Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những hiệu bánh trung thu từng "dính phốt" nay ra sao?

Thứ hai, 15:00 05/09/2016 | Sản phẩm - Dịch vụ

GiadinhNet - Hơn tuần nữa thì đến Tết Trung thu nhưng không khí mua bán tại các dòng bánh của nhiều thương hiệu lớn trên thị trường vẫn trong tình trạng khá chậm.


Nhân viên hiệu bánh Bảo Phương hối hả chuẩn bị hàng cho mùa Trung thu. Ảnh: T.G

Nhân viên hiệu bánh Bảo Phương hối hả chuẩn bị hàng cho mùa Trung thu. Ảnh: T.G

Trong khi tại địa chỉ bánh cổ truyền có tiếng tại Hà Nội mà năm ngoái “dính” bê bối lại nườm nượp khách hàng.

Thương hiệu lớn vẫn trong cảnh… đìu hiu

Hằng năm, những quầy bánh Trung thu luôn được bày bán sớm, khoảng hơn 1 tháng trước Rằm tháng Tám. Nhất là những năm gần đây, nhiều người dân và các cơ quan, đơn vị đã theo thị hiếu mua bánh Trung thu để làm quà biếu, tặng. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa phải là thời điểm “chính vụ” nên sức tiêu thụ trên thị trường bánh Trung thu vẫn đang khá ảm đạm.

Tại Hà Nội, các thương hiệu bánh Kinh Đô, Long Đình, Thu Hương, Hữu Nghị… vẫn xuất hiện rất nhiều trên các tuyến phố. Tuy nhiên, theo khảo sát của chúng tôi, mức độ tiêu thụ các mặt hàng bánh Trung thu trên thị trường vẫn đang chậm dù Tết Trung thu đang đến gần. Nhiều chủ cửa hàng được hỏi cho biết, lượng tiêu thụ chậm hơn so với năm ngoái.

Anh Thành, chủ đại lý bánh Trung thu Kinh Đô trên đường Xuân Thủy và Cầu Giấy (quận Cầu Giấy) cho biết: “Ở thời điểm hiện tại thì bán quá chậm. Nhìn chung là chậm hơn so với năm ngoái”. Anh cũng đưa ra nguyên nhân là bởi chưa đến dịp, thời tiết mưa bão nhiều, tuyến đường mà anh đặt cửa hàng cũng không thuận lợi lắm và có thể nhiều người không thích dạng bánh này nữa nên đến giờ vẫn bán rất chậm.

Tại gian hàng bánh Trung thu Thu Hương, đường Trần Thái Tông, chị Nguyễn Thị Mừng, đại diện bán hàng của Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Châu Anh Phát (mở 11 chi nhánh bán bánh Trung thu dịp này) cho biết: “Chúng tôi chủ yếu bán cho các đơn vị, doanh nghiệp. Phân khúc nhiều người lựa chọn có giá 300.000 - 600.000 đồng/hộp. Những năm trước, dịp này bánh đã bán chạy nhưng năm nay thì bán lẻ vẫn chậm. Mỗi ngày thu khoảng 2 – 5 triệu đồng/quầy, ít có đột biến”.

Có vẻ ngược lại với không khí ảm đạm của thị trường, các dòng bánh cao cấp nổi tiếng đắt đỏ của các khách sạn lại hút khách. Theo thông tin chúng tôi tìm hiểu từ khách sạn Sofitel Plaza Hà Nội, sức tiêu thụ tại đây tốt hơn năm ngoái và đã gần hết bánh do nhu cầu mua để biếu/tặng cao. Hiện tại, ở đây chỉ còn dòng sản phẩm 828.000 đồng/hộp, các dòng giá thấp hơn và đắt nhất (kèm quà tặng đắt tiền) thì đã bán hết.

Tại khách sạn Daewoo, hiện cũng đã ngừng sản xuất và chỉ đóng gói cho khách hàng. Trong đó, dòng giá thấp nhất (690.000 đồng/ hộp) thì đã sớm bán hết.


Từng “dính” tai tiếng vào năm ngoái nhưng Bảo Phương cho biết lượng khách hàng vẫn không giảm.

Từng “dính” tai tiếng vào năm ngoái nhưng Bảo Phương cho biết lượng khách hàng vẫn không giảm.

Tiệm bánh từng “dính phốt” vẫn đông khách

Trái ngược với suy đoán trước đó của chúng tôi, thương hiệu Bảo Phương (Thụy Khuê, Tây Hồ) bị tai tiếng về vệ sinh an toàn thực phẩm mùa Trung thu năm 2015, những ngày này lại đông khách.

Giữa tháng 9/2015, cơ quan chức năng đã kiểm tra và tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở sản xuất bánh Trung thu Bảo Phương 2 (223 Thụy Khuê) do không có giấy đăng ký kinh doanh, một số nguyên liệu không chứng minh được nguồn gốc. Tuy nhiên, sau đó chủ cửa hàng đã hoàn thiện thủ tục hành chính và hoạt động bình thường. Chiều 30/8, chúng tôi có cuộc trao đổi với chủ cơ sở sản xuất này là vợ chồng anh Phạm Hải Đăng – Vũ Thu Thủy.

Chị Vũ Thu Thủy cho biết: “Năm nay chúng tôi đã có giấy tờ kinh doanh và đủ mọi điều kiện. Tổn hại từ vụ việc năm ngoái không ảnh hưởng nhiều bởi khách hàng vẫn tin tưởng và ủng hộ nên lượng khách năm nay vẫn không giảm”.

Theo quan sát của PV, xưởng sản xuất 223 Thụy Khuê này rộng khoảng 80m2 khá gọn gàng và sạch sẽ; cơ sở vật chất làm bánh được bố trí cao ráo, thoáng mát, các nhân viên đều có trang phục làm việc, khẩu trang và găng tay đầy đủ. Được biết, sáng 29/8, đoàn kiểm tra liên ngành đến kiểm tra tại đây, theo kết quả kiểm tra thì cơ sở này đủ và đạt các điều kiện về kinh doanh, an toàn thực phẩm.

Mùa Trung thu năm ngoái, “Xuân Đỉnh, làng nghề có truyền thống làm bánh Trung thu được nhắc đến khá nhiều trên báo chí bởi có 2 cơ sở (Đỗ Thế Gia và Bình Chung) bị phát hiện không đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm: Tay không nặn bánh, tay trần ép khuôn, không tem nhãn, không vỏ hộp. Năm nay, họ tiếp tục sản xuất và vẫn có khách hàng đến mua hằng ngày.

Trưa 30/8, chúng tôi có mặt tại cơ sở sản xuất Đỗ Thế Gia trong ngõ 117 Xuân Đỉnh. Theo quan sát, bánh đóng gói ngay tại đây, nhân viên được trang bị tạp dề, mũ và găng tay, cơ sở có diện tích khá rộng nhưng không gọn gàng. Tuy nhiên, khi có người lạ đến thì họ lập tức ra hiệu cho đóng cửa xưởng lại và không cho vào bên trong. Qua dò hỏi về sự việc năm ngoái thì bà chủ cơ sở này nói: “Ở đâu chẳng có “con sâu bỏ rầu nồi canh”. Đây bánh sạch sẽ, nhân viên chúng tôi cũng cho đeo mũ áo đầy đủ, nếu không an toàn thì liệu có thể tồn tại lâu vậy được không?”. Người chủ này cũng cho biết, hằng ngày bán ra ít nhất phải vài trăm cái. Đồng thời, họ có 2 dòng bánh: “Đỗ Thế Gia” và “Đỗ Thế Dự”, trong đó, loại “Đỗ Thế Dự” có giá rất rẻ (15.000 đồng/1 chiếc bánh 150g) vẫn được các chủ hàng khác đến mua rất nhiều để bán lấy lời.

Tìm đến cơ sở Bình Chung, khách đến mua bánh tại đây khá nhộn nhịp. Nhân viên cũng có mũ, áo, khẩu trang và găng tay nhưng diện tích cơ sở khá nhỏ. Tại đây, bánh được bày lên khay và phun sương – ngay gần mặt đường. Tuy nhiên, khi hỏi về sự việc năm ngoái và những gì đã khắc phục thì chủ cửa hàng có thái độ không hợp tác với chúng tôi.

Mới đây, dịp gần cuối tháng 8, cơ quan chức năng Hà Nội đã phát hiện 2 cơ sở sản xuất bánh Trung thu vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm. Cụ thể, một cơ sở ở Ngọc Khánh có sử dụng chất phụ gia thực phẩm không có nhãn mác quy chuẩn hợp quy định đảm bảo an toàn thực phẩm, không có nguồn gốc rõ ràng. Thứ hai là cơ sở sản xuất của Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Tân Hoàng Gia, có nhiều vi phạm về an toàn thực phẩm như: Người chế biến nguyên liệu không đeo găng tay, khẩu trang. Nguyên liệu kem trộn để sản xuất bánh quy có tên “King Milk Flavour” (hương sữa) có nguồn gốc từ Trung Quốc đựng trong xô nhựa nhếch nhác, không đảm bảo vệ sinh, khu vực đóng gói sản phẩm không đảm bảo các điều kiện cần thiết.

Nông Thuyết

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Giá chung cư ở Hà Nội ngừng sốt?

Giá chung cư ở Hà Nội ngừng sốt?

Giá cả thị trường - 5 giờ trước

Giá căn hộ chung cư ở Hà Nội tăng đột biến khiến người mua cân nhắc, lựa chọn thời điểm khác để mua nhà. Thực tế này khiến chủ căn hộ phải buộc phải tính giảm giá để bán.

Hà Nội: Triển khai không dùng tiền mặt tại bộ phận một cửa từ 01/6 mang lợi ích gì?

Hà Nội: Triển khai không dùng tiền mặt tại bộ phận một cửa từ 01/6 mang lợi ích gì?

Bảo vệ người tiêu dùng - 6 giờ trước

GĐXH - Theo UBND TP Hà Nội, việc thanh toán phí, lệ phí không dùng tiền mặt khi thực hiện thủ tục hành chính sẽ giúp đối soát để nộp tiền vào kho bạc tự động, giảm thiểu các rủi ro khi lưu giữ tiền phí, lệ phí và minh bạch hơn trong quá trình giao dịch giữa công dân với cơ quan Nhà nước.

'Đu đỉnh' giá vàng, người mua vẫn lãi đậm

'Đu đỉnh' giá vàng, người mua vẫn lãi đậm

Sản phẩm - Dịch vụ - 7 giờ trước

Giá vàng liên tục lập đỉnh trong những ngày gần đây, nhưng nhiều nhà đầu tư vẫn "ôm" vào và lãi đậm chỉ sau vài ngày đầu tư.

Giá xe Lead mới nhất tháng 5 đang giảm chưa từng có, dưới cả giá niêm yết, chỉ ngang Honda Vision

Giá xe Lead mới nhất tháng 5 đang giảm chưa từng có, dưới cả giá niêm yết, chỉ ngang Honda Vision

Giá cả thị trường - 13 giờ trước

GĐXH - Giá xe Lead tại đại lý đang ở mức siêu hấp dẫn từ trước tới nay, tất cả các phiên bản đều được bán dưới giá niêm yết.

Giá vàng hôm nay 12/5: Vàng miếng SJC vượt mốc 92 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn ra sao?

Giá vàng hôm nay 12/5: Vàng miếng SJC vượt mốc 92 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn ra sao?

Sản phẩm - Dịch vụ - 14 giờ trước

GĐXH - Giá bán vàng miếng SJC ở quanh 92,4 triệu đồng, tăng 3 triệu đồng chỉ trong một phiên.

6 khoản phí bắt buộc người dân phải đóng khi làm sổ đỏ

6 khoản phí bắt buộc người dân phải đóng khi làm sổ đỏ

Sản phẩm - Dịch vụ - 14 giờ trước

GĐXH - Theo Luật Đất đai hiện hành, khi làm sổ đỏ người dân sẽ phải mất các khoản phí bắt buộc như: Tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, phí cấp sổ đỏ, tiền lệ phí trước bạ, thuế chuyển nhượng bất động sản và chi phí thẩm định hồ sơ.

Vải thiều mất mùa chưa từng có, hụt cả trăm nghìn tấn quả

Vải thiều mất mùa chưa từng có, hụt cả trăm nghìn tấn quả

Giá cả thị trường - 16 giờ trước

Vải thiều là cây trồng giúp nông dân Bắc Giang thu gần 5.000 tỷ đồng trong năm 2023. Thế nhưng, vụ này vải thiều mất mùa chưa từng có, cây toàn lá khiến nông dân thất thu cả trăm nghìn tấn quả.

Khẩn trương thanh kiểm tra chuyên ngành toàn diện thị trường vàng

Khẩn trương thanh kiểm tra chuyên ngành toàn diện thị trường vàng

Bảo vệ người tiêu dùng - 1 ngày trước

GĐXH - Văn phòng Chính phủ vừa ban hành văn bản số 213/TB-VPCP ngày 10/5/2024 thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái tại cuộc họp về các giải pháp quản lý thị trường vàng trong thời gian tới.

52 thửa đất của 2 huyện ở Hà Nội sắp được tổ chức đấu giá, mức giá thấp nhất 27 triệu đồng/m2

52 thửa đất của 2 huyện ở Hà Nội sắp được tổ chức đấu giá, mức giá thấp nhất 27 triệu đồng/m2

Sản phẩm - Dịch vụ - 1 ngày trước

GĐXH - Khi thị trường bất động sản dần phục hồi, mấy tháng gần đây, các huyện ven Hà Nội đua nhau đấu giá đất. Các phiên đấu giá đất đều thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư.

Top