Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những rủi ro về sức khỏe khi mẹ bầu nuôi thú cưng

Thứ sáu, 09:35 29/09/2023 | Dân số và phát triển

Khi mang thai hoặc mới sinh con không phải là thời điểm tốt nhất để nuôi chó và mèo. Một số vật nuôi tiềm ẩn những rủi ro về sự an toàn và sức khỏe mà phụ nữ mang thai cần chú ý.

1. Bệnh lây truyền từ động vật sang người

Đối với một số gia đình, thú cưng đã từ lâu được xem như một thành viên trong nhà. Tuy nhiên, mẹ bầu nên thận trọng vì một số bệnh truyền nhiễm có thể được lây từ vật nuôi. Mẹ bầu nên lưu ý khi trong nhà có thú nuôi, cần học cách chăm sóc chúng giữ an toàn cho thai nhi.

Những rủi ro về sức khỏe khi mẹ bầu nuôi “thú cưng”? - Ảnh 2.

Mẹ bầu nên lưu ý khi trong nhà có thú nuôi, cần giữ an toàn cho bản thân và thai nhi.

Bệnh lây truyền từ động vật sang người là một căn bệnh mà động vật có thể truyền sang người. Các loài động vật khác nhau có những loại vi trùng khác nhau mà chúng có thể truyền sang gây bệnh cho con người.

Một số bệnh lây truyền từ động vật sang người nhẹ và dễ điều trị nhưng có những bệnh có thể nguy hiểm, đặc biệt đối với trẻ em, những người có hệ miễn dịch yếu và phụ nữ mang thai. Dưới đây là một số bệnh nhiễm trùng mà động vật có thể truyền sang người.

Bệnh nhiễm khuẩn salmonella

Salmonellosis là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn salmonella. Khi nhắc đến vi khuẩn salmonella có thể nghĩ đến thực ăn gây ngộ độc thực phẩm nhưng cũng có thể từ vật nuôi của mình. Salmonella gây sốt, tiêu chảy, nôn mửa và đau dạ dày. Tiêu chảy và nôn mửa có thể dẫn đến mất nước và mặc dù hiếm gặp nhưng bệnh nhiễm khuẩn salmonella có thể gây nhiễm trùng máu (nhiễm khuẩn huyết) hoặc viêm màng não. Mẹ bầu cũng có thể truyền vi khuẩn sang con.

Bệnh Toxoplasmosis

Toxoplasmosis là một bệnh nhiễm trùng phổ biến do ký sinh trùng. Khả năng ảnh hưởng đến em bé là rất thấp nhưng nếu bệnh toxoplasmosis truyền sang em bé trong thời kỳ đầu mang thai có thể gây sảy thai, thai chết lưu hoặc khuyết tật bẩm sinh.

Bệnh dại

Bệnh dại lây lan qua nước bọt của động vật mang virus bệnh dại. Chó, mèo mắc bệnh dại có thể truyền bệnh cho một con vật khác hoặc con người với các triệu chứng như sốt, ớn lạnh và yếu cơ. Sau đó, nó bắt đầu tác động lên não gây lú lẫn, lo lắng, khó ngủ. Sau khi tiếp xúc với bệnh dại, có thể phải mất một tuần hoặc hơn thì các triệu chứng mới xuất hiện.

Điều cần thiết là phải được điều trị ngay lập tức. Vì vậy, khi đang mang thai bị chó, mèo cắn hoặc vào bất kỳ thời điểm nào khác, nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được tiêm phòng bệnh dại ngăn chặn virus trước khi các triệu chứng bắt đầu và phương pháp điều trị này được coi là an toàn cho các bà mẹ mang thai và cho con bú. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh dại sẽ gây tử vong.

Bệnh Lyme

Bệnh Lyme xuất phát từ một loại vi khuẩn lây lan qua vết cắn của bọ ve bị nhiễm bệnh. Bệnh có triệu chứng giống như cúm với phát ban, gây đau khớp , mệt mỏi và yếu cơ. Vì bọ ve có thể bám vào động vật nên thú cưng có thể khiến mẹ bầu có nguy cơ mắc bệnh Lyme. Bệnh Lyme có thể được điều trị thành công bằng kháng sinh và việc điều trị này an toàn trong thai kỳ. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy rằng nếu không điều trị, bệnh Lyme có thể gây nguy hiểm cho thai phụ và thai nhi.

2. Những mối quan tâm về an toàn khác khi nuôi thú cưng

Những rủi ro về sức khỏe khi mẹ bầu nuôi “thú cưng”? - Ảnh 4.

Nên cho chó mèo đi khám sức khỏe, tiêm phòng và diệt giun sán, bọ ve định kỳ.

Chó

Chó thường an toàn cho các bà mẹ mang thai và trẻ sơ sinh nếu con chó khỏe mạnh, được tiêm chủng đầy đủ thì việc chăm sóc chó không gây ra bất kỳ vấn đề gì cho bạn trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, để giữ an toàn khi ở gần chó cần:

  • Chó nuôi phải được đi khám và tiêm phòng định kỳ.
  • Hãy cẩn thận khi ở gần những con chó lớn, ngay cả khi chúng thân thiện. Những con chó lớn có thể nhảy và vô tình làm ngã mẹ bầu hoặc đang bế trẻ sơ sinh.
  • Theo dõi bất kỳ thay đổi hành vi nào ở con chó. Một số con chó có thể ghen tị, có thể khó chịu nếu người mẹ chú ý đến đứa con mới chào đời.
  • Cố gắng ngăn ngừa chó cắn bằng cách cẩn thận khi ở gần những con chó mà bạn không quen biết và chú ý đến các tín hiệu hành vi của chó khi bạn đưa bé về nhà.
  • Bảo vệ bản thân, gia đình và chó khỏi bọ ve và vết cắn bằng cách cho chó đi khám và uống thuốc diệt ve chó định kỳ.

Mèo

Giống như chó, phải đề phòng những vết cắn, vết trầy xước và bọ ve. Nhưng với mèo, phải cẩn thận hơn trong việc xử lý phân mèo. Phân mèo có thể chứa ký sinh trùng gây bệnh toxoplasmosis.

Mặc dù bệnh toxoplasmosis là một bệnh nhiễm trùng khá phổ biến nhưng hiếm khi mắc bệnh này khi đang mang thai và ảnh hưởng đến thai kỳ hoặc em bé. Nếu đã ở gần mèo một thời gian, rất có thể mẹ bầu hoặc sản phụ đã bị phơi nhiễm và hiện miễn dịch với nó. Tuy nhiên, không phải con mèo nào cũng có ký sinh trùng. Mèo trong nhà hiếm khi mắc bệnh toxoplasmosis, nhưng nếu mèo đi ra ngoài có thể nhiễm bệnh từ chất thải của những con mèo khác. Khi mèo bị nhiễm trùng, chúng sẽ phát bệnh trong khoảng sáu tuần.

Khả năng mắc bệnh toxoplasmosis hoặc bất kỳ bệnh nào khác từ mèo là thấp, nhưng tốt nhất nên đảm bảo an toàn. Dưới đây là một số mẹo để ngăn ngừa phơi nhiễm:

  • Rửa tay thường xuyên.
  • Nên nhờ người khác dọn dẹp và thay hộp vệ sinh cho mèo.
  • Tránh cho mèo ăn thịt sống vì chúng có nhiều khả năng chứa ký sinh trùng.
  • Giữ hộp vệ sinh sạch sẽ bằng cách vệ sinh mỗi ngày. Bệnh toxoplasmosis phải mất từ 1 đến 5 ngày mới lây nhiễm, vì vậy hãy loại bỏ phân mèo ngay trước khi nó trở thành mối nguy hiểm.
  • Đưa mèo đến bác sĩ thú y định kỳ để kiểm tra và tiêm phòng, xét nghiệm bệnh toxoplasmosis.
  • Bác sĩ cũng có thể kiểm tra xem bạn có tiếp xúc với ký sinh trùng hay không.

Bất kỳ thú cưng nào cũng có thể gây nguy hiểm vì vậy cần chủ quan phòng tránh những rủi ro tiềm ẩn. Thú cưng có thể mang một số bệnh và có thể truyền sang người nhưng nếu được chăm sóc đúng cách và vệ sinh tốt, rất hiếm khi mắc phải căn bệnh nguy hiểm từ thú cưng.

Bảo Châu
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 6 giờ trước

GĐXH - Với loại bệnh tan máu bẩm sinh, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ, bệnh nhân sẽ gặp nhiều biến chứng khiến chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động. Một số trường hợp không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh nhân có thể tử vong từ khi còn nhỏ.

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Hen suyễn là một tình trạng hô hấp phổ biến được đặc trưng bởi viêm và thu hẹp đường thở, nhưng nó thường tồn tại cùng với các bệnh khác, làm trầm trọng thêm các triệu chứng và khiến việc điều trị trở nên phức tạp hơn…

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất thiết yếu và hạn chế các thực phẩm có thể giúp phòng và điều trị khi bà mẹ cho con bú bị tắc tia sữa.

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Phần lớn mọi người nhận thức được căng thẳng có ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm lý, nhưng không ngờ rằng nó có thể tác động đến khả năng sinh sản ở cả nam lẫn nữ. Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng thụ thai khó khăn.

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Quá trình chuyển đổi mãn kinh tự nhiên là một quá trình diễn ra dần dần trong vài năm. Nó thường bắt đầu khi một người ở độ tuổi 40 - 50, với độ tuổi mãn kinh trung bình là 52 tuổi.

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Nhằm giúp các bạn trẻ có sự lựa chọn đúng đắn về hôn nhân cũng như quyết định mang thai và sinh ra những đứa con không mắc bệnh Thalassemia - tan máu bẩm sinh, việc khám sức khỏe tiền hôn nhân vô cùng quan trọng. Theo đó, công tác tuyên truyền, tư vấn về Thalassemia cần được triển khai rộng khắp, qua đó thay đổi nhận thức mỗi người, mỗi gia đình.

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Bệnh tan máu bẩm sinh (hay còn gọi bệnh Thalassemia) là một bệnh di truyền – bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính.

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Sáng ngày 6/5, tại Trạm y tế xã Hương Trạch, Trung tâm y tế huyện Hương Khê, Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã, Trạm y tế tổ chức Lễ phát động Chiến dịch truyền thông, cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, khám sàng lọc chăm sóc sức khỏe cho người dân và nâng cao chất lượng dân số năm 2024.

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Ngày Thalassemia thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày 8/5, giúp những người mắc bệnh này sống khỏe mạnh hơn, lâu hơn và hiệu quả hơn. Thông qua ngày Thalassemia người bệnh chia sẻ kiến thức, trao đổi thông tin, tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức có mục tiêu và giáo dục chất lượng về bệnh Thalassemia.

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ (quá trình chuyển sang mãn kinh) thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Giai đoạn này có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào từ cuối độ tuổi 30 đến 50 và kéo dài trung bình 4 năm, thậm chí kéo dài đến 8 năm.

Top