Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những sự kiện gây chú ý của ngành giáo dục năm 2018

Thứ năm, 15:00 20/12/2018 | Xã hội

GiadinhNet - Năm 2018 chuẩn bị khép lại, đánh dấu nhiều sự kiện giáo dục như thành tích tại những kỳ thi Olympic khu vực và quốc tế của các đoàn học sinh giỏi Việt Nam, đến lần đầu tiên Việt Nam có những trường đại học lọt top 1.000 thế giới… Tuy nhiên, năm qua cũng ghi dấu câu chuyện buồn của ngành Giáo dục khi có nhiều vụ gian lận thi cử, giáo viên bạo hành học sinh.


Thầy Mai Sỹ Tuấn cùng đoàn học sinh Việt Nam Olympic Sinh học quốc tế năm 2018. Ảnh: TL

Thầy Mai Sỹ Tuấn cùng đoàn học sinh Việt Nam Olympic Sinh học quốc tế năm 2018. Ảnh: TL

Các đội tuyển “gặt hái” huy chương Olympic

Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, năm 2018, tất cả 38/38 lượt học sinh thuộc 7 đội tuyển dự Olympic khu vực và quốc tế đều đoạt Huy chương, trong đó có 13 HCV, 14 HCB, 11 HCĐ. Với tổng cộng 13 HCV, 2018 cũng là năm đoàn học sinh giỏi của Việt Nam đoạt thành tích cao trong các kỳ thi Olympic khu vực và quốc tế so với những năm trước đây. Đặc biệt, em Nguyễn Phương Thảo, Trường THPT chuyên KHTN (ĐH Quốc gia Hà Nội), đoạt Huy chương Vàng, đồng thời đoạt điểm cao nhất tại Olympic Sinh học Quốc tế.

Trường đại học Việt Nam lọt “top 1.000” thế giới

Lần đầu tiên, có đến 2 cơ sở đào tạo đại học ở Việt Nam lọt top 1.000 trường đại học thế giới theo bảng xếp hạng Quacquarelli Symonds (QS World University Rankings) đó là ĐH Quốc gia TP HCM nằm trong nhóm 701 - 750, trong khi ĐH Quốc gia Hà Nội được xếp vào nhóm 801 - 1000. Trước đó, Việt Nam mới chỉ có 6 trường đại học có tên trong bảng xếp hạng QS châu Á 2018. Cụ thể, ĐH Quốc gia Hà Nội xếp vị trí thứ 13, ĐH Quốc gia TP.HCM ở vị trí 142. ĐH Bách Khoa Hà Nội nằm trong nhóm 291 - 300, ĐH Cần Thơ thuộc nhóm 301 - 350, ĐH Huế ở nhóm 351 - 400 và ĐH Đà Nẵng xếp 417.

Bảng xếp hạng đại học thế giới Quacquarelli Symonds là bảng xếp hạng thường niên về thứ hạng các trường đại học trên thế giới của Tổ chức giáo dục Quacquarelli Symonds (QS) - Anh Quốc. Đánh giá các trường đại học dựa trên 6 tiêu chí: Danh tiếng học thuật, danh tiếng trường, tỷ lệ giảng viên/ sinh viên, số trích dẫn mỗi giảng viên, tỷ lệ giảng viên quốc tế, tỷ lệ sinh viên quốc tế. Dù nhiều ý kiến cho rằng bảng xếp hạng chỉ mang tính “tham khảo”, song không thể phủ nhận được những nỗ lực của các trường đại học tại Việt Nam trong thời gian qua đầu tư mạnh mẽ về cơ sở vật chất, chất lượng đào tạo.

Luật Giáo dục đại học được bổ sung, sửa đổi

Năm 2018, Luật Giáo dục và Luật Giáo dục Đại học được sửa đổi. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Giáo dục Đại học đã được Quốc hội thông qua hồi tháng 11 với 84% số phiếu. Luật Giáo dục Đại học đã được sửa đổi, bổ sung 36 điều, bổ sung mới một điều; bãi bỏ, thay thế một số cụm từ và chỉnh sửa một số điều về mặt kỹ thuật.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Lê Hải An cho biết: “Luật được sửa lần này tạo cơ sở pháp lý quan trọng thúc đẩy thực hiện tự chủ đại học, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, nâng cao chất lượng Giáo dục đại học, đảm bảo sự hội nhập quốc tế, đáp ứng tốt hơn nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Mở rộng phạm vi và nâng cao hiệu quả của tự chủ đại học trong toàn hệ thống”.

Quy định “điểm sàn” cho ngành Sư phạm

Tại kỳ tuyển sinh đại học hệ chính quy năm 2018, Bộ GD&ĐT bãi bỏ điểm sàn xét tuyển đại học, nhưng để nâng cao chất lượng đầu vào và đảm bảo chất lượng giáo dục, tránh tình trạng được 9 - 10 điểm/3 môn vẫn đỗ Sư phạm như kỳ tuyển sinh năm 2017, Bộ GD&ĐT vẫn quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) riêng đối với các trường ĐH, CĐ Sư phạm và các ngành đào tạo giáo viên. Cụ thể, mức điểm tối thiểu (không nhân hệ số) của các tổ hợp xét tuyển vào ĐH Sư phạm là 17 điểm, CĐ là 15 điểm và trung cấp sư phạm là 13 điểm.

Cũng trong năm 2018, Bộ GD&ĐT cũng đã tiến hành rà soát, quy hoạch lại hệ thống các trường Sư phạm; đổi mới phương thức xác định chỉ tiêu tuyển sinh đối với nhóm/ngành đào tạo giáo viên dựa trên nhu cầu sử dụng giáo viên của các địa phương và điều kiện đảm bảo chất lượng của từng trường. Bộ cũng triển khai các giải pháp khác để nâng cao chất lượng đào tạo, khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ ở các cấp, bậc học. Đồng thời, nhiều chính sách đãi ngộ cũng sẽ được thực hiện đối với đội ngũ nhà giáo và những người học ngành sư phạm để tạo động lực và thu hút nhân tài hơn cho ngành này.

Khan hiếm sách giáo khoa đầu năm học

Thời điểm đầu năm học 2018 - 2019, nhiều phụ huynh tại một số địa phương vất vả để mua sách giáo khoa cho con, nhất là những phụ huynh không đặt mua tại nhà trường. Tình trạng khan hiếm sách giáo khoa xảy ra ở các khối đầu cấp như lớp 1, lớp 6 và lớp 10, để có sách cho con, nhiều phụ huynh vất vả đi mua lẻ tại nhiều nơi, thậm chí bỏ tiền ra mua sách ở vỉa hè với giá cao hơn gấp 2 – 3 lần giá in trên bìa. Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam cũng đã giải thích nguyên nhân xảy ra tình trạng khan hiếm sách tại một số nơi, đồng thời lên kế hoạch in gấp sách để phục vụ nhu cầu của học sinh cả nước.

Tranh cãi cách đánh vần vuông, tròn, tam giác

Trước thềm khai giảng năm học mới 2018 - 2019, 1 clip hướng dẫn phụ huynh cách đánh vần tiếng Việt theo sách Tiếng Việt 1 - Công nghệ Giáo dục gây xôn xao dư luận. Sau đó, một đoạn clip với các ký tự hình: Tròn, vuông, tam giác bên cạnh các từ tiếng Việt khác cũng thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng về cách đọc “lạ”. Tranh cãi bùng nổ dữ dội trên mạng xã hội với những cụm từ “cách đánh vần lạ”, “thay đổi cách đọc, chữ viết mới”…

Tuy nhiên, với những phụ huynh, giáo viên lâu năm, đây là cách đánh vần, học ghép âm của Tiếng Việt 1 - Công nghệ Giáo dục đã được áp dụng tại một số nơi trong suốt hơn 40 năm qua. Sau đó, Bộ GD&ĐT cũng đã lên tiếng bày tỏ quan điểm về bộ tài liệu gây “bão mạng” do Giáo sư Hồ Ngọc Đại làm chủ biên. Theo Bộ GD&ĐT, các địa phương tiếp tục áp dụng trong năm học 2018 - 2019 ở những nơi đang triển khai và không mở rộng để giữ ổn định cho đến khi thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông mới.

Gian lận thi cử nghiêm trọng

Năm 2018, xảy ra liên tiếp các vụ gian lận điểm thi tại kỳ thi THPT Quốc gia 2018, từ một số bất thường trong điểm thi, nhiều học sinh có điểm thi thử thấp nhưng thi chính thức lại đạt điểm rất cao khiến dư luận đặt nghi vấn về điểm thi liệu có thực chất ở một số tỉnh, thành phía Bắc. Đã có hàng trăm bài thi có can thiệp điểm số được phát hiện ở Hà Giang và Sơn La. Nhiều bài thi trắc nghiệm ở Sơn La và Hòa Bình có dấu hiệu bị tẩy xóa nhưng không khôi phục được bài gốc. Một số thí sinh có tổng điểm được tăng lên đến 26,8 điểm, thậm chí 29,95 điểm so với trước đó.

Bộ GD&ĐT cho biết, sai phạm thi cử tại kỳ thi THPT Quốc gia 2018, đã phát hiện chính thức xử lý 11 người theo đúng quy định của pháp luật, xử lý với 151 trường hợp thí sinh theo quy chế và tới đây còn làm tiếp. Trong đó, số cán bộ giáo dục, nhà giáo đã bị xử lý kỷ luật, bắt giam là 11 (trong đó: Hà Giang 2; Sơn La 6; Hòa Bình 3). Số thí sinh đã bị xử lý là 151 trường hợp (trong đó: Hà Giang 114; Sơn La 29 và Lạng Sơn 8). Đầu tháng 12, Bộ GD&ĐT đã đưa ra phương án thi THPT Quốc gia cho năm 2019, với những điều chỉnh kỹ thuật nhằm hạn chế thấp nhất tiêu cực.

Cô giáo phạt học sinh 231 cái tát

Ngày 19/11, em Hoàng Long N., học sinh lớp 6.2 Trường THCS Duy Ninh (huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình) có nói tục ngoài sân trường, bị đội cờ đỏ ghi vào sổ. Cô giáo chủ nhiệm Nguyễn Thị Phương T đã bắt các bạn cùng lớp tát N liên tiếp. Tổng số học sinh 27 em, có 3 em quên vở bài tập, phải về nhà nên không tham gia “tát phạt" N. Còn lại mỗi em phải tát N đủ 10 cái. Theo học sinh phản ánh, nếu bạn nào tát nhẹ, người bị phạt sẽ tát ngược lại 10 cái nên N bị tát rất mạnh. Tổng số N bị tát 231 cái khiến em nhập viện tại Bệnh viện đa khoa Dinh Mười của huyện Quảng Ninh vào ngày 19/11. Khi đó 2 má thâm đen, sưng tấy, khó nhai nuốt.

Sau khi sự việc được báo chí nêu, Bộ GD&ĐT đã có công văn yêu cầu Sở GD&ĐT Quảng Bình kiểm tra, xử lý và có báo cáo sớm nhất về Bộ. Sở GD&ĐT Quảng Bình cũng đã tiến hành kiểm tra, xem xét cho ra khỏi ngành cô giáo bắt học sinh tát bạn 231 cái. Đây không phải lần đầu diễn ra hình phạt giáo viên để học sinh tát vào mặt nhau. Trước đó, ngày 5/11, tại Trường Tiểu học Trần Văn Ơn (quận Tân Bình, TP HCM) cũng xảy ra sự việc nhiều học sinh bị cô giáo bắt tự tát lên mặt mình tổng cộng 32 cái…

Quang Anh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Đăng ký giải chạy trên mạng, người phụ nữ mất hơn 550 triệu đồng

Đăng ký giải chạy trên mạng, người phụ nữ mất hơn 550 triệu đồng

Pháp luật - 28 phút trước

GĐXH - Lên mạng đăng ký giải chạy Marathon cho cháu, người phụ nữ nhiều lần bị yêu cầu nộp tiền vào tài khoản. Theo đó, số tiền bị lừa lên đến hơn nửa tỉ đồng.

Hà Nội cấm các trường vận động học sinh không thi vào lớp 10 công lập

Hà Nội cấm các trường vận động học sinh không thi vào lớp 10 công lập

Giáo dục - 31 phút trước

Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các đơn vị, nhà trường tuyệt đối không vận động học sinh không đăng ký thi tuyển sinh lớp 10 các trường THPT công lập năm học 2024 - 2025.

Thông tin ai cũng muốn biết: Tiền lương của công chức, viên chức được bao nhiêu sau cải cách tiền lương?

Thông tin ai cũng muốn biết: Tiền lương của công chức, viên chức được bao nhiêu sau cải cách tiền lương?

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Từ 1/7/2024, thực hiện tổng thể cải cách tiền lương, lương của công chức, viên chức tăng lên đáng kể. Vậy mức tăng sẽ như thế nào?

Cận cảnh hiện trường cháy rụi 40 xe điện du lịch ở Hội An

Cận cảnh hiện trường cháy rụi 40 xe điện du lịch ở Hội An

Thời sự - 2 giờ trước

Rạng sáng nay 8/5, một vụ hỏa hoạn bất ngờ xảy ra tại khuôn viên trường Cao đẳng Điện lực Miền Trung, tại thành phố Hội An, Quảng Nam, khiến 40 xe điện chở khách du lịch bị thiêu rụi.

Tin vui cho những người làm hộ chiếu, loại passport mới mang cả loạt lợi ích khi đi máy bay

Tin vui cho những người làm hộ chiếu, loại passport mới mang cả loạt lợi ích khi đi máy bay

Thời sự - 4 giờ trước

GĐXH - Loại hộ chiếu (passport) mới này mang nhiều tính năng nổi trội, người dân được hưởng cả tá quyền lợi nếu sở hữu chúng.

Nhóm thanh thiếu niên mang hung khí, thấy ai ‘ngứa mắt’ là đuổi đánh

Nhóm thanh thiếu niên mang hung khí, thấy ai ‘ngứa mắt’ là đuổi đánh

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Nhóm đối tượng khoảng 20 người mang theo hung khí để giải quyết mâu thuẫn với đối thủ. Không gặp được, chúng quyết định “lang thang” trên đường, thấy ai nghi ngờ là đánh.

Cháy rụi 40 xe điện trong khuôn viên Trường CĐ Điện lực Miền Trung

Cháy rụi 40 xe điện trong khuôn viên Trường CĐ Điện lực Miền Trung

Thời sự - 6 giờ trước

40 xe điện du lịch bị thiêu rụi khi đang đỗ trong khuôn viên Trường Cao đẳng Điện lực Miền Trung ở TP Hội An, tỉnh Quảng Nam.

Làm rõ vụ ẩu đả giữa nhóm thanh niên với người đàn ông ở Huế

Làm rõ vụ ẩu đả giữa nhóm thanh niên với người đàn ông ở Huế

Pháp luật - 6 giờ trước

GĐXH - Công an TP Huế (Thừa Thiên Huế) đang xác minh, làm rõ vụ ẩu đã giữa nhóm thanh niên với người đàn ông xảy ra trên địa bàn.

Đến nhà bạn uống rượu, gặp bé gái 8 tuổi liền nảy sinh ý đồ đồi bại

Đến nhà bạn uống rượu, gặp bé gái 8 tuổi liền nảy sinh ý đồ đồi bại

Pháp luật - 6 giờ trước

GĐXH - Sau khi đã uống rượu, Thật nảy sinh ý định thực hiện hành vi phạm tội.

Tiết lộ bất ngờ về người quản lý trang web đồi trụy 'Thiên địa'

Tiết lộ bất ngờ về người quản lý trang web đồi trụy 'Thiên địa'

Pháp luật - 7 giờ trước

Người điều hành trang "Thiên địa" với cáo buộc phát tán 19 triệu nội dung đồi trụy là đối tượng bảo trợ xã hội, thuộc diện khuyết tật nặng.

Tin sáng 8/5: Người đọc Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đã khóc khi thấy trời đổ mưa; Miền Bắc chuẩn bị đón không khí lạnh

Tin sáng 8/5: Người đọc Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đã khóc khi thấy trời đổ mưa; Miền Bắc chuẩn bị đón không khí lạnh

Xã hội

GĐXH - "Trước khi vào lễ, trời đổ mưa, tôi và các anh em trong đội nhìn các khối bị dầm mưa nhưng vẫn nghiêm trang đứng đó. Chúng tôi đã khóc..."; Từ rạng sáng nay, không khí lạnh yếu bắt đầu ảnh hưởng đến thời tiết nước ta, gây mưa dông diện rộng cho các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ, vùng núi có mưa to đến rất to.

Top