Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những người này rất dễ mắc các bệnh mùa thu

Thứ tư, 18:35 13/09/2017 | Sống khỏe

GiadinhNet - Họ đang khỏe mạnh, nhưng tự dưng rất dễ bị mắc bệnh mùa thu.

Các bệnh dễ mắc mùa thu

Mùa thu mát mẻ, không quá lạnh hay quá nóng, không có nhiều phấn hoa, côn trùng như mùa xuân. Nhưng rất nhiều người dễ bị đau ốm mùa thu do mưa nắng, nóng lạnh thất thường, độ ẩm cao...

1. Bệnh nhiễm siêu vi

Chia sẻ trên website, BS. Nguyễn Tâm Long (Khoa Nhi, Bệnh viện TƯQĐ 108) cho hay, đặc điểm nổi bật của bệnh là sốt cao đột ngột > 39 độ C liên tục. Dùng thuốc hạ sốt, thân nhiệt có giảm một thời gian rồi lại tăng lên. Kèm theo phát ban, đau bụng, nôn, tiêu chảy. Nhiễm siêu vi thường xuất hiện cấp tính, trẻ hết sốt sau 3 – 5 ngày, khỏe lại từ từ.


Chứng dị ứng rất dễ mắc mùa thu. Ảnh minh họa.

Chứng dị ứng rất dễ mắc mùa thu. Ảnh minh họa.

2. Dị ứng “gõ cửa”

Mùa thu chứng dị ứng bùng phát mạnh, rất dễ nhầm với cảm lạnh. Đa phần sẽ bị hắt hơi, nghẹt mũi, khó thở, nổi mẩn, mề đay, ngứa mắt, đỏ mắt, chảy nước mắt, viêm da, đau bụng, nôn ói…

Do đó cần nâng cao sức đề kháng bằng cách bổ sung vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin C, D, B để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

Mỗi ngày nên uống 2 cốc nước chè xanh giúp tăng sức đề kháng của các tế bào miễn dịch gấp 5 lần.

3. Chứng đau họng

Chứng đau họng do vi khuẩn gây ra làm sưng họng, sốt, ớn lạnh, đau đầu, buồn nôn… Chứng này cần chữa trị sớm để tránh diễn tiến xấu thành bệnh đường hô hấp, phải chữa trị lâu bằng kháng sinh.

Bệnh đường hô hấp gồm viêm họng do siêu vi, viêm phế quản, viêm hô hấp trên/ dưới... khiến trẻ đột ngột sốt vài ngày, hắt xì hơi, ngạt mũi, chảy nước mắt, đau họng, ho… Nếu chỉ bội nhiễm khuẩn do siêu vi sẽ tự khỏi sau 4 - 5 ngày.

Nhưng bố mẹ cần theo dõi cho trẻ, vì bệnh hay tiến triển thành viêm phổi rất nguy hiểm trong thời gian ngắn.

4. Cảm cúm

Do vi rút lây lan qua không khí, hoặc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, gây nghẹt mũi, chảy nước mũi, sốt, đau đầu… Nếu sốt cao cần đi viện ngay, nhất là trẻ em vì dễ bị biến chứng nguy hiểm đường hô hấp.

5. Bệnh nhiễm trùng mắt

Mùa thu là lúc dịch đau mắt đỏ hay tái phát và rất dễ lây, nhất là trẻ em.

Phòng bệnh bằng cách không lấy tay dụi mắt, không dùng chung vật dụng cá nhân (khăn, áo, gối...), nhỏ nước muối sinh lý hàng ngày.

5. Bệnh đường tiêu hóa

Mùa thu học sinh đi học. Các tác nhân từ bảng, phấn, giẻ lau... và thói quen quẹt mũi, cắn móng tay, bốc thức ăn… mà không rửa tay, hoặc rửa tay không có xà phòng… rất dễ làm trẻ bị mắc các bệnh về đường tiêu hóa. Thói quen ăn quà vặt ngoài cổng trường dễ làm trẻ bị ngộ độc thực phẩm, rối loạn tiêu hóa.

6. Bệnh sốt xuất huyết

Mùa thu năm nay dịch sốt xuất huyết đang ở đỉnh cao, trẻ dưới 15 tuổi hay mắc, tốc độ lan truyền nhanh, chưa có thuốc đặc trị, hay tái phát và lần sau nguy hiểm hơn lần trước.

Nếu trẻ sốt cao (từ 38,5 độ trở lên) liên tục 2 ngày, có những chấm đỏ trên da, chảy máu cam, chảy máu răng, nôn ra máu hoặc tiêu phân đen… cần cho trẻ đi khám và điều trị ngay.

Mọi người không nên tự điều trị sốt xuất huyết ở nhà vì dễ đoán nhầm bệnh, uống sai thuốc sẽ nguy hiểm tính mạng.

7. Sốt phát ban

Nếu bệnh do vi rút sởi gây ra gọi là ban đỏ, bệnh gây ra bởi virus rubella còn gọi là ban đào. Sốt phát ban lây truyền qua đường hô hấp, khiến trẻ mệt mỏi, đau đầu, sổ mũi, đau họng, viêm kết mạc mắt, niêm mạc vòm họng, có thể xuất hiện những chấm xuất huyết nhỏ. Hai bên cổ, sau tai xuất hiện hai hạch sưng to và đau. Da trẻ xuất hiện những nốt đỏ nhỏ li ti ở vùng mặt rồi lan nhanh ra toàn thân và chân tay.

8. Bệnh tay – chân – miệng:

Dịp này bệnh tay chân miệng vào mùa. Trẻ có thể bị sốt nhẹ thoáng qua, hoặc sốt cao 39 – 40 độ C, mỏi mệt, kém ăn, đau họng… và xuất hiện những nốt ban hồng khoảng 2mm ở miệng, da lòng bàn tay, gan bàn chân, đôi khi ở mông, cẳng chân. Bệnh dễ lây thành dịch, nếu không chăm sóc và điều trị đúng sẽ biến chứng, dẫn đến tử vong.

Mùa thu còn dễ mắc các chứng viêm tai, viêm tắc thanh quản, khí quản do viêm nhiễm vi rút (gây thở khò khè, ho đêm), bệnh nhiễm trùng đường tiểu (do nhịn tiểu, uống ít nước… phổ biến ở bé gái), bị căng thẳng tâm lý do thời tiết…


Học sinh các lứa tuổi rất dễ ốm mùa thu. Ảnh minh họa.

Học sinh các lứa tuổi rất dễ ốm mùa thu. Ảnh minh họa.

Ai dễ bị đau ốm mùa thu?

Mùa thu những người dễ mắc bệnh, đau ốm mùa thu nhất là học sinh các lứa tuổi, càng nhỏ càng dễ ốm, bởi sau thời gian nghỉ hè ở nhà sạch sẽ, mát mẻ, học sinh trở lại môi trường học đường đông đúc… đúng mùa dịch bệnh hoành hành, vi khuẩn, virus lây lan nhanh chóng - nhất là dịch sốt xuất huyết và các bệnh dễ lây nhiễm.

Hoặc bố mẹ thấy trời mát mẻ dễ chịu nên hay cho con trẻ đi chơi nơi đông đúc, hay tới lớp học, cơ quan, nhà bạn bè… khiến trẻ em và người già yếu dễ nhiễm bệnh.

Mùa thu đặc biệt nguy hiểm với dân văn phòng và những người hay ở trong phòng máy lạnh, lại đóng kín cửa và để chế độ lạnh hơn nhiều so với nhiệt độ bên ngoài, nên rất dễ bị cảm lạnh, bệnh truyền nhiễm và đặc biệt là chứng bệnh mệt mỏi, ủ rũ mà không hiểu vì sao.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Theo Lương y quốc gia Anh Đào (nguyên bác sĩ Viện Y học cổ truyền Quân đội), mùa thu phòng bệnh hơn chữa bệnh, chăm sóc bồi dưỡng giúp cơ thể tăng sức đề kháng sẽ hạn chế được ốm đau. Thói quen dùng thuốc bừa bãi nên nhiều người vào bệnh viện muộn, làm bệnh tăng nặng.

Vì thế, khi ho, sốt, chảy mũi… cũng cần đi khám, nhất là trẻ em để điều trị đúng, loại trừ bệnh nguy hiểm và mau lành. Ngoài ra cần:

- Bổ sung dinh dưỡng, uống nước đủ (khoảng 8 cốc/ngày, tùy thể lực), Bổ sung khoáng chất (sắt, DHA, omega 3…), ăn uống vệ sinh, thực phẩm dễ tiêu hóa, ít dầu mỡ, cân đối giữa chất đạm, bột, chất xơ.

- Nên ăn nhiều cam, quýt, lê, dâu tây, rau cần, ớt xanh, trà xanh, trái cây tươi, rau cải xanh… để bổ sung vitamin C ngừa cảm cúm, tăng sức đề kháng, thải độc, phục hồi tế bào bị thương tổn.

- Chất kẽm giúp tăng sức đề kháng, là khắc tinh của vi rút, có trong thịt nạc, hàu, gan lợn, các loại cá, lòng đỏ trứng… .

- Vitamin A trong cà rốt, gan động vật, thịt đỏ, rau ngót, đu đủ… giúp ổn định màng tế bào, tăng khả năng miễn dịch. Cơ thể thiếu vitamin A, giảm khả năng kháng vi rút, vi khuẩn, chức năng bảo vệ đường hô hấp yếu đi…

- Bổ sung Caroten có trong dưa hấu, dưa vàng, rau ngò, cải bó xôi… Bổ sung Vitamin E có trong dầu đậu nành, hạt điều, hạt dẻ…

- Tỏi phòng ngừa cảm cúm rất tốt khi sụt sịt.

- Bữa sáng nên ăn no ở nhà để tránh ăn quà vặt ngoài đường.

- Nếu nắng nóng thì nấu những chất mát (bổ âm) giải nhiệt như chè đậu đen, bột sắn dây, nước chanh, cam vắt, sinh tố hoa quả… cho trẻ ăn.

- Chăm rèn tập thể dục thể thao, đi bộ đúng cách...

Ngọc Hà

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 4 giờ trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 8 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Đột phá mới: Có thể phát hiện ung thư nguy hiểm trong vài phút

Đột phá mới: Có thể phát hiện ung thư nguy hiểm trong vài phút

Sống khỏe - 8 giờ trước

Các thử nghiệm ban đầu cho thấy, chỉ cần một giọt máu rất nhỏ có thể phát hiện ba dạng ung thư nguy hiểm nhất và sẽ cần nhiều thời gian hơn nữa để thí nghiệm trên diện rộng thì mới có thể đưa vào thực tiễn.

8 loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất tốt cho phụ nữ

8 loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất tốt cho phụ nữ

Sống khỏe - 12 giờ trước

Đối với phụ nữ, việc mang thai, sinh nở hay tuổi tác khiến cơ thể dễ thiếu hụt các vitamin và khoáng chất thiết yếu. Những dưỡng chất đó là gì và chị em nên bổ sung những thực phẩm nào trong chế độ ăn uống hằng ngày?

Giải pháp hỗ trợ bổ sung canxi cho người Việt

Giải pháp hỗ trợ bổ sung canxi cho người Việt

Sống khỏe - 13 giờ trước

Đau nhức xương khớp, mỏi gối, tê tay mỗi khi trái gió trở trời là tình trạng chung của nhiều người cao tuổi khi bước vào giai đoạn xương lão hóa. Nếu trước đây phải sau độ tuổi 50 mới hay xuất hiện các triệu chứng đau xương khớp thì ngày nay độ tuổi mắc bệnh đang ngày càng trẻ hóa và phổ biến.

Bé 4 tuổi tử vong do ăn trứng sai cách, người Việt cần bỏ ngay thói quen luộc trứng theo cách này

Bé 4 tuổi tử vong do ăn trứng sai cách, người Việt cần bỏ ngay thói quen luộc trứng theo cách này

Sống khỏe - 13 giờ trước

GĐXH - Việc ăn trứng luộc lòng đào, để lâu trong tủ lạnh chính là nguyên nhân gây nên cái chết của bé trai xấu số.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 16 giờ trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Tập luyện ở người bệnh sau nhồi máu cơ tim cấp

Tập luyện ở người bệnh sau nhồi máu cơ tim cấp

Sống khỏe - 17 giờ trước

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy lợi ích của các chương trình tập luyện thể dục với các cường độ khác nhau trong phòng ngừa cũng như điều trị người bệnh nhồi máu cơ tim.

2 phụ nữ bị vỡ túi ngực mà không biết, chuyên gia cảnh báo biến chứng khó lường, chị em nâng ngực có dấu hiệu này cần khám ngay

2 phụ nữ bị vỡ túi ngực mà không biết, chuyên gia cảnh báo biến chứng khó lường, chị em nâng ngực có dấu hiệu này cần khám ngay

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Vỡ túi ngực thường có biểu hiện như đau nhức hoặc sưng, hoặc thay đổi về kích thước, hình dạng... Các bác sĩ khuyến cáo khi có dấu hiệu này cần gặp bác sĩ ngay để được kiểm tra sớm nhất.

Xoa bóp bấm huyệt có lợi ích gì với người loãng xương?

Xoa bóp bấm huyệt có lợi ích gì với người loãng xương?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Loãng xương là một căn bệnh mà lực của xương bị suy giảm, cấu trúc xương bị tổn hại dễ gãy đột ngột khi có lực bên ngoài tác động vào. Xoa bóp xương khớp góp phần phòng bệnh loãng xương và ngăn ngừa gãy xương.

Top