12/2015 nhưng đã nhiều lần vấp phải sự phản đối của người dân.

Thời gian gần đây, Công ty Thái Sơn của Út Trọc Đinh Ngọc Hệ cũng góp mặt thực hiện hàng loạt dự án BT, BOT như Dự án đầu tư khôi phục, cải tạo QL20 – Lâm Đồng; Dự án nâng cấp và cải tạo Quốc lộ 1A đoạn Nha Trang - Khánh Hòa…

GĐ&XH

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bắt giữ nhóm đối tượng lừa kết hôn với người Trung Quốc để chiếm đoạt quà sính lễ

Bắt giữ nhóm đối tượng lừa kết hôn với người Trung Quốc để chiếm đoạt quà sính lễ

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Với thủ đoạn tinh vi, nhóm đối tượng đã tạo dựng màn kịch lừa kết hôn với người Trung Quốc để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

3 thanh niên nhận án tử vì vận chuyển thuê ma túy

3 thanh niên nhận án tử vì vận chuyển thuê ma túy

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Hám lợi từ khoản tiền công hậu hĩnh, ba đối tượng ở Hà Tĩnh rủ nhau vận chuyển thuê ma túy. Cả ba đối tượng vừa bị tuyên án tử hình.

Nữ quái 'khát' bạc và đường dây hơn 3.600 tỷ

Nữ quái 'khát' bạc và đường dây hơn 3.600 tỷ

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Một đường dây tổ chức đánh bạc, đánh bạc được Công an tỉnh Nam Định triệt phá với lượng tiền giao dịch lên tới 3.600 tỷ. Điều đáng nói, kẻ cầm đầu và những "chân rết" đến khách hàng đa phần là phụ nữ.

Khởi tố Lê Tùng Vân tội Loạn luân vụ 'Tịnh thất Bồng Lai'

Khởi tố Lê Tùng Vân tội Loạn luân vụ 'Tịnh thất Bồng Lai'

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Ông Lê Tùng Vân 92 tuổi vừa bị cơ quan chức năng tỉnh Long An ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can về hành vi "loạn luân".

Bắt khẩn cấp Tổng giám đốc Công ty Tâm Lộc Phát

Bắt khẩn cấp Tổng giám đốc Công ty Tâm Lộc Phát

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Công an xác định, từ năm 2019 đến nay, với các chiêu trò góp vốn, Công ty Cổ phần Tập đoàn Tâm Lộc Phát đã huy động được hơn 5000 tỷ đồng, chiếm đoạt 1000 tỷ và đã mất khả năng thanh toán.

Các trường hợp không được bồi thường tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất

Các trường hợp không được bồi thường tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất

Pháp luật - 10 giờ trước

GĐXH - Luật Đất đai mới nhất 2024 (có hiệu lực từ 1/1/2025) quy định cụ thể, rõ ràng các trường hợp không được bồi thường tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất.

Bắt 6 thanh niên trong vụ 2 học sinh bị đánh nhầm

Bắt 6 thanh niên trong vụ 2 học sinh bị đánh nhầm

Pháp luật - 12 giờ trước

Hai học sinh lớp 11 đang trên đường về nhà thì bị nhóm thanh niên dùng gạch đá, dao phóng lợn, gậy gộc tấn công, bị thương nặng.

Xịt hơi cay vào mặt chủ tiệm để cướp vàng

Xịt hơi cay vào mặt chủ tiệm để cướp vàng

Pháp luật - 12 giờ trước

Khi chủ tiệm ở TP Phan Thiết (Bình Thuận) vừa lấy vàng từ trong tủ ra, nam thanh niên dùng bình hơi cay xịt thẳng vào mặt. Kẻ gây án cùng đồng bọn cướp đi khoảng 2 cây vàng.

Tạm giữ đối tượng sàm sỡ nữ sinh lớp 8 ở Cao Bằng

Tạm giữ đối tượng sàm sỡ nữ sinh lớp 8 ở Cao Bằng

Pháp luật - 12 giờ trước

Thấy cháu H. (SN 2011) đang đạp xe trên đường, Thành đi xe máy phía sau dùng tay sàm sỡ khiến cháu H. hoảng loạn.

Sát hại người quen rồi dựng thành hiện trường vụ tai nạn

Sát hại người quen rồi dựng thành hiện trường vụ tai nạn

Pháp luật - 1 ngày trước

GĐXH - Công an tỉnh Sơn La vừa bắt giữ 2 đối tượng gây ra vụ giết người vào đêm 17/4 tại huyện Mai Sơn.

Top