Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những việc tuyệt đối không nên làm khi bị bỏng

Chủ nhật, 21:12 11/08/2019 | Sống khỏe

Khi bị bỏng, thay vì tới bệnh viện, nhiều người lại bôi thuốc nam, kem đánh răng. Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm.

Bỏng là tình trạng do tác động bởi nguồn nhiệt bên ngoài khiến cấu trúc da bị tổn thương. Bỏng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có: bỏng do nước sôi, lửa, dầu sôi, bỏng điện, hay bỏng do hóa chất bắn vào khiến vùng da bị tổn thương.

Nếu ở cấp độ nặng nhất, người bị bỏng có thể thiệt mạng. Bởi vậy, việc sơ cứu đúng cách khi bị bỏng là việc làm rất quan trọng để hạn chế sát thương gây ra.

Tuy nhiên, do thiếu hiểu biết, nhiều người khi bị bỏng, thay vì đến bệnh viện điều trị, lại có thói quen bôi thuốc nam, kem đánh răng hay nước mắm, mỡ... lên vết bỏng. Đây là quan niệm sai lầm cần phải loại bỏ để tránh biến chứng nguy hiểm.

Những điều không nên làm khi bị bỏng

Sau khi bị bỏng, không nên để lâu mà nên sơ cứu nhanh nhất trong 15-20 phút để giảm độ sâu của bỏng.

- Ngâm vết bỏng vào nước đá:

Sai lầm phổ biến mà nhiều người mắc phải khi sơ cứu vết bỏng đó là ngâm vết thương vào nước đá hay nước lạnh để giảm bớt nhiệt độ. Tuy nhiên, việc làm này khiến vùng da bị bỏng tiếp xúc với nhiệt độ quá lạnh dẫn đến hạ thân nhiệt, gây co mạch máu, co cơ, khiến tình trạng bỏng trở nên nặng hơn.

Những việc tuyệt đối không nên làm khi bị bỏng - Ảnh 1.
Thoa các dung dịch lạ lên vùng da bỏng có thể vết thương thêm trầm trọng hơn. Ảnh: Breath And Beats.

- Bôi dung dịch lạ lên vết bỏng:

Nếu bị bỏng thì không nên sử dụng những cách dân gian như thoa nước mắm, xà phòng, vắt nước củ chuối, củ ráy lên vết thương… Cách làm này có thể khiến cho vết bỏng bị nhiễm trùng, việc điều trị gặp nhiều khó khăn và tốn kém hơn.

Ngoài ra, có nhiều người dùng kem đánh răng bôi lên vết bỏng để làm dịu cơn đau. Nhưng ít ai biết, trong kem đánh răng có chứa thành phần kiềm nhẹ khi bôi lên sẽ càng làm vết thương thêm trầm trọng.

- Chọc vết bỏng:

Khoảng thời gian sau khi bị bỏng sẽ xuất hiện những bọng nước kích cỡ lớn nhỏ khác nhau khiến cơ thể khó chịu. Tuy nhiên, mọi người không nên chọc vỡ những bọng nước đó. Bởi khi vết bỏng vỡ, vi khuẩn bên ngoài sẽ dễ dàng xâm nhập gây nhiễm trùng và làm tổn thương.

Những việc tuyệt đối không nên làm khi bị bỏng - Ảnh 2.
Sơ cứu đúng cách giúp vùng da bỏng dịu hơn, tránh đau rát và vết bỏng không ăn sâu. Ảnh: Hurriyet.

Cách sơ cứu cho người bị bỏng

Bước 1: Đưa người bị nạn ra khỏi khu vực xảy ra tai nạn. Nhanh chóng đưa vùng da bị bỏng ngâm vào nước nguội, sạch để vệ sinh vết thương, tránh nhiễm trùng, sau đó xả nhẹ nước mát trong 15 phút. Điều này giúp cho vết thương dịu đi, tránh đau rát, sưng, vết bỏng cũng không ăn sâu.

Bước 2: Sử dụng gạc sạch, vô khuẩn hoặc vải nhỏ sạch để băng vùng da bị bỏng, tránh tiếp xúc bụi bẩn.

Bước 3: Nếu bỏng nhẹ và diện tích nhỏ, bạn có thể tự chăm sóc và điều trị tại nhà, bởi vùng da bị bỏng có khả năng tự liền. Còn đối với trường hợp bị bỏng nặng, diện tích lớn, bệnh nhân nên được sơ cứu cơ bản ban đầu rồi nhanh chóng tới cơ sở y tế gần nhất kịp thời điều trị.

Trường hợp bị bỏng do lửa, lửa cháy lên quần áo và người bị nạn hoảng loạn không thể tự xử lý thì cần có người giúp đỡ, sơ cứu theo các bước:

Bước 1: Giữ cho nạn nhân không hốt hoảng để tránh bị bắt lửa nhiều hơn.

Bước 2: Đặt người bị nạn trong tư thế nằm yên trên sàn, hướng vết bỏng lên trên rồi sử dụng cát, nước hoặc áo khoác, áo choàng, chăn hay mảnh vải lớn nhưng không phải những vật liệu như nylon dễ cháy bọc người bị nạn và dập lửa. Nhanh chóng đưa người bị nạn ra khỏi vùng nguy hiểm và đưa đến cơ sở y tế gần nhất hoặc gọi cấp cứu.

Nếu bị bỏng hóa chất thì cần sơ cứu như sau:

Bước 1: Nhanh chóng tách nạn nhân khỏi tác nhân gây bỏng.

Bước 2: Cởi bỏ trang phục, đồ trang sức có tiếp xúc hóa chất.

Bước 3: Rửa sạch vùng bỏng dưới nước lạnh. Với hóa chất khô, dạng bột cần lau sạch trước khi rửa nước và khi rửa cần đeo găng tay hoặc dụng cụ thích hợp.

Bước 4: Băng vết thương bằng vải sạch, gạc vô trùng quấn nhẹ, không siết chặt.

Bước 5: Nhanh chóng đến trung tâm y tế để điều trị.

Những điều cần lưu ý khi xử lý vết bỏng

Trường hợp bỏng ở diện tích lớn không nên cởi quần áo, tránh chạm vào vết thương. Bạn nên cẩn thận cởi bỏ tư trang, những vật cứng khỏi vùng bỏng để tránh bị sưng và giữ vệ sinh vết thương, tránh nhiễm trùng.

Đối với trẻ em bị bỏng thì nguy hiểm hơn, người xung quanh cần giữ bình tĩnh và sơ cứu nhanh cho trẻ để tránh trẻ bị sốc.

Người lớn cần tránh mọi tác nhân nguy hiểm cho trẻ khi ở nhà, cần sự giám sát của người lớn, đồ đạc cần sắp xếp hợp lý, tránh xa những vấn đề liên quan đến nhà bếp, dụng cụ chứa nước sôi, thức ăn mới nấu, bàn là,…

Làm gì khi sơ cứu nạn nhân bị bỏng axit? Sơ cứu kịp thời có thể giúp nạn nhân bị bỏng axit giảm thiểu các tổn thương nặng nề.

Theo Tri thức trực tuyến

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
9 cách giúp thận khỏe mạnh

9 cách giúp thận khỏe mạnh

Sống khỏe - 22 phút trước

Bệnh thận là bệnh không lây nhiễm, thường được gọi là "căn bệnh thầm lặng" vì các dấu hiệu và triệu chứng thường không rõ ràng cho đến khi thận đã bị tổn thương. Dưới đây là chín cách để giữ cho thận của bạn khỏe mạnh và làm chậm sự tiến triển của bệnh.

7 lời khuyên giúp tim khỏe mạnh, tránh hội chứng 'trái tim ngày lễ'

7 lời khuyên giúp tim khỏe mạnh, tránh hội chứng 'trái tim ngày lễ'

Sống khỏe - 2 giờ trước

Kỳ nghỉ lễ với nhiều hoạt động sôi nổi, du lịch, dã ngoại, tụ tập bạn bè và những bữa ăn thịnh soạn cùng với rượu bia, đồ ăn giàu chất béo sẽ khiến sức khỏe tim bị ảnh hưởng. Dưới đây là 7 lời khuyên để giữ cho trái tim khỏe mạnh trong kỳ nghỉ lễ.

5 'thủ phạm' gây hoa mắt chóng mặt, tuyệt đối không chủ quan nhất là trong những ngày nắng nóng

5 'thủ phạm' gây hoa mắt chóng mặt, tuyệt đối không chủ quan nhất là trong những ngày nắng nóng

Sống khỏe - 4 giờ trước

GĐXH - Người bị hoa mắt chóng mặt kèm theo các dấu hiệu nghiêm trọng như: đau đầu dữ dội, chóng mặt đột ngột, nôn liên tục, tê liệt cánh tay hoặc tê cả mặt... thì cần được khám sớm, tuyệt đối không được chủ quan.

Bí quyết sống thọ của 4 anh em ruột đều gần trăm tuổi

Bí quyết sống thọ của 4 anh em ruột đều gần trăm tuổi

Sống khỏe - 6 giờ trước

4 anh em nhà cụ Quỳnh người vừa 100 tuổi người hơn 90, vẫn rất minh mẩn, da dẻ hồng hào, tự làm nhiều việc không cần con cháu giúp đỡ.

Những thực phẩm nên ăn và nên tránh khi đi máy bay

Những thực phẩm nên ăn và nên tránh khi đi máy bay

Sống khỏe - 7 giờ trước

Việc di chuyển bằng máy bay khiến cho bạn khó có thể thực hiện đúng chế độ ăn uống phù hợp. Lưu ý những thực phẩm nên ăn trước, trong và sau chuyến bay sẽ giúp bạn tránh khỏi cảm giác uể oải, đầy hơi hoặc kiệt sức.

Người bệnh suy thận nên ăn gì và kiêng gì để bảo vệ chức năng thận?

Người bệnh suy thận nên ăn gì và kiêng gì để bảo vệ chức năng thận?

Sống khỏe - 8 giờ trước

Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị suy thận. Chế độ ăn hợp lý có thể giúp kiểm soát các triệu chứng, bảo vệ chức năng thận và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Nhiều người đặc biệt thích ăn cay mà không ngờ tới có thể gặp những tác hại nguy hiểm này

Nhiều người đặc biệt thích ăn cay mà không ngờ tới có thể gặp những tác hại nguy hiểm này

Sống khỏe - 8 giờ trước

Ăn cay từ lâu đã là thói quen của rất nhiều người bởi nó kích thích vị giác khiến cho bữa ăn trở nên ngon miệng hơn. Sẽ không có gì phải bàn cãi nếu hàng ngày bạn ăn cay ở mức độ vừa phải, nhưng nếu bạn ăn cay quá đà thì rất nhiều mối hiểm nguy cho sức khỏe đang rình rập bạn.

5 cách 'làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

5 cách 'làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

Sống khỏe - 19 giờ trước

Các chuyên gia tiết lộ 5 cách làm mát cơ thể tự nhiên, để ngủ ngon suốt đêm mà không cần mở điều hòa.

Tuyệt đối đừng bật điều hòa theo cách này vì có thể khiến người thân đối mặt với đột quỵ, méo miệng

Tuyệt đối đừng bật điều hòa theo cách này vì có thể khiến người thân đối mặt với đột quỵ, méo miệng

Sống khỏe - 20 giờ trước

Chống nóng sai cách có thể khiến chúng ta dễ dàng đối mặt với liệt dây thần kinh số 7, đột quỵ...

Chuyên gia hướng dẫn cách xử trí khi gặp vấn đề về sức khỏe do nắng nóng

Chuyên gia hướng dẫn cách xử trí khi gặp vấn đề về sức khỏe do nắng nóng

Sống khỏe - 21 giờ trước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 29/4, hầu hết các khu vực trên cả nước đều hứng chịu nắng nóng gay gắt với nền nhiệt cao nhất phổ biến ở mức 37-39 độ C. Riêng các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế nắng nóng đặc biệt gay gắt, có nơi trên 42 độ C.

Top