eMagazine

Những ngày tháng không thể nào quên của hơn 300 thầy trò Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương - Ảnh 1.

Trường Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương là một trong những đơn vị đưa đoàn tình nguyện chi viện TP.HCM để hỗ trợ chống dịch COVID-19 với 9 cán bộ và 312 sinh viên các ngành: Xét nghiệm, y đa khoa, điều dưỡng. Trong số này, nhiều sinh viên đã từng tham gia chi viện và có kinh nghiệm trong các đợt chống dịch tại các tỉnh Hải Dương, Bắc Ninh và Bắc Giang.

Những ngày tháng không thể nào quên của hơn 300 thầy trò Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương - Ảnh 2.

Theo chân nhóm sinh viên trường Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương trong một buổi lấy mẫu xét nghiệm, chúng tôi mới thực sự cảm nhận được sự khó khăn, vất vả của những người làm công tác phòng chống dịch. Dù phải đối mặt với dịch bệnh nguy hiểm, thời tiết khắc nghiệt, thậm chí không có thời gian nghỉ ngơi, ăn uống nhưng với tinh thần, nhiệt huyết và trách nhiệm…, các em vẫn khoác trên mình bộ đồ bảo hộ kín mít, nhanh chóng hoàn thành công việc, đồng lòng, quyết tâm đẩy lùi bệnh dịch.

Những ngày tháng không thể nào quên của hơn 300 thầy trò Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương - Ảnh 3.

Ông Trần Quang Cảnh - Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương có mặt tại TP.HCM từ những ngày dịch COVID-19 bắt đầu nóng chia sẻ: "Trải qua những đợt dịch ở Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, các em sinh viên đều đã có kinh nghiệm chống dịch và thành thạo công việc của mình. Ngay sau khi nhận lệnh từ Bộ Y tế, mọi người không ngại dịch bệnh, sẵn sàng vào miền Nam để chi viện, tiếp sức thêm cho TP.HCM. Trước khi đi chống dịch, sinh viên của chúng tôi cũng đã được tập huấn kĩ. Mỗi ngày khi bắt đầu công việc, các nhóm sẽ được họp, bàn lại kế hoạch để đạt được hiệu quả công việc cao nhất. Với nhiệt huyết, tinh thần của tuổi trẻ, thầy trò trường Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương quyết tâm cùng TP.HCM đẩy lùi dịch bệnh".

Những ngày tháng không thể nào quên của hơn 300 thầy trò Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương - Ảnh 4.

Không chỉ có sinh viên, nhiều thầy cô cũng xung phong ghi tên mình vào hỗ trợ vùng dịch. Luôn sát cánh, giúp đỡ cùng sinh viên, cô Vũ Thị Hằng, giảng viên Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương cho biết: "Đoàn có hơn 300 sinh viên nên sẽ chia làm 2 đội để đến các quận, huyện tại TP.HCM lấy mẫu xét nghiệm. Mỗi ngày các em sẽ bắt đầu làm việc từ 6-7h sáng đến 1-2h hôm sau, thậm chí là muộn hơn, miễn là xong việc mới được về. Khối lượng công việc lớn nên chúng tôi chia làm 2 ca sáng và tối để các em có thời gian nghỉ ngơi. Có những hôm nhìn sinh viên của mình mệt, oải, không ăn được cơm, chúng tôi cũng cảm thấy rất xót, thương các em, có những hôm nghe tâm sự mà không cầm được nước mắt,…

Vừa kết thúc đợt dịch ở Bắc Ninh, Bắc Giang chưa được bao lâu thì đoàn lại tiếp tục vào TP.HCM. Thầy trò đều động viên nhau, dù khó khăn, nguy hiểm nhưng đây cũng là một cơ hội tốt để các em tập dượt, có kinh nghiệm sau này ra ngoài đi làm, tất cả cùng cố gắng vượt qua giai đoạn này".

Những ngày tháng không thể nào quên của hơn 300 thầy trò Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương - Ảnh 5.

Trong quá trình đi lấy mẫu xét nghiệm tại phường 25, quận Bình Thạnh, em Vũ Minh Hằng, lớp xét nghiệm 11 tâm sự: "Thời gian đầu vào TP.HCM làm việc, do việc sinh hoạt, giờ giấc của người dân khác nên có những hôm chúng em phải làm việc tới đêm muộn mới xong. Dần dần, mọi người cũng thích nghi, mệt nhưng cảm thấy mình được cống hiến vẫn rất có động lực. 

Khi em đi vào vùng dịch, bố mẹ em ở nhà rất lo lắng. Lúc đăng ký tình nguyện, em có hỏi ý kiến nhưng bố mẹ không cho đi vì những đợt dịch trước ở Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang em đã đi rồi. Nhưng dù bố mẹ có nói vậy, em vẫn quyết tâm vào TP.HCM để cùng góp sức nhỏ của mình chống dịch. Có thể đây sẽ là kỉ niệm không bao giờ quên trong quãng đời làm sinh viên của em. Không chỉ em mà tất cả các bạn sẽ đều cố gắng hoàn thành tốt công việc, nhiệm vụ của mình, dù phải đối mặt với khó khăn, nguy hiểm, vất vả nhưng sẽ không ai bỏ cuộc".

Những ngày tháng không thể nào quên của hơn 300 thầy trò Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương - Ảnh 7.

Những "chiến sỹ" vào vùng dịch phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, nguy hiểm nhưng ai cũng mong muốn có thể cống hiến một phần nhỏ sức lực của mình để đẩy lùi COVID-19. Động lực để làm được điều đó là sự hi sinh, là nhiệt huyết, sự đoàn kết của tập thể và đôi khi chỉ là lời cảm ơn chân thành cũng khiến động lực đó được tiếp thêm sức mạnh.

Chia sẻ thêm về những khó khăn khi vào vùng dịch làm việc, em Trần Thị Diệp, lớp Xét nghiệm 11 nói: "Chúng em đã vào TP.HCM gần 1 tháng rồi. Mới đầu vào đây gần như ai cũng bỡ ngỡ về cả sinh hoạt và công việc, tuy nhiên được sự giúp đỡ của mọi người, đặc biệt là các thầy cô nên mọi việc thuận lợi hơn.

Những ngày tháng không thể nào quên của hơn 300 thầy trò Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương - Ảnh 8.

Dù công việc có vất vả, bận rộn nhưng các em sinh viên hỗ trợ chống dịch tại TP.HCM vẫn luôn tràn đầy nhiệt huyết.

Khi đăng kí tình nguyện, chúng em đã biết trước phải đối diện với khó khăn, vất vả, nguy hiểm nhưng mọi người trong đoàn đều cố gắng khắc phục, nhất là các thầy cô luôn tạo điều kiện tốt nhất để sinh viên hoàn thành công việc.

Điều mà chúng em lo lắng nhất khi vào vùng dịch là tình hình sức khỏe của người dân. Còn bản thân là những nhân viên y tế tương lai nên sẽ chủ động bảo vệ sức khỏe cho mình".

Những ngày tháng không thể nào quên của hơn 300 thầy trò Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương - Ảnh 9.

Các em sinh viên Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương cùng nhau chụp lại ảnh kỉ niệm trong những ngày chống dịch tại TP.HCM.

Khi được hỏi về những kỉ niệm, niềm vui khi chống dịch tại TP.HCM, Diệp chia sẻ: "Có những hôm đi làm, công việc rất mệt nhưng được bà con động viên "cố lên con nhé" hay "mặc đồ bảo hộ có nóng không con", "mặc kệ trên mạng người ta nói gì nhé, cố lên", chúng em cảm thấy ấm lòng và cảm động vô cùng. Thực sự lúc đó cảm thấy tinh thần phấn chấn hẳn lên, mọi mệt mỏi, buồn phiền tan biết hết.

Công việc của bọn em khi bắt đầu mặc đồ bảo hộ sẽ không thể sử dụng điện thoại, ăn uống hay làm việc riêng được. Chỉ có khi hoàn thành công việc mới được cởi đồ bảo hộ ra và trở về nhà. Chính vì vậy có hôm bố mẹ em gọi không được nên lo lắng suốt đêm, nhất định đợi đến lúc con về mới yên tâm đi ngủ…"

Còn em Nguyễn Danh Hạnh, lớp Xét nghiệm 12B tâm sự: "Em còn nhớ hôm đó mới chống dịch ở Bắc Giang, đoàn của em đang cách ly được mấy ngày thì nhận lệnh lên đường vào TP.HCM. Bản thân em thấy rất tự hào vì năm nay mới 20 tuổi nhưng đã có cơ hội cống hiến một phần nhỏ công sức của mình cho đất nước. 

Những ngày tháng không thể nào quên của hơn 300 thầy trò Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương - Ảnh 10.

Nguyễn Danh Hạnh, lớp Xét nghiệm 12B đánh đàn sau những giờ làm việc vất vả.

Từ đợt dịch ở Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang và giờ là TP.HCM, có lẽ đây là kỉ niệm và cơ hội sẽ khó có lại vì không phải ai cũng được cống hiến như mình. Qua những đợt đi chống dịch, em thấy bản thân được trau dồi khá nhiều kiến thức, từ nghiệp vụ, kĩ năng đến giao tiếp, nó giống như một kì thực tập sớm của sinh viên ngành y nói chung.

Những ngày chống dịch ở TP.HCM, chúng em phải thay đổi giờ giấc liên tục để phù hợp với điều kiện địa phương. Có những hôm chúng em làm việc xuyên đêm, đợi người dân đi làm về mới lấy mẫu xét nghiệm. Mỗi hôm được phân một khu và phải làm hết khu đó mới được về nghỉ ngơi. Nhiều người dân họ đáng yêu và tốt bụng lắm, thấy chúng em làm mệt họ mang đồ ăn cho, có người còn cho cả tiền nhưng chúng em chỉ dám nhận quà. Đôi lúc chỉ là câu cảm ơn khi người dân lấy mẫu xong cũng làm chúng em có động lực. Cảm giác lúc đó vui lắm, mình được trân trọng, ghi nhận, thế là mọi mệt mỏi quên hết…

Những ngày tháng không thể nào quên của hơn 300 thầy trò Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương - Ảnh 11.

Nhớ lại những ngày đầu khi đoàn trường Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương vào hỗ trợ chống dịch tại TP.HCM, trên mạng xã hội xuất hiện một số thông tin không tích cực, ông Trần Quang Cảnh - Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương cho biết: "Khi nhận được thông tin tiêu cực về sinh viên trường mình, cả đoàn khá buồn. Tuy nhiên, chúng tôi không để sự việc này ảnh hưởng tâm lý quá lâu, việc quan trọng nhất khi vào đây là chống dịch. Vì vậy, thầy trò động viên nhau, mình là người tình nguyện nên phải tập trung tinh thần tốt nhất để chống dịch, không được để những thông tin trên mạng làm ảnh hưởng đến bản thân cũng như tập thể. Cố gắng phối hợp nhuần nhuyễn với các đoàn công tác chuyên môn, y tế địa phương và người dân. Luôn học hỏi, cầu thị để đạt kết quả tốt nhất trong công việc. Nói ít, hành động nhiều.

Những ngày tháng không thể nào quên của hơn 300 thầy trò Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương - Ảnh 12.

Qua sự việc tôi thấy sinh viên của mình khá bản lĩnh, có những em hôm đầu nhận được thông tin đã bật khóc. Thay vì tranh cãi, chúng tôi tích cực làm việc hơn, thể hiện bằng hành động của mình và điều đó đã được mọi người ghi nhận".

Đối mặt với những tin đồn không đúng, nhiều sinh viên trường Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương tỏ ra buồn, hụt hẫng và đã có những giọt nước mắt rơi.

"Cũng không biết tin đồn xuất phát từ đâu, nhưng sự thật không phải như vậy mà bị mọi người nghĩ oan, chúng em thấy rất buồn, tủi thân. Khi đi vào đây chống dịch, ai cũng tràn đầy năng lượng, muốn cống hiến, hỗ trợ hết mình để dập dịch. Vậy mà đọc thông tin trên mạng xong, chúng em ai nấy đều cảm thấy nản. Tuy nhiên, được sự động viên của các thầy cô, sự cổ vũ từ gia đình, bạn bè, chúng em lại quên hết, bỏ buồn phiền sang một góc để chiến đấu hết mình với dịch bệnh COVID-19", em Diệp chia sẻ.

Những ngày tháng không thể nào quên của hơn 300 thầy trò Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương - Ảnh 13.

Còn Hạnh tâm sự rằng: "Em không quá quan tâm đến những thông tin tiêu cực viết về sinh viên trường Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương. Em chỉ nghĩ phải làm tốt công việc của mình, vì chỉ hành động mới có thể chứng minh được. Qua câu chuyện này, em thấy thầy cô giống như bố mẹ thứ hai của mình, rất chiều, thương, thấu hiểu và đồng cảm với sinh viên. Có lẽ đây sẽ là chuyến đi chống dịch để lại cho em nhiều ấn tượng và bài học nhất…".

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 7 giờ trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 22 giờ trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 4 ngày trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

Top