Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những bệnh nguy cơ bùng phát mùa tựu trường bố mẹ cần lưu ý để bảo vệ con nhỏ

Chủ nhật, 15:00 03/09/2017 | Y tế

GiadinhNet - Đầu tháng 9, thời điểm giao mùa, tựu trường, là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại virus phát triển, nguy cơ bùng phát nhiều dịch bệnh. Khi bệnh sốt xuất huyết đang “hoành hành” ở cả hai miền Bắc – Nam thì nhiều trẻ nhỏ cũng đang đối diện với nhiều loại bệnh khác.

Chăm sóc bệnh nhi mắc bệnh đường hô hấp tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Ảnh: KC
Chăm sóc bệnh nhi mắc bệnh đường hô hấp tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Ảnh: KC

Hà Nội lo bệnh đường hô hấp lây lan

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, hiện trong các nhóm bệnh trẻ tới khám và nhập viện thì lượng trẻ mắc bệnh đường hô hấp chiếm tỷ lệ lớn.

Đang chăm con trai chỉ mới gần 2 tuần tuổi bị viêm phổi ở Khoa Sơ sinh, Bệnh viện Nhi Trung ương, chị Trần T.H (ở Bắc Giang) cho biết, cách đây vài ngày, khi con có biểu hiện chảy nước mũi, ho khan, sốt nhẹ, nôn, ăn kém, sau đó lại khó thở, khò khè, chị liền mang ngay con lên Bệnh viện Nhi Trung ương, bỏ qua luôn bệnh viện huyện, tỉnh. Trên đường di chuyển từ nhà lên viện, chị H cho biết, con trai chị có dấu hiệu khó thở hơn. Ngay khi tới viện, cháu được đưa ngay vào cấp cứu, thở bằng bình oxy. Tại đây, cháu được chẩn đoán mắc viêm phổi do nhiễm virus RSV– có thể gây bệnh nặng cho trẻ sơ sinh.

Virus RSV là tên viết tắt của virus hợp bào hô hấp (RSV – respiratory syncytial virus), là một trong những nguyên nhân gây bệnh đường hô hấp thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ với khả năng lây lan rất mạnh. Nhiễm RSV là nguyên nhân hàng đầu gây viêm tiểu phế quản và viêm phổi ở trẻ dưới 2 tuổi. Bệnh có thể gặp quanh năm nhưng tập trung vào các thời điểm giao mùa. Mỗi ngày, Bệnh viện Nhi Trung ương phải sàng lọc 80-120 bệnh nhân làm test RSV, 30-40% trong số đó nhiễm virus RSV. Bệnh nhân phải nhập viện chủ yếu là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi.

ThS.BS Trịnh Thị Thu Hà, Phó Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu sơ sinh, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, trong tổng số gần 200 ca hiện đang điều trị tại Khoa, có đến 60 ca dưới 1 tháng tuổi mắc viêm phổi do nhiễm virus RSV, đã có 3 trẻ tử vong. Điều đặc biệt, RSV là loại virus không có thuốc điều trị đặc hiệu. Khi mắc không cần dùng kháng sinh, chỉ điều trị triệu chứng như rửa mũi, long đờm, vỗ rung… Bệnh sẽ tự khỏi nếu không có biến chứng như nhiễm thêm vi khuẩn, suy hô hấp.

BS Thu Hà cũng cho biết, những trẻ dễ mắc bệnh và có nguy cơ tử vong cao bao gồm: Trẻ đẻ non, trẻ thiếu cân (suy dinh dưỡng bào thai), trẻ bị mắc các bệnh tim bẩm sinh và các bệnh mãn tính. BS Thu Hà khuyến cáo, khi nghi ngờ trẻ mắc bệnh như con trai chị H trên đây, các bậc phụ huynh nên đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và có kế hoạch điều trị kịp thời, giúp bé thoát khỏi tình trạng khó thở là quan trọng nhất. “Nếu cha mẹ ngay lập tức đưa con lên tuyến Trung ương, sẽ vô tình khiến con nặng thêm do trẻ có thể suy hô hấp trên đường. Hơn nữa, khi các gia đình đổ dồn về tuyến cuối, bệnh nhi quá đông sẽ khó tránh lây nhiễm chéo, ảnh hưởng đến bệnh nhi khác cũng như chính bản thân trẻ đang mắc bệnh”, BS Thu Hà nhấn mạnh.

Ngoài bệnh về hô hấp, mỗi ngày Bệnh viện Nhi Trung ương điều trị nội trú cho khoảng 30 bệnh nhi mắc sốt xuất huyết, chiếm 50% số lượng khám vì các biểu hiện sốt xuất huyết hàng ngày. Tại Hà Nội, từ đầu năm đến nay đã ghi nhận gần 130 ca mắc tay – chân – miệng, cùng đó là bệnh đau mắt đỏ cũng rục rịch vào mùa.

TPHCM đối phó bệnh tay – chân – miệng

Sốt xuất huyết hiện là “mẫu số chung” trong các bệnh truyền nhiễm tại hai đầu đất nước. Nếu Hà Nội lo đối phó với các virus gây bệnh đường hô hấp cho trẻ, thì tại miền Nam, mỗi ngày các cơ sở y tế đang tiếp nhận hàng trăm bệnh nhân tới khám vì tay – chân – miệng. Số liệu thống kê của Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM cho thấy, từ đầu năm đến nay, thành phố ghi nhận gần 3.300 ca mắc bệnh. Trong tuần qua, ghi nhận 121 trường hợp mắc tay – chân - miệng.

Tại Khoa Nhiễm Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1, BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa thông tin với PV Báo Gia đình & Xã hội, mỗi ngày Khoa điều trị nội trú cho khoảng 40 trẻ mắc tay-chân-miệng, cao hơn nhiều so với thời gian trước tháng 8, có ngày tiếp nhận nội trú lên tới 60 trẻ. Một số trẻ có diễn biến tăng nặng phải thở máy. Hầu hết, những trẻ mắc bệnh đều dưới 3 tuổi. Tương tự, tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, tính từ đầu tháng 8 đến nay, đã có hơn 2.000 trẻ mắc bệnh tay - chân - miệng đến khám ngoại trú và hàng trăm trẻ phải nhập viện.

Theo các bác sĩ, dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da, chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông. Hầu hết các ca bệnh đều diễn biến nhẹ. Khi thấy trẻ có các dấu hiệu cảnh báo như nôn ói nhiều, ăn uống kém, lở miệng… cha mẹ nên đưa vào bệnh viện kịp thời. Một số trường hợp, bệnh có thể diễn biến nặng và gây biến chứng nguy hiểm như viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong. Các bác sĩ nhi khoa chia sẻ, điều đáng ngại nhất là trẻ bị các biến chứng về thần kinh, lúc đó trẻ có những biểu hiện như sốt cao liên tục khó hạ, giật mình chới với, run tay run chân, đi đứng loạng choạng… Nếu bệnh diễn tiến nặng thì trẻ có thể khó thở, ảnh hưởng tuần hoàn cơ thể, tim mạch, phải phụ thuộc vào máy thở.

BS Trương Hữu Khanh lưu ý, mùa dịch tay – chân – miệng năm nay đã xuất hiện những quan niệm sai lầm khi điều trị, chăm sóc trẻ mắc bệnh, như tự ý bôi thuốc không đúng, không vệ sinh tắm rửa cho trẻ thường xuyên vì sợ nhiễm nước, nhiễm gió… Trong khi, với trẻ mắc bệnh này thì cần vệ sinh, tắm rửa cho trẻ bình thường để tránh nhiễm trùng. Nếu các nốt loét trong miệng khiến trẻ đau thì có thể dùng thuốc để bôi miệng cho trẻ. Những trường hợp sốt trên 39 độ liên tục, không hạ được sốt, hoặc trong mùa dịch tay – chân – miệng này, trẻ sốt trên hai ngày mà không hết, cần đi khám ngay. Khi trẻ có dấu hiệu như giật mình, run tay chân, ói mửa… thường là dấu hiệu muộn sau khi sốt, bắt buộc phải nằm viện.

Là bệnh nhiễm virus cấp tính, lây truyền theo đường tiêu hóa, có khả năng gây thành dịch lớn nhưng tay – chân – miệng hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Quan trọng nhất vẫn là phòng ngừa bệnh. Cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn cho cả người lớn và trẻ nhỏ, đặc biệt là trước khi thay tã, sau khi đi vệ sinh, trước và sau khi chăm sóc trẻ, trước khi ăn và chế biến thức ăn, sau khi tiếp xúc với người bệnh… Khử trùng thường xuyên các đồ vật mà trẻ hay chạm vào như đồ chơi, các bề mặt bàn, ghế, tay nắm cửa…

Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh của Bộ Y tế chiều 31/8, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long lưu ý, trên cả nước hiện ghi nhận hơn 54.700 ca bệnh tay - chân - miệng tại 63 tỉnh/thành, gần 24.700 ca nhập viện, không có trường hợp tử vong. Năm nay, dịch tay – chân –miệng dự báo sẽ diễn biến phức tạp do rơi vào đỉnh chu kỳ 5 năm. Do đó, các địa phương không thể chủ quan, đặc biệt khi năm học mới đã bắt đầu, nếu không làm tốt, nguy cơ lây lan dịch bệnh sẽ rất lớn. Khi đó, chúng ta cùng một lúc phải đối phó với nhiều dịch bệnh.

Võ Thu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 10 giờ trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 5 ngày trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

Top