Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những bữa cơm “có thịt” từ Chương trình Bảo vệ, phát triển dân tộc thiểu số ít người

Thứ bảy, 07:06 19/12/2020 | Xã hội

GiadinhNet - Hơn 2 năm qua, nhờ canh tác và sản xuất chè hữu cơ, cuộc sống của hơn 300 nhân khẩu ở thôn Khuổi Hóp, xã Linh Phú, huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang cải thiện hơn rất nhiều...

Những bữa cơm “có thịt” từ Chương trình Bảo vệ, phát triển dân tộc thiểu số ít người - Ảnh 1.

Phụ nữ Pà Thẻn ở Linh Phú (Chiêm Hoá, Tuyên Quang) thu hoạch chè. Ảnh: V.Linh - H.Nhung

Từ những bữa cơm có thịt…

Một ngày cuối năm 2020, chúng tôi có mặt tại vùng đất miền núi xa xôi Linh Phú (thuộc huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang). Đây là nơi sinh sống của hơn 300 nhân khẩu là người dân tộc Pà Thẻn - một cộng đồng dân tộc rất ít người đang sinh sống và phát triển tại Tuyên Quang.

Những vệt nắng chiều bắt đầu yếu ớt, cũng là lúc làn khói trắng toả ra từ những nếp nhà mái lá đơn sơ. Những nếp nhà ấy được bao quanh bởi những luống chè xanh mướt, dài thăm thẳm. Nhiều năm trước, những luống chè tươi tốt của gia đình anh Tái Văn Cát (SN 1964) chỉ là một khu đất bỏ hoang có nhiều cây dại và một vài cây chè cằn cỗi phục vụ nhu cầu hàng ngày.

Thế nhưng, từ Chương trình Bảo vệ và phát triển dân tộc thiểu số rất ít người, những gốc chè già cằn cỗi của gia đình anh Cát, chị Vững (vợ anh) đã được mở rộng quy mô, kinh tế gia đình cũng từ đó được cải thiện.

Trò chuyện với PV, chị Vững trải lòng: "Cuộc sống của gia đình tôi nói riêng và người dân tộc Pà Thẻn tại xã Linh Phú nói chung rất khó khăn. Khó khăn bởi 4 người con cùng ở độ tuổi đến trường, trong khi, thu nhập chính của gia đình chủ yếu trông chờ từ những vụ lúa, vụ ngô và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Từ chính những khó khăn đó, nhiều con em dân tộc Pà Thẻn lập gia đình từ rất sớm.Thế nhưng, từ khi được hướng dẫn về giống chè mới, hai vợ chồng tôi đã quyết định canh tác hơn 5.000m2 chè. Đến nay, gia đình tôi thu hoạch mỗi tháng 2 lứa chè".

Cũng theo chị Vững: "Muốn có được những búp chè hữu cơ đúng nghĩa thì phải chăm sóc hoàn toàn bằng phân hữu cơ. Chúng tôi tuyệt đối không dùng phân hoá học để bón vào gốc chè, cũng không phun thuốc diệt cỏ. Ngoài ra, ở khâu thu, sao chè, chúng tôi thực hiện hoàn toàn thủ công".

"Thấy lợi nhuận từ cây chè mang lại có tính ổn định, bền vững, chồng tôi đã vận động các anh em trong dòng họ và người dân trong thôn Khuổi Hóp mở rộng diện tích trồng chè. Ban đầu ai cũng hoài nghi và lo lắng về nguồn ra, về tính hiệu quả kinh tế… Bởi nhiều năm qua, người Pà Thẻn tại Linh Phú chỉ trồng vài cây chè để phục vụ nhu cầu gia đình hàng ngày. Thế nhưng, với sự quyết tâm của chồng tôi, bây giờ, cuộc sống của nhiều gia đình trong khu vực đã rất cải thiện", chị Vững cho hay.

Gia đình anh Dương Văn Tiệu (SN 1966, thôn Khuổi Hóp) là một trong những hộ gia đình điển hình phát triển kinh tế từ mô hình trồng chè của anh Tái Văn Cát. Đến nay, với hơn 30ha diện tích trồng chè, mức thu nhập của anh Tiệu nói riêng và 41 hộ gia đình dân tộc Pà Thẻn tại thôn Khuổi Hóp nói chung đạt khoảng 1,8 triệu đồng/người.

…đến chất lượng dân số nâng cao

Những bữa cơm “có thịt” từ Chương trình Bảo vệ, phát triển dân tộc thiểu số ít người - Ảnh 2.

Anh Cát và chị Vững chia sẻ cách xao chè chất lượng.

Chị Vững trải lòng, khi thu nhập kinh tế gia đình dần đi vào ổn định, chị và hơn 100 phụ nữ dân tộc Pà Thẻn sinh sống tại xã Linh Phú được vận động và tham gia sinh hoạt tại các câu lạc bộ về bình đẳng giới, chống bạo lực gia đình. Chị cùng người dân trong bản đã được tiếp cận với các chính sách về kế hoạch hoá gia đình, không kết hôn cận huyết… Thông qua chương trình hữu ích này, chị Vững đã có nhiều kiến thức, hiểu biết và tự tin hơn trong công việc và cuộc sống.

Cũng trong thời gian vừa qua, chị Vững và những người dân còn được tăng cường công tác truyền thông, giáo dục, nâng cao nhận thức thay đổi hành vi nhằm bảo vệ và phát triển các dân tộc ít người. Cùng với đó, địa phương đã được nâng cao năng lực hệ thống y tế vùng dân tộc về cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình và các dịch vụ nâng cao chất lượng dân số. Công tác khám chữa bệnh, cấp phát thẻ bảo hiểm y tế, cấp thuốc miễn phí cho người dân tộc thiểu số cũng thường xuyên được quan tâm.

Khi những chính sách này được triển khai, người dân xã Linh Phú đã được chăm lo giải quyết những khó khăn, bức xúc trong đời sống, sản xuất của đồng bào các dân tộc thiểu số. Do phù hợp với tình hình thực tiễn, các chính sách cũng góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, ổn định dân cư, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào, bảo tồn giá trị văn hóa do cha ông truyền lại.

Đặc biệt, khi những công trình cơ sở hạ tầng và hỗ trợ sản xuất được hỗ trợ, đầu tư đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế và giao lưu hàng hoá. Điều này không chỉ làm tăng thêm các điều kiện sinh hoạt và sản xuất mà còn góp phần giảm dần khoảng cách phát triển giữa các dân tộc, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc.

Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, ông Tái Văn Mùi - Chủ tịch UBND xã Linh Phú cho biết, hiện nay, trên địa bàn xã Linh Phú có 41 hộ với hơn 300 nhân khẩu là người dân tộc Pà Thẻn. Với Đề án Bảo vệ và phát triển các dân tộc thiểu số rất ít người, thời gian qua địa phương đã tập trung tuyên truyền những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với dân tộc rất ít người.

Trong đó, địa phương tập trung vào các mặt như dân tộc, tôn giáo; các chính sách về kế hoạch hoá gia đình; bảo tồn bản sắc văn hoá; thực hiện quyền của các dân tộc trong đó có quyền phụ nữ. Đặc biệt là xã Linh Phú đã thành lập câu lạc bộ chống bạo lực gia đình, câu lạc bộ bình đẳng giới.

Theo ông Mùi, thời gian qua, xã Linh Phú đã tiếp tục tập trung thực hiện theo Quyết định số 2086 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án Hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội cá dân tộc thiểu số rất ít người, giai đoạn 2016 – 2025. Trong đó, xã đã tạo cơ chế, chính sách để cộng đồng dân tộc Pà thẻn thực hiện việc phát triển kinh tế tập trung, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Bên cạnh đó, xã Linh Phú thành lập Hợp tác xã của dân tộc Pà Thẻn sản xuất chè hữu cơ chất lượng cao mang thương hiệu Chè Pà Thẻn Linh Phú.

"Chè Linh Phú đã được UBND tỉnh Tuyên Quang cấp thương hiệu và giao chương trình mỗi xã một sản phẩm cho các địa phương. Tuy nhiên, do sản lượng không lớn nên chè Pà Thẻn Linh Phú chủ yếu phân phối ở các cơ quan hành chính trên địa bàn huyện, tỉnh để sử dụng và làm quà", ông Mùi thông tin.

Bảo Loan

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hơn 1.600 ngôi nhà tốc mái ở miền núi phía Bắc

Hơn 1.600 ngôi nhà tốc mái ở miền núi phía Bắc

Đời sống - 28 phút trước

Đến chiều tối 18/4, những cơn dông, lốc và mưa rào lớn đã làm hơn 1.600 ngôi nhà ở nhiều tỉnh miền núi phía Bắc bị bay mất nóc, tróc mái lợp, thủng dột, hư hại...

Thủ khoa đại học sau 20 năm thành nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới

Thủ khoa đại học sau 20 năm thành nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới

Giáo dục - 36 phút trước

Trở thành thủ khoa đại học năm 2003 với số điểm tuyệt đối, sau 21 năm, PGS Hà Khải Minh hiện là một trong những nhà nghiên cứu trí tuệ nhân tạo hàng đầu thế giới.

Tạo trend 'đi tìm kho báu bà Trương Mỹ Lan' coi chừng pháp luật; Hàng loạt tác giả tuyên bố dừng hợp tác với Nhã Nam

Tạo trend 'đi tìm kho báu bà Trương Mỹ Lan' coi chừng pháp luật; Hàng loạt tác giả tuyên bố dừng hợp tác với Nhã Nam

Xã hội - 36 phút trước

GĐXH - Những ngày qua cư dân mạng dựng hàng loạt clip về việc bà Trương Mỹ Lan giấu kho báu 673.000 tỉ đồng ở biển khơi. Dù biết là đùa giỡn theo trend nhưng người dân phải hết sức cẩn thận, tránh vi phạm pháp luật

Sát hại người quen rồi dựng thành hiện trường vụ tai nạn

Sát hại người quen rồi dựng thành hiện trường vụ tai nạn

Pháp luật - 9 giờ trước

GĐXH - Công an tỉnh Sơn La vừa bắt giữ 2 đối tượng gây ra vụ giết người vào đêm 17/4 tại huyện Mai Sơn.

Giám đốc Nhã Nam bị tạm dừng công việc sau cáo buộc 'quấy rối nhân viên nữ'

Giám đốc Nhã Nam bị tạm dừng công việc sau cáo buộc 'quấy rối nhân viên nữ'

Xã hội - 9 giờ trước

GĐXH - Mới đây, trên fanpage của Nhã Nam đã bất ngờ đăng tải một thông báo về việc ra quyết định tạm thời ngừng vị trí công tác Tổng giám đốc của ông Nguyễn Nhật Anh tại công ty.

Biển người chen nhau tắm ở công viên nước Đầm Sen

Biển người chen nhau tắm ở công viên nước Đầm Sen

Xã hội - 10 giờ trước

Chiều 18/4, hàng nghìn người dân đổ về vui chơi, giải nhiệt tại công viên nước Đầm Sen (quận 11, TPHCM) trong ngày giỗ Tổ Hùng Vương.

Nghỉ lễ nhà nhà đi chơi, riêng người này ‘rinh’ ngay giải thưởng tiền tỷ Vietlott về tay

Nghỉ lễ nhà nhà đi chơi, riêng người này ‘rinh’ ngay giải thưởng tiền tỷ Vietlott về tay

Xã hội - 11 giờ trước

GĐXH – Tối 18/4, Công ty Xổ số Điện toán Việt Nam (Vietlott) thông báo đã tìm ra chủ nhân tấm vé trúng giải Jackpot 2 của xổ số Power 6/55.

Quyết định mới nhất của cha nạn nhân trong vụ bé gái 12 tuổi sinh con ở Hà Nội

Quyết định mới nhất của cha nạn nhân trong vụ bé gái 12 tuổi sinh con ở Hà Nội

Xã hội - 11 giờ trước

GĐXH - Bố bé Đ.T.N.L cho biết do không có điều kiện chăm sóc nên định tìm một trung tâm bảo trợ nhờ hỗ trợ nuôi dạy bé trai mới sinh 2 năm tới.

Dự án mở rộng một phần đường 70 ra sao sau 4 năm thi công?

Dự án mở rộng một phần đường 70 ra sao sau 4 năm thi công?

Đời sống - 12 giờ trước

GĐXH - Dự án đầu tư xây dựng một phần tuyến đường 70 (đoạn từ cầu Ngà đến hết ranh giới Làng giáo dục quốc tế) và đường quanh Làng giáo dục quốc tế thuộc địa phận quận Nam Từ Liêm, cùng một phần huyện Hoài Đức, khởi công từ 2020 nhưng đến nay vẫn ngổn ngang.

Hà Nội và quyết tâm 'hồi sinh' những công viên xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng

Hà Nội và quyết tâm 'hồi sinh' những công viên xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng

Thời sự - 13 giờ trước

GĐXH - Sau nhiều năm không được chăm sóc, sửa chữa, nhiều công viên, vườn hoa trên địa bàn Thủ đô hiện đã xuống cấp nghiêm trọng, gây mất mỹ quan... Trước thực trạng trên, UBND TP Hà Nội đã lên kế hoạch cải tạo, chỉnh trang và đầu tư xây dựng mới các công viên, vườn hoa, qua đó nâng tầm cảnh quan, phục vụ nhu cầu của nhân dân.

Top