Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những “bóng hồng” hết lòng vì người bệnh

Thứ tư, 11:15 11/02/2015 | Y tế

GiadinhNet - Họ đều là phụ nữ, tuy nhiên mỗi người lại có nhiệm vụ chăm sóc những bệnh nhân khác nhau. Nhưng với tình yêu thương, đồng cảm sâu sắc với người bệnh, những “bóng hồng” này càng góp phần tỏa sáng hình ảnh người bác sĩ vì dân.

 

Hộ lý Lê Thị Đẩy luôn xem bệnh nhân như người nhà của mình. Ảnh: Đ.H

Nữ hộ lý tận tụy

Ngày nào cũng thế, ngay từ sáng, hàng chục bệnh nhân Khoa Da - Bệnh viện Da liễu Đà Nẵng đã thấy hộ lý Lê Thị Đẩy có mặt rất sớm, đang thoăn thoắt làm việc. Công việc một ngày của nữ hộ lý Đẩy là chăm sóc, vệ sinh cho khoảng 80 - 90 bệnh nhân. Từ thay áo quần, thu dọn chăn màn đến việc rửa ráy,  thậm chí bón cơm, cháo cho bệnh nhân nhưng hộ lý Lê Thị Đẩy chưa bao giờ tỏ ra mệt mỏi, khó chịu. Chị chia sẻ: “Chính việc chăm sóc bệnh nhân, mang lại nụ cười cho họ đã giúp mình quên đi mệt mỏi”.

Coi bệnh nhân như người thân

“Đã làm ở đây thì dẹp bỏ hai chữ “xấu hổ” đi. Bởi tất tần tật mọi việc cho người bệnh tâm thần giống như chăm một đứa trẻ, mình đều phải đảm đương. Làm công việc này từ lâu mình thấy yêu nghề. Không phải khi nào bệnh nhân cũng hung dữ, lúc tỉnh táo, họ cũng rất đáng yêu. Càng gần gũi họ càng cảm thấy họ cần mình, mình rất nên bù đắp thiệt thòi cho người bệnh…”, y tá Ngô Thị Kim Hồng tâm sự.

Chị Phạm Thị Trí (trú tại quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng) đã vào Bệnh viện Da liễu điều trị hơn một tuần. Chị vào đây không có người thân, mọi việc ăn uống, sinh hoạt, giặt giũ áo quần, vệ sinh cá nhân đều nhờ tới hộ lý Lê Thị Đẩy. “Vì hoàn cảnh nên tôi mới ở bệnh viện một mình. Nếu không có chị Đẩy thì tôi không biết làm sao? Nằm điều trị ở đây, ai cũng tấm tắc khen hộ lý Đẩy tận tình lắm, bệnh nhân nào chị ấy cũng chăm sóc chu đáo, xem như người nhà của mình…”, chị Trí tâm sự.

Hơn 23 năm công tác ở Bệnh viện Da liễu Đà Nẵng, hộ lý Lê Thị Đẩy luôn làm tròn trách nhiệm của mình, được người bệnh mến phục. Mỗi lần nhìn người bệnh vật vã cơn đau, ăn uống, sinh hoạt khó khăn… là chị lại giúp đỡ. “Nhìn thấy bệnh nhân không người thân chăm sóc, hoặc có người thân nhưng có những việc họ ngại, tôi thấy thế lại động viên rồi làm giúp họ. Thương nhất là những cụ già neo đơn, chẳng may vào viện, côi cút một mình. Tôi xem họ giống như cha mẹ mình vậy”, hộ lý Đẩy tâm sự.

Tuy nhiên không phải ai cũng dễ tính, khi mang bệnh trong người, họ hay bẳn gắt khó tính, thậm chí quát mắng nhưng hộ lý Đẩy vẫn chịu đựng và tươi cười. Dần dần, bệnh nhân cảm mến và xem chị như người thân. Chính việc chăm sóc bệnh nhân bằng cả tấm lòng nên năm vừa qua, hộ lý Lê Thị Đẩy đã vinh dự nhận “Giải thưởng tỏa sáng Blouse trắng” của TP Đà Nẵng nhằm tôn vinh những cá nhân có thành tích xuất sắc, tiêu biểu về tinh thần, thái độ phục vụ bệnh nhân.

Không ít lần bị... đánh

Khác với hộ lý Đẩy, nữ y tá Ngô Thị Kim Hồng, công tác tại Trung tâm điều dưỡng người tâm thần Đà Nẵng luôn sống trong tâm trạng “bội thực yêu”. Những từ mà bệnh nhân tâm thần nói với y tá Hồng như: “Cho anh hôn một cái nào”, “Sao em quên anh thế. Em là của anh cơ mà”… đã quá quen thuộc với chị.

Hơn 20 năm chăm sóc người bệnh, không ít lần chị Hồng hứng chịu những cái đánh, xô ngã bất ngờ khi bệnh nhân lên cơn. Mới năm ngoái, chị phải điều trị hơn một tuần tại Bệnh viện Đà Nẵng do bị bệnh nhân Nguyễn Văn Thành đánh mạnh vào đầu, mang thương tật 35%. Xòe bàn tay có ngón bị tật, chị cười: “Đây là “kỷ niệm”lần tôi bị bệnh nhân xô vào cửa, cửa kẹp trúng tay phải tháo khớp. Giờ đã thành tật”.

Việc “bị” bày tỏ tình cảm cho đến “bị” đánh đối với những nữ cán bộ tại trung tâm đã là chuyện thường ngày! Với những nữ cán bộ ở trung tâm này, ai cũng có vài đối tượng “để ý”. Cách thể hiện tình yêu của các bệnh nhân tâm thần cũng thật đặc biệt. Có người thì thơ thẩn suốt ngày hái hoa dại tặng người họ yêu. Có người thì luôn miệng hỏi, nếu không thấy bóng nữ thầy thuốc đó thì họ không chịu ăn uống… Một lần, chị Hồng còn nhận được cả xấp tiền lẻ, toàn tờ 2.000, 1.000 đồng của bệnh nhân “tặng”. Thì ra, đó là tiền các tổ chức từ thiện đến thăm và cho anh làm quà, anh giấu kỹ từ lâu lắm, thay vì đi mua thuốc lá như các bạn thì anh để dành tặng chị Hồng. Vừa xúc động vừa buồn cười, chị Hồng phải nói mãi anh mới chịu nhận lại số tiền.

Chị Hồng và các cán bộ của trung tâm luôn dịu dàng, tỷ mỉ, chu đáo… chăm sóc bệnh nhân. Nói như Giám đốc Trung tâm Nguyễn Văn Được dành cho 26 cán bộ nữ của mình thì “Để làm việc ở đây, các chị ấy phải rèn luyện cho mình một bản lĩnh “thép” để có thể chịu đựng những bệnh nhân tâm thần luôn bất ổn. Là nữ, nhất là nữ cán bộ trẻ tuổi, việc tắm rửa, vệ sinh  cho các nam bệnh nhân không hề đơn giản. 347 bệnh nhân là 347 mảnh đời bất hạnh với những tính nết, loại bệnh tật khác nhau…”.

Đức Hoàng

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Y tế - 16 giờ trước

Bệnh nhân nữ 53 tuổi, thường trú tại Ba Đồn, Quảng Bình vào viện trong tình trạng yếu nặng 2 chân, nằm liệt giường, tiểu không tự chủ, loét bỏng 2 gan bàn chân.

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 4 ngày trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 1 tuần trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Top