Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những khó khăn, thách thức khi thực hiện sàng lọc trước sinh và sơ sinh ở nông thôn, vùng sâu vùng xa và vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chủ nhật, 16:05 18/12/2022 | Dân số và phát triển

GĐXH - Khó khăn chung của địa phương miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số là điều kiện kinh tế gặp nhiều khó khăn, giao thông đi lại hiểm trở và trình độ dân trí...

Bắt đầu từ năm 2006, Bộ Y tế đã triển khai Đề án nâng cao chất lượng dân số thông qua xây dựng và mở rộng hệ thống sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh, đồng thời triển khai thí điểm Chương trình tầm soát, chẩn đoán bệnh tật trước sinh và sơ sinh trên địa bàn của 20 tỉnh, thành phố năm 2007, sau đó mở rộng triển khai ở 63 tỉnh, thành phố cả nước. Đến nay, mạng lưới cung cấp dịch vụ sàng lọc trước sinh và sơ sinh được triển khai đến 63 tỉnh với hơn 10.000 huyện, xã. Cơ sở y tế tuyến huyện đã thực hiện kỹ thuật sàng lọc trước sinh bằng siêu âm, trạm y tế xã thực hiện được kỹ thuật lấy máu gót chân trẻ sơ sinh.

Trên toàn quốc, sàng lọc sơ sinh triển khai được 2 bệnh là suy giáp bẩm sinh và thiếu men G6PD. Tỷ lệ bà mẹ mang thai được sàng lọc trước sinh tăng từ 20% năm 2016 lên 56,43% năm 2019. Tỷ lệ trẻ em mới sinh được sàng lọc sơ sinh tăng từ 23% lên 40% năm 2019.

Những khó khăn, thách thức khi thực hiện sàng lọc trước sinh và sơ sinh ở nông thôn, vùng sâu vùng xa và vùng đồng bào dân tộc thiểu số - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Việc triển khai Đề án “Sàng lọc trước sinh và sơ sinh” có thể thấy đã giúp phát hiện, can thiệp và điều trị sớm các bệnh tật… từ ngay trong giai đoạn bào thai, sơ sinh. Điều này góp phần trẻ sinh ra phát triển bình thường khỏe mạnh, giảm thiểu số người tàn tật, thiểu năng trí tuệ trong cộng đồng góp phần nâng cao chất lượng dân số.

Tuy nhiên, trên thực tế, việc thực hiện Đề án này vẫn còn gặp không ít khó khăn, đặc biệt là tại vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi.

Trong cuộc giao lưu về “Chủ động tầm soát, chẩn đoán bệnh tật trước sinh và sau sinh cho đồng bào dân tộc thiểu số” với độc giả trên báo Giadinh.suckhoedoisong -ThS.BS Phạm Hồng Quân, Phó Vụ trưởng Vụ Cơ cấu và chất lượng dân số cho biết, trong quá trình thực hiện đề án đã gặp phải không ít những thách thức, khó khăn, nhất là ở nông thôn, vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Ông Phạm Hồng Quân cho rằng, mục tiêu của sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định 1999/QĐ-TTg. Cụ thể là:

- Tỷ lệ phụ nữ mang thai được tầm soát (sàng lọc trước sinh) ít nhất là 4 loại bệnh tật bẩm sinh phổ biến nhất đạt 50% năm 2025; 70% năm 2030;

- Tỷ lệ trẻ sơ sinh được tầm soát (sàng lọc sơ sinh) ít nhất 5 loại bệnh tật bẩm sinh phổ biến nhất đạt 70% năm 2025; 90% năm 2030;

Những khó khăn, thách thức khi thực hiện sàng lọc trước sinh và sơ sinh ở nông thôn, vùng sâu vùng xa và vùng đồng bào dân tộc thiểu số - Ảnh 2.

ThS.BS Phạm Hồng Quân, Phó Vụ trưởng Vụ Cơ cấu và chất lượng dân số giao lưu với độc giả. Ảnh minh họa

Thực tế triển khai năm 2022 cho toàn quốc đều không đạt được chỉ tiêu về sàng lọc trước sinh và sơ sinh. Cụ thể:

Tỷ lệ bà mẹ mang thai được tầm soát đạt dưới 60% Tỷ lệ trẻ sơ sinh được tầm soát đạt dưới 55% 

Thứ nhất: Về dân trí của người dân thấp, điều kiện tiếp xúc với thông tin công nghệ khó khăn. Vì vậy, người dân chưa hiểu hết về lợi ích của việc tầm soát sàng lọc trước sinh và sơ sinh. 

Thứ hai: Vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa, người dân sẽ nhận được miễn phí chỉ bao gồm các đối tượng theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Cụ thể gồm: Đối tượng miễn phí thực hiện gói dịch vụ sàng lọc trước sinh và sơ sinh cơ bản trong Chương trình "Mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điều trị trước và sơ sinh đến năm 2030" gồm đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, bảo trợ xã hội; người dân tại thôn đặc biệt khó khăn; xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi, biên giới, hải đảo, vùng nhiễm chất độc dioxin. 

Thứ ba: Trước năm 2020, các đối tượng được miễn phí nêu trên được miễn phí từ nguồn kinh phí của TW hỗ trợ có mục tiêu cho các địa phương theo chương trình Mục tiêu quốc gia về DS-KHHGĐ và chương trình Mục tiêu Y tế Dân số. Tuy nhiên, sau khi chương trình Mục tiêu Y tế Dân số giai đoạn 2016-2020 kết thúc, các nhiệm vụ của chương trình sẽ được chuyển sang nhiệm vụ chi thường xuyên vì vậy nguồn kinh phí chi trả cho việc này sẽ dung nguồn kinh phí của các địa phương. 

Cụ thể theo hướng dẫn của Bộ Y tế năm 2022 thì địa phương phải chi trả cho việc thực hiện các xét nghiệm của sàng lọc trước sinh và sơ sinh. Cụ thể: Chi phí kỹ thuật dịch vụ sàng lọc trước sinh và sơ sinh. Bao gồm: Chi xét nghiệm cần thiết để sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh theo quy trình chuyên môn y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định: Mức chi theo giá dịch vụ khám, chữa bệnh hiện hành. 

Chi phí lấy mẫu máu mao mạch, mẫu máu gót chân trẻ sơ sinh, mẫu máu ngón tay bà mẹ trong sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh: 7.000 đồng/mẫu. Chi gửi thông báo kết quả sàng lọc của đối tượng (bao gồm cả kết quả âm tính hoặc dương tính) theo giá cước dịch vụ bưu điện hiện hành; Chi vận chuyển mẫu từ nơi lấy mẫu về cơ sở thực hiện xét nghiệm sàng lọc: Mức hỗ trợ theo giá dịch vụ bưu chính hiện hành. 

Thứ tư: Các mặt bệnh của sàng lọc trước sinh và sơ sinh được miễn phí theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại quyết định số 3845/QĐ-BYT ngày 11/8/2021 phê duyệt danh mục một số bệnh tật bẩm sinh được tẩm soát, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh thuộc gói dịch vụ cơ bản. 

Lợi ích của sàng lọc trước sinh và sau sinh

Sàng lọc trước sinh bằng xét nghiệm máu hoặc lấy bệnh phẩm từ thai nhi và siêu âm cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu, 3 tháng giữa là rất quan trọng giúp phát hiện sớm thai kỳ có nguy cơ bệnh Down, rối loạn di truyền, thai vô sọ, dị tật ống thần kinh, não úng thủy, thoát vị cơ hoành, thoát vị rốn, dị dạng ở tay, chân, khuyết tật về tim và các dị tật bẩm sinh khác. Khi phát hiện những bất thường đó, các bác sĩ sẽ tư vấn cho người mẹ có thể lựa chọn đình chỉ thai nghén một số trường hợp vì những lý do không thể nuôi được hoặc có thể tư vấn để điều trị cho thai nhi ngay từ trong bụng mẹ.

Sàng lọc sơ sinh được thực hiện nhằm phát hiện sớm dị tật bẩm sinh, vì có những trường hợp khi đứa trẻ ra đời rồi mới có thể phát hiện được một số bệnh tật. Kỹ thuật sàng lọc sơ sinh được tiến hành khi trẻ sơ sinh từ 24 - 48 giờ tuổi sau sinh sẽ được nhân viên y tế lấy máu gót chân (hay máu cuống rốn ngay khi lọt lòng) để phát hiện ra các bệnh: Thiếu men G6PD (gây biến chứng vàng da, biến chứng thần kinh, chậm phát triển tâm thần, vận động); suy tuyến giáp trạng bẩm sinh (rối loạn hoặc thiếu hụt tổng hợp hormone tuyến giáp, chậm phát triển trí tuệ) và tăng sản thượng thận bẩm sinh (rối loạn nhiễm sắc thể giới tính).


M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 10 giờ trước

GĐXH - Với loại bệnh tan máu bẩm sinh, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ, bệnh nhân sẽ gặp nhiều biến chứng khiến chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động. Một số trường hợp không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh nhân có thể tử vong từ khi còn nhỏ.

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Hen suyễn là một tình trạng hô hấp phổ biến được đặc trưng bởi viêm và thu hẹp đường thở, nhưng nó thường tồn tại cùng với các bệnh khác, làm trầm trọng thêm các triệu chứng và khiến việc điều trị trở nên phức tạp hơn…

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất thiết yếu và hạn chế các thực phẩm có thể giúp phòng và điều trị khi bà mẹ cho con bú bị tắc tia sữa.

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Phần lớn mọi người nhận thức được căng thẳng có ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm lý, nhưng không ngờ rằng nó có thể tác động đến khả năng sinh sản ở cả nam lẫn nữ. Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng thụ thai khó khăn.

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Quá trình chuyển đổi mãn kinh tự nhiên là một quá trình diễn ra dần dần trong vài năm. Nó thường bắt đầu khi một người ở độ tuổi 40 - 50, với độ tuổi mãn kinh trung bình là 52 tuổi.

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nhằm giúp các bạn trẻ có sự lựa chọn đúng đắn về hôn nhân cũng như quyết định mang thai và sinh ra những đứa con không mắc bệnh Thalassemia - tan máu bẩm sinh, việc khám sức khỏe tiền hôn nhân vô cùng quan trọng. Theo đó, công tác tuyên truyền, tư vấn về Thalassemia cần được triển khai rộng khắp, qua đó thay đổi nhận thức mỗi người, mỗi gia đình.

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Bệnh tan máu bẩm sinh (hay còn gọi bệnh Thalassemia) là một bệnh di truyền – bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính.

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Sáng ngày 6/5, tại Trạm y tế xã Hương Trạch, Trung tâm y tế huyện Hương Khê, Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã, Trạm y tế tổ chức Lễ phát động Chiến dịch truyền thông, cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, khám sàng lọc chăm sóc sức khỏe cho người dân và nâng cao chất lượng dân số năm 2024.

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Ngày Thalassemia thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày 8/5, giúp những người mắc bệnh này sống khỏe mạnh hơn, lâu hơn và hiệu quả hơn. Thông qua ngày Thalassemia người bệnh chia sẻ kiến thức, trao đổi thông tin, tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức có mục tiêu và giáo dục chất lượng về bệnh Thalassemia.

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ (quá trình chuyển sang mãn kinh) thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Giai đoạn này có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào từ cuối độ tuổi 30 đến 50 và kéo dài trung bình 4 năm, thậm chí kéo dài đến 8 năm.

Top