Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những hiểu lầm về vòng tránh thai

Thứ năm, 09:25 09/02/2017 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Chỉ trong đợt I Chiến dịch truyền thông dân số năm 2016 vừa qua, toàn TP Cần Thơ đã vận động trên 10.000 phụ nữ thực hiện biện pháp đặt vòng tránh thai để kế hoạch hóa gia đình. Điều này chứng tỏ vòng tránh thai là một biện pháp được khá nhiều người tin tưởng để thực hiện KHHGĐ. Tuy nhiên, theo một số cộng tác viên dân số: Một bộ phận phụ nữ vẫn còn tỏ ý e ngại với vòng tránh thai vì "nghe nói" có nhiều tác dụng phụ (?!). Các chuyên gia chia sẻ, thông tin này không hề chính xác, nhiều người chưa thật hiểu đúng về biện pháp này.

Cán bộ y tế tư vấn các biện pháp tránh thai an toàn cho người dân tại Chiến dịch chăm sóc sức khỏe sinh sản. Ảnh: Dương Ngọc
Cán bộ y tế tư vấn các biện pháp tránh thai an toàn cho người dân tại Chiến dịch chăm sóc sức khỏe sinh sản. Ảnh: Dương Ngọc

Không ảnh hưởng đến nội tiết tố của phụ nữ

Chị Trần Hà Thảo (31 tuổi, sống tại quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) sinh con gái đầu lòng được tròn năm, chuẩn bị theo chồng sang nước ngoài sinh sống. Chị đang phân vân lựa chọn biện pháp tránh thai phù hợp, có tác dụng tránh thai lâu dài nhưng không ảnh hưởng đến nội tiết tố. Chị Thảo định chọn đặt vòng tránh thai, tuy nhiên, mẹ chị từng đặt vòng, lại bị tác dụng phụ là kỳ kinh kéo dài, lượng máu nhiều khiến chị lại ngại, bối rối không biết nên chọn biện pháp nào?

Còn chị Mai Thùy Quyên (35 tuổi, ở quận Bình Thủy) chia sẻ, chị cảm thấy "thoải mái" hơn khi chọn biện pháp đặt vòng tránh thai. Trước đó, chị Quyên đã từng thử các biện pháp khác như bao cao su, thuốc tránh thai nhưng cứ phập phồng sợ mang thai ngoài ý muốn.

Theo BS Nguyễn Thị Bé Năm, Giám đốc Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản - Kế hoạch hóa gia đình TP Cần Thơ, cùng với các biện pháp tránh thai hiện đại khác, thì vòng tránh thai phù hợp cho đa số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, với hiệu quả cao, đặc biệt không ảnh hưởng nội tiết tố của chị em. Vòng tránh thai có nhiều ưu điểm như: Hiệu quả tránh thai cao từ 97% - 99%; thao tác đặt vào tử cung và lấy ra dễ dàng. Đặt một lần tránh thai nhiều năm (từ 8 - 10 năm); không ảnh hưởng đến chuyện ân ái. Các bà mẹ giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ dùng vòng tránh thai không ảnh hưởng việc tiết sữa. Vòng tránh thai không ảnh hưởng việc quan hệ vợ chồng. Một điều được nhiều chị em quan tâm là chi phí thực hiện biện pháp tránh thai này tương đối rẻ (280.000 đồng/ca đặt vòng). Hiện nay, hai loại vòng thông dụng là Tcu 380-A và Tcu 375 (Multiload).

Thời gian thực hiện thủ thuật đặt vòng rất nhanh, không quá 5 phút. Chị em muốn đặt vòng, cần đến cơ sở y tế có đủ điều kiện, với cán bộ y tế được đào tạo kỹ năng. Trường hợp chị em vừa hút lấy thai, sau sạch kinh, lúc này cổ tử cung mềm hơn nên thủ thuật đặt vòng vào nhẹ nhàng hơn so với những thời điểm khác trong chu kỳ kinh. Sau đặt vòng, chị em cần nằm nghỉ tại chỗ khoảng nửa giờ và tuần lễ đầu nên nghỉ ngơi, làm việc nhẹ ; uống thuốc theo chỉ dẫn của cán bộ y tế. Nếu đau bụng, chườm nóng bụng dưới (có thể dùng thuốc giảm đau thông thường); kiêng giao hợp trong một tuần. Tình trạng kinh nguyệt có thể bất thường trong 2 - 3 tháng đầu, sau đó sẽ trở lại bình thường. Dấu hiệu thường gặp là lượng máu kinh người đặt vòng nhiều hơn bình thường, không ảnh hưởng sức khỏe cũng như tinh thần. Tuy nhiên, nếu lượng máu kinh hàng tháng có kèm máu cục, chị em nên trở lại cơ sở y tế khám. Giai đoạn đầu đặt vòng, để dự phòng thiếu máu, chị em có thể uống thêm viên sắt mỗi ngày, chú ý chế độ ăn uống với các thực phẩm chứa nhiều chất sắt như: Rau dền, mồng tơi, gan động vật…

Đối tượng nào không nên đặt vòng tránh thai?

Về thời điểm đặt vòng, các chuyên gia khuyến cáo: Chị em có thể đặt bất kỳ ngày nào trong vòng kinh khi chắc chắn là không có thai; đặt sau khi sạch kinh (ngày kinh cuối cùng còn ra ít máu); đặt sau sinh 6 tuần (không cần chờ có kinh lại); ngay sau 6 tháng khi nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ, chưa có kinh trở lại; ngay sau khi hút lấy thai. Tuy nhiên, vòng tránh thai chống chỉ định đối với những trường hợp như: Rong kinh, lượng kinh nhiều, đau bụng kinh nặng, rong huyết chưa rõ nguyên nhân hoặc đang mắc các bệnh viêm nhiễm cấp tính cổ tử cung, thân tử cung; chị em mắc bệnh tim, suy thận, mắc bệnh phổi mãn tính; ung thư sinh dục; nghi ngờ có thai.

Trên thực tế, ngoài những chị em e ngại đặt vòng tránh thai do những thông tin truyền miệng về tác dụng phụ mà chưa hiểu toàn diện về biện pháp này, nhiều chị em đặt vòng tránh thai thời gian dài nhưng không kiểm tra sức khỏe sinh sản định kỳ. Bên cạnh đó, chị em có thể tự kiểm tra vòng tránh thai của mình sau mỗi kỳ kinh nguyệt bằng cách kiểm tra dây vòng. Bạn có thể cảm nhận được dây vòng bằng cách cho ngón tay vào âm đạo. Và bạn cần lưu ý là phải rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước và sau khi kiểm tra. Nếu thấy dây vòng ngắn hơn bình thường, có thể vòng đã bị lệch chỗ. Còn nếu dây này biến mất, có thể vòng đã bị tuột. Nếu không thấy dây vòng, bạn hãy đến bác sĩ ngay để được tư vấn sử dụng biện pháp tránh thai hỗ trợ.

So với các biện pháp tránh thai khác thì tránh thai bằng cách đặt vòng tránh thai có tỷ lệ rủi ro thấp nhất. Do vậy, không có gì đáng lo ngại khi bạn chọn tránh thai bằng phương pháp này. Trong quá trình đặt vòng nên đi khám bác sĩ kịp thời khi gắp các triệu chứng bất thường như: Dây vòng bị rơi, đau sau khi quan hệ tình dục, máu kinh ra nhiều và kéo dài, khí hư có mùi khó chịu, buồn nôn, sốt (trên 38oC), chậm kinh hoặc nghi có thai.

Theo chuyên gia sản khoa, chị em cần kiểm tra tình trạng vòng, tránh để hết hạn sử dụng, ảnh hưởng hiệu quả tránh thai. Cộng tác viên dân số cần tăng cường tuyên truyền cụ thể hơn về vòng tránh thai, ưu điểm và tác dụng có thể gặp phải, để chị em lựa chọn biện pháp tránh thai an toàn, phù hợp, giúp việc KHHGĐ hiệu quả hơn.

Lưu ý khi đặt vòng

Trong tất cả các biện pháp tránh thai, vòng tránh thai được đánh giá là an toàn và cho hiệu quả tránh thai cao. Tuy nhiên, trước khi chọn cho mình một biện pháp tránh thai phù hợp, hãy tìm hiểu kỹ về những mặt lợi, hại của vòng tránh thai.

1. Lợi ích của việc đặt vòng tránh thai:

- Cho hiệu quả tránh thai 98 - 99%.

- Có hiệu quả tránh thai ngay lập tức và lâu dài khoảng 5 năm (do đó nếu bạn còn trẻ hoặc chưa sinh con, nên sử dụng biện pháp tránh thai khác).

- Bền, thoải mái và dễ sử dụng.

- Ít tốn kém.

2. Những ai không nên sử dụng vòng tránh thai?

Những người mắc các bệnh sau không nên kế hoạch hóa gia đình bằng vòng tránh thai:

- Sau phá thai nhiễm trùng.

- Những người có thai hoặc nghi ngờ có thai.

- Đang bị viêm vùng chậu, bệnh lý lây truyền qua đường tình dục hoặc mắc các bệnh này trong vòng ba tháng trước đây.

- Người bị viêm cổ tử cung mủ nhầy.

- Bệnh lý ác tính đường sinh dục.

- Dị tật bẩm sinh ở tử cung hay u xơ làm biến dạng lòng tử cung.

- Lao vùng chậu.

- Xuất huyết đường sinh dục bất thường chưa được chẩn đoán và điều trị

3. Trước khi đặt vòng phải làm gì?

Bạn sẽ được khám phụ khoa trước khi đặt vòng để đảm bảo bạn không bị viêm nhiễm phụ khoa. Thời gian đặt vòng chỉ diễn ra trong khoảng 5 đến 10 phút.

4. Đặt vòng tránh thai khi nào là tốt nhất?

Thời gian đặt vòng tốt nhất là ngay sau khi gần hết kinh nguyệt, sáu tuần sau khi sinh hoặc ngay sau khi hút thai.

5. Sau khi đặt vòng bạn cần phải làm gì?

- Nghỉ ngơi. Sau khi đặt vòng bạn nên nằm yên nghỉ ngơi ít nhất 1 giờ. Không mang vác hay làm việc nặng ít nhất trong 1 tuần sau khi đặt vòng.

- Không ngâm mình trong nước lâu, ví dụ như tắm ao hoặc làm đồng

- Sau khi đặt vòng 2 tuần mới nên quan hệ tình dục

- Điều quan trọng là cứ mỗi 3 - 6 tháng, bạn nên đến để bác sĩ khám lại.

(Theo BS Song Hà - BV Phụ sản Trung ương)

Thu Sương

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bác sĩ vừa xử trí cấp cứu 2 phụ nữ bị vòng tránh thai lạc chỗ trong ổ bụng.

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Có lẽ chỉ những người mẹ phải trải qua tình cảnh này mới có thể thấu hiểu được.

Mắc bệnh lậu nên ăn và nên tránh thực phẩm nào?

Mắc bệnh lậu nên ăn và nên tránh thực phẩm nào?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Ăn thực phẩm lành mạnh, bổ dưỡng giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch, thúc đẩy quá trình điều trị bệnh lậu.

Top