Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những biện pháp đồng bộ để giải quyết việc làm cho các đối tượng đặc thù

Thứ sáu, 20:32 24/07/2020 | Sản phẩm - Dịch vụ

GiadinhNet - Gánh chịu hệ quả nặng nề nhất từ đại dịch Covid-19 dường như vẫn là những đối tượng khá đặc thù như lao động nữ, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, lao động nông thôn… Trước thực trạng đó, Cục Việc làm (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) cùng hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội và Trung tâm Dịch vụ việc làm tại các tỉnh, thành phố trên cả nước tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ giải quyết việc làm với mục tiêu không để ai bị bỏ lại phía sau, đảm bảo an sinh xã hội.

Tại Việt Nam, chỉ trong 6 tháng đầu năm nay, đã có 30.800.000 lao động bị ảnh hưởng tiêu cực bởi đại dịch, bao gồm mất việc làm, giãn việc, nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập… Số cá nhân bị giảm thu nhập chiếm tỉ trọng cao nhất với 57,3% tổng số người bị ảnh hưởng, tương ứng với 17.600.000 trường hợp. Riêng trong quý II, có thêm 2.400.000 lao động mất việc. Trong đó, gánh chịu hệ quả nặng nề nhất từ đại dịch dường như vẫn là những đối tượng khá đặc thù như lao động nữ, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, lao động nông thôn…

Lý giải về tình trạng này, Báo cáo nhanh số 5 của ILO: COVID-19 và thế giới việc làm của Tổ chức Lao động Quốc tế cho biết, đại dịch Covid-19 tác động nghiêm trọng tới nữ giới nhiều hơn so với nam giới vì phụ nữ chiếm đa số trong các ngành nghề liên quan đến ăn uống, bán hàng, lưu trú, sản xuất, dịch vụ chăm sóc gia đình và y tế – những lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi khủng hoảng.

Trong khi đó, việc làm của lao động nông thôn, nhất là thanh niên, vốn luôn trong tình trạng thiếu ổn định, khi đất nông nghiệp tại nhiều tỉnh, thành phố bị thu hồi để xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị và các công trình công cộng... Sau khi mất đất, họ không có khả năng tìm kiếm việc làm mới, không đủ nhạy bén để chuyển đổi nghề nghiệp, hoặc chỉ có thể làm những công việc đơn giản, thời vụ với thu nhập bấp bênh trong thành phố do trình độ học vấn thấp, chưa qua trường lớp đào tạo kỹ năng nghề nghiệp bài bản. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã buộc nhiều công nhân ở các khu công nghiệp phải bỏ thành phố về quê hương và lâm vào tình cảnh thất nghiệp khi không biết làm gì với tấm bằng cấp II hoặc cấp III trong tay.

Với người dân tộc thiểu số, lao động vùng biên, người thuộc hộ nghèo/cận nghèo ở các địa phương, công tác giải quyết việc làm, đảm bảo sinh kế bền vững cho những đối tượng đặc thù này càng trở nên khó khăn gấp bội trước các hệ luỵ tiêu cực của dịch bệnh. Xuất khẩu lao động vẫn được coi là một trong các phương án khả dĩ giúp họ thoát nghèo, cải thiện thu nhập và chất lượng cuộc sống, nhưng dịch bệnh hoành hành khó kiểm soát buộc nhiều quốc gia đóng cửa biên giới đã khiến công tác đưa người lao động đi làm việc theo hợp đồng có thời hạn ở nước ngoài bị đình trệ.

Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm tăng cao khiến áp lực kiểm soát lạm phát trở nên mạnh hơn và ảnh hưởng lớn đến việc bảo đảm an sinh xã hội, đời sống của nhân dân trong thời gian qua. Ngay cả khi dịch bệnh cơ bản đã được khống chế và kiểm soát tốt tại nước ta, tình hình sản xuất, kinh doanh của một số doanh nghiệp đang từng bước được phục hồi, song theo dự báo của Tổng cục Thống kê, số lượng lao động bị ảnh hưởng tiêu cực bởi Covid-19 có thể nhiều hơn vào cuối năm 2020.

Thực trạng trên đây đòi hỏi những giải pháp cấp bách nhằm kịp thời hỗ trợ các nhóm đối tượng yếu thế, giúp họ từng bước vượt qua khó khăn, tìm được công việc ổn định để chủ động cuộc sống.

Những biện pháp đồng bộ để giải quyết việc làm cho các đối tượng đặc thù - Ảnh 2.

Nhiều biện pháp đồng bộ được các cơ quan quản lý nhà nước triển khai để giải quyết việc làm cho các đối tượng đặc thù. Ảnh: TL

Để ứng phó với tình hình này, những hoạt động hỗ trợ giải quyết việc làm tiếp tục được Cục Việc làm (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) cùng hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội và Trung tâm Dịch vụ việc làm tại các tỉnh, thành phố trên cả nước đẩy mạnh với mục tiêu không để ai bị bỏ lại phía sau, đảm bảo an sinh xã hội.

Với sự thay đổi trong hạn mức cho vay vốn theo Nghị định số 74/2019/NĐ-CP, người lao động nói chung và những đối tượng đặc thù như người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người khuyết tật; cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật; cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người dân tộc thiểu số; cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật và người dân tộc thiểu số nói riêng được hưởng nhiều ưu đãi hơn. Cụ thể, mức cho vay tối đa đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh là 2 tỉ đồng/dự án và không quá 100 triệu đồng cho 01 người lao động được tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm; lãi suất cho vay đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, người lao động bằng lãi suất cho vay đối với hộ cận nghèo theo quy định pháp luật về tín dụng đối với hộ cận nghèo (hiện nay là 7,92%/năm); những trường hợp đặc thù nêu trên được vay vốn với mức lãi suất bằng 50% lãi suất trên đây. Bên cạnh đó, Nghị định 74 cũng nâng thời hạn cho vay tối đa lên gấp đôi so với trước kia (120 tháng), thời hạn cho vay cụ thể với từng đối tượng sẽ do Ngân hàng Chính sách Xã hội xem xét dựa trên nguồn vốn, chu kỳ sản xuất, kinh doanh, khả năng trả nợ của đối tượng vay vốn.

Song song với đó, dưới sự chỉ đạo sát sao từ Cục Việc làm, hệ thống Trung tâm Dịch vụ việc làm ở các địa phương đã tích cực triển khai những giải pháp đồng bộ để kết nối, tạo việc làm và hỗ trợ giải quyết việc làm cho lao động nông thôn bị thu hồi đất, người dân tộc thiểu số, lao động nữ, bộ đội xuất ngũ… Ngoài những phiên giao dịch việc làm diễn ra định kỳ tại trụ sở, các Trung tâm còn phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tại các xã, huyện, đặc biệt là ở vùng sâu vùng xa, những nơi còn nhiều hạn chế trong việc tiếp cận thông tin để tổ chức các phiên giao dịch việc làm lưu động, buổi nói chuyện định hướng nghề nghiệp nhằm phổ biến thông tin tuyển dụng mới nhất của các nhà máy, công ty, đơn vị; tư vấn và hỗ trợ học nghề với những cá nhân có nhu cầu.

Đối với những lao động thất nghiệp có nguyện vọng tìm việc làm mới hoặc chuyển đổi nghề nghiệp, đội ngũ tư vấn viên của các Trung tâm Dịch vụ việc làm công cũng tư vấn họ tận dụng những phương diện tích cực của chính sách Bảo hiểm thất nghiệp như được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí, được hỗ trợ kinh phí học nghề… hoạt động hỗ trợ học nghề không chỉ giúp các lao động nữ, lao động nông thôn… cải thiện trình độ chuyên môn để tìm được những vị trí mới có thu nhập cao hơn và ổn định hơn, mà trong nhiều trường hợp, còn giúp họ tự chủ chính công việc của mình và góp phần giải quyết việc làm cho một số lao động khác thông qua các mô hình sản xuất, kinh doanh ở quy mô nhỏ nhưng mang lại hiệu quả kinh tế sau thời gian được đào tạo về những ngành nghề có tính ứng dụng cao như điện tử - điện lạnh, pha chế đồ uống, nấu ăn, cơ khí…

Trong thời gian tới, bên cạnh việc tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp để cải thiện tình hình sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy thị trường lao động phát triển, ngành Lao động – Thương binh và Xã hội nói chung và Cục Việc làm nói riêng sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác giải quyết việc làm thông qua các chương trình, đề án phát triển kinh tế - xã hội, giám sát hoạt động của Quỹ Quốc gia về việc làm, trong đó, tập trung giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, lao động nữ lớn tuổi, lao động vùng biên, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, lao động bị thu hồi đất… để đảm bảo sinh kế bền vững cho nhóm lao động yếu thế này trong một thị trường ngày càng khắc nghiệt hơn, không chỉ vì những thách thức mà đại dịch Covid-19 mới đặt ra cho nền kinh tế toàn cầu mà còn bởi những yêu cầu sống còn đối với bất cứ người lao động nào trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang bùng nổ.

Thu Huyền

Thu Huyền
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Gỏi gà măng cụt lại sốt, bà nội trợ chen nhau lên chợ mạng gom măng cụt xanh

Gỏi gà măng cụt lại sốt, bà nội trợ chen nhau lên chợ mạng gom măng cụt xanh

Giá cả thị trường - 10 giờ trước

Măng cụt xanh giá 100.000 đồng/kg khoảng 9-10 trái, loại gọt vỏ sẵn đến 600.000 đồng/kg nhưng vẫn được chốt đơn ào ào bởi món gỏi gà măng cụt đã sốt trở lại.

Cơm nắm 'mồ hôi' nặn bằng nách cô gái trẻ, giá cao gấp 10 lần thông thường

Cơm nắm 'mồ hôi' nặn bằng nách cô gái trẻ, giá cao gấp 10 lần thông thường

Sản phẩm - Dịch vụ - 14 giờ trước

Cơm nắm thấm mồ hôi nách của các cô gái trẻ Nhật Bản, giá cao gấp 10 lần thông thường, hiện là món ăn gây tranh cãi trên mạng xã hội.

Nhà riêng giá dưới 4 tỷ đồng ở Hà Nội, TPHCM có giao dịch tốt

Nhà riêng giá dưới 4 tỷ đồng ở Hà Nội, TPHCM có giao dịch tốt

Xu hướng - 17 giờ trước

So với chung cư và đất nền, nhà riêng là loại hình có mức độ quan tâm tìm kiếm khá ổn định, kể cả giai đoạn trầm lắng nhất của thị trường.

Giá xăng dầu làm tăng chỉ số tiêu dùng tháng 4 và 'cú' bùng nổ giá vé máy bay

Giá xăng dầu làm tăng chỉ số tiêu dùng tháng 4 và 'cú' bùng nổ giá vé máy bay

Giá cả thị trường - 18 giờ trước

GĐXH - Theo Tổng cục Thống kế, giá xăng dầu tăng theo giá nhiên liệu thế giới là nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2024 tăng 0,07% so với tháng trước; trong 8 nhóm hàng hóa dịch vụ, nhóm giao thông có chỉ số giá tăng cao nhất.

Vụ bán 500.000 đồng/3 quả dứa ở phố cổ Hà Nội: Sau trình diện, cơ quan công an sẽ làm gì?

Vụ bán 500.000 đồng/3 quả dứa ở phố cổ Hà Nội: Sau trình diện, cơ quan công an sẽ làm gì?

Bảo vệ người tiêu dùng - 18 giờ trước

GĐXH - Theo Công an phường Hàng Đào (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), cơ quan chức năng yêu cầu người phụ nữ bán 3 quả dứa với giá 500.000 đồng cho du khách nước ngoài viết cam kết không tái phạm.

Giá vàng nhẫn hôm nay tăng vọt

Giá vàng nhẫn hôm nay tăng vọt

Sản phẩm - Dịch vụ - 20 giờ trước

GĐXH - Sáng nay (30/4), giá vàng nhẫn bật tăng trở lại. Theo đó, giá vàng nhẫn tiến sát mốc 77 triệu đồng/lượng.

Nhiều doanh nghiệp phải đáo hạn gần 100.000 tỷ đồng trái phiếu bất động sản

Nhiều doanh nghiệp phải đáo hạn gần 100.000 tỷ đồng trái phiếu bất động sản

Sản phẩm - Dịch vụ - 20 giờ trước

GĐXH - Năm 2024, áp lực đáo hạn trái phiếu bất động sản của nhiều doanh nghiệp vẫn tương đối lớn, trong đó, nhiều doanh nghiệp sẽ phải thanh toán hàng nghìn tỷ đồng đến hạn cho nhà đầu tư.

Chỉ nặng bằng quả trứng gà, vì sao một thanh socola lại có giá hơn 12 triệu đồng?

Chỉ nặng bằng quả trứng gà, vì sao một thanh socola lại có giá hơn 12 triệu đồng?

Xu hướng - 21 giờ trước

Dù có trọng lượng chỉ bằng một quả trứng gà lớn, nhưng đây lại được coi là loại socola đắt nhất trên thế giới.

Nghỉ lễ dài ngày, nhà nghỉ tăng giá gấp đôi, dòng người xếp hàng 5 tiếng vẫn chưa vào được điểm du lịch

Nghỉ lễ dài ngày, nhà nghỉ tăng giá gấp đôi, dòng người xếp hàng 5 tiếng vẫn chưa vào được điểm du lịch

Giá cả thị trường - 1 ngày trước

GĐXH - Nếu nhiều điểm lưu trú bình dân tại Hà Giang tăng giá nghỉ một gấp đôi thì ở Sa Pa (Lào Cai), dòng người xếp hàng 5 giờ đồng hồ vẫn chưa đến lượt được vào cabin cáp treo, để lên đỉnh Fansipan.

Khách đổ xô đi ‘đổi gió’, resort gần Hà Nội hết nhẵn phòng

Khách đổ xô đi ‘đổi gió’, resort gần Hà Nội hết nhẵn phòng

Giá cả thị trường - 1 ngày trước

Sát kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5, thay vì đi máy bay do giá vé đắt đỏ, khách du lịch chọn đi gần nên các resort, biệt thự quanh Hà Nội kín phòng. Hành trình bằng đường bộ cũng trở nên sôi động.

Top